Nhiều “ông lớn” nhảy vào lĩnh vực điện mặt trời

Năm 2019, một loạt các dự án điện mặt trời đi vào hoạt động, với tổng công suất dự kiến lên đến 2.200 MWp. Điều bất ngờ là thâu tóm những nhà máy điện mặt trời lớn hiên nay lại là các Tập đoàn kinh tế tư nhân đình đám.

Theo Bộ Công Thương, từ giữa năm 2018 đến nay, có hàng loạt các dự án điện mặt trời được khởi công và năm 2019 sẽ hòa lưới điện quốc gia, cung cấp thêm khoảng 2.200 MWp điện sạch. Riêng tỉnh Ninh Thuận, đóng góp khoảng 1 nửa công suất, với 10 nhà máy đã khởi công và đi vào hoạt động.

 Dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á trong tay Bim Group

Tháng 4/2019, Tập đoàn BIM Group chính thức khánh thành cụm 3 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 330MWp và hòa lưới điện quốc gia.

Cụm dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á của BIM Group tại Ninh Thuận.

Dự án do Tập đoàn BIM Group và đối tác AC Energy - thuộc Tập đoàn Ayala (Philippines) là chủ đầu tư và Bouygues Energies & Services (Pháp) là nhà thầu chính. Với vốn đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng, ba nhà máy BIM1, BIM2 và BIM 3 dự kiến sản xuất điện khoảng 600 triệu kwh/năm, phục vụ 200.000 hộ gia đình mỗi năm, trở thành cụm nhà máy năng lượng điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á tính tới thời điểm hiện tại.

BIM Group là tập đoàn kinh tế đa ngành lớn mạnh tại Việt Nam có lịch sử hình thành 25 năm. BIM 4 lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn này là: Phát triển Du lịch & Đầu tư BĐS,Nông nghiệp - Thực phẩm, Dịch vụ Thương mại và Năng lượng tái tạo. Ngoài ra, Bim Group còn nổi tiếng với việc “nuốt trọn” nhiều dự án BĐS khủng tại Phú Quốc với tổng diện tích 155.3ha và rất diều dự án đang triển khai tại Quảng Ninh.

Tập đoàn Bitexco chuyển hướng sang lĩnh vực năng lượng tái tạo

Dự án Nhà máy điện mặt trời Nhị Hà do Công ty TNHH MTV Solar Power Ninh Thuận (trực thuộc Bitexco Power) làm chủ đầu tư, quản lý và vận hành đã được Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh phê duyệt (tháng 4/2018) với tổng mức đầu tư là 1.113 tỷ đồng.

Dự án nhà máy điện mặt trời Nhị Hà (giai đoạn 1) của Tập đoàn Bitexco.

Sau 14 tháng kể từ khi được phê duyệt cấp chủ trương đầu tư, Nhà máy đã được hoàn thành thi công 25.240 móng cọc, lắp đặt 1.262 khung giàn và 151.440 tấm pin trong 102 ngày đêm. Dòng điện thương mại đầu tiên của Nhà máy điện mặt trời Nhị Hà (giai đoạn 1) đã chính thức hòa lưới điện quốc gia.

Khi đi vào vận hành phát điện thương mại, Nhà máy sẽ cung cấp sản lượng bình quân hằng năm 80 triệu kWh, cung cấp nhu cầu điện sử dụng cho khoảng 22.000 hộ dân; đồng thời góp phần cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Trong nhiều năm qua, Bitexco được coi là một “đại gia ngầm” trong lĩnh vực năng lượng. Đây là tập đoàn tư nhân hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam khi sở hữu trong tay hơn 20 nhà máy thủy điện từ Bắc trải vào Nam, nắm 15% cổ phẩn tại mỏ dầu Cá Tâm.

Nhiều dự án công suất nhỏ trải dài nhiều tỉnh thành trong tay Tập đoàn Thành Thành Công

Tháng 6 vừa qua,  Tập đoàn Thành Thành công  (TTC) và Tập đoàn Năng lượng Gulf (Thái Lan) đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Điện mặt trời TTC số 01 và TTC số 02 tại Khu Công nghiệp Thành Thành Công, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Trước đó, tháng 10/2018, nhà máy điện mặt trời Phong Điền – Thừa Thiên Huế của Điện Gia Lai (thuộc Thành Thành Công) đã chính thức hòa vào lưới điện quốc gia và đây là nhà máy điện mặt trời đầu tiên tại Việt Nam được đóng điện.

Nhà máy điện mặt trời của TTC tại Tây Ninh.

Có thể nói, Thành Thành Công là một trong những doanh nghiệp Việt nhảy vào lĩnh vực năng lượng tái tạo sớm nhất ở Việt Nam với nguồn vốn đầu tư dự kiến khoảng 1 tỷ USD. Không giống như nhiều nhà đầu tư khác, Thành Thành Công chủ yếu làm những dự án công suất nhỏ trải dài nhiều tỉnh thành.

Ngoài ra, một số Tập đoàn kinh tế tư nhân khác đã nhanh chóng nhảy vào lĩnh vực điện mặt trời như: Tập đoàn Bamboo Capital, Tập đoàn Trung Nam…  Nhiều chuyên gia cho rằng, việc phát triển ồ ạt điện mặt trời, điện gió có mặt tích cực tăng tỉ trọng khai thác nguồn năng lượng tái tạo, giảm phát sinh nguồn điện trực tiếp gây ô nhiễm... Tuy nhiên, mặt trái là quá nhiều dự án điện mặt trời phát triển cùng lúc ở khu vực khi đấu nối vào đường dây hiện hữu dẫn đến khả năng phải đầu tư thêm lưới điện truyền tải, trạm biến áp...  Với suất đầu tư cao, chi phí sẽ được tính vào cơ cấu giá điện. Vì vậy không loại trừ khi tỉ trọng năng lượng tái tạo càng nhiều, giá điện người dân phải trả càng cao.

Bộ Công Thương vừa có báo cáo trình Thủ tướng dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.

Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời theo phương án 1 giá điện áp dụng trên toàn quốc (gọi là 1 vùng).

Tại tờ trình của Bộ Công thương, biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện được quy định như sau: dự án điện mặt trời mặt đất có giá 1.620 đồng/kWh, tương đương 7,09 cent/kWh. Giá mua với dự án điện mặt trời nổi là 1.758 đồng/kWh, tương đương 7,69 cent/kWh. Dự án điện mặt trời mái nhà là 2.156 đồng/kWh, tương đương 9,35 cent/kWh.


Mai Anh
Từ khóa: điện mặt trời BIM Group Bitexco Group Thành Thành Công

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.