Quảng Bình: Hội rằm tháng Ba và phiên chợ tình kết duyên của người Nguồn

Tháng 3 về, khi con ong vào mùa lấy mật, con chim cất tiếng gọi bạn tình ghép đôi, con voi xuống suối hút nước, em đi phát rẫy, anh cài chông bắt thú... Tháng Ba người Nguồn ở Minh Hóa lại rộn ràng với hội rằm và phiên chợ tình kết duyên.

Kết duyên chợ tình

Huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) có nhiều tộc người như: Khùa, Mày, Rục, Sách, Kinh… và thường được gọi chung với tên là người Nguồn. Văn hóa của người Nguồn ở Minh Hóa khá phong phú có nhiều nét đặc trưng, nổi bật gắn với những phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc, phong cách ẩm thực độc lạ. Trong các lễ hội của người Nguồn thì hội rằm tháng Ba (âm lịch) là lễ hội lớn nhất, lâu đời và quan trọng nhất.

Nguồn gốc của hội rằm tháng Ba của người Nguồn gắn liền với câu chuyện cổ xưa. Ngày đó, có 2 anh em nhà nọ lên lèn Ông Ngoi ở phía bắc thị trấn Quy Đạt (huyện Minh Hóa) để tìm mật ong.

Lên đến đỉnh lèn núi, họ gặp một giếng nước trong vắt, cạnh giếng có một cây quýt trĩu quả. Dưới bóng cây râm mát có 12 tượng đá giống hình ông Bụt. Thấy đẹp, người anh đã khiêng một tượng đá mang xuống núi, đến thác Cúi thì đặt tượng đá xuống tắm rửa. Nhưng lạ thay khi tắm xong, người anh đến nhấc tượng đá lên để mang về thì không sao nhấc nổi. Kể từ đó, thác Cúi nơi đặt bức tượng đá được gọi là thác Bụt.

Từ đó, vào dịp tháng Ba, người dân trong vùng khi thu hoạch xong mùa màng, vào ngày rằm tháng Ba người dân lại đến thác Bụt cúng tạ ơn trời đất đã cho mùa màng bội thu và tham gia lễ hội chợ rằm.

Người dân và du khách thắp hương đền ông Bụt.

Hàng năm, cứ vào mùa lễ hội rằm tháng Ba đến, từ sáng tinh mơ khi mây đang gác trên từng dãy núi, con gà rừng vừa gáy sáng thì những người dân địa phương ở xa đã lên đường vượt suối, băng rừng về dự hội. Người Nguồn luôn có câu: “Thà rằng đau ốm mà nằm/Không ai nỡ bỏ chợ rằm tháng Ba”.

Đêm trước khi diễn ra phiên chợ, các chàng trai cô gái bản địa dập dìu dưới ánh trăng rằm, cùng nâng chén rượu và cất điệu hát hôi lên (điệu hát của người Nguồn) giao duyên suốt đêm. Nhiều cặp trai gái sau đó đã nên vợ nên chồng, cũng vì thế mà chợ rằm tháng Ba còn được gọi là phiên chợ tình.

Anh Đặng Sĩ Bằng (35 tuổi, quê ở xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) kể lại kỷ niệm đi chợ tình và nên duyên vợ chồng: “Hồi trước tôi có thời gian làm việc ở Quảng Bình. Nơi tôi làm việc có rất nhiều đồng nghiệp người Minh Hóa, và cứ đến ngày rằm tháng Ba, họ lại về đi chơi hội rằm.

Có một lần tôi theo bạn bè đi dự hội rằm tháng Ba, tại đây tôi quen cô giáo dạy mầm non ở xã Trọng Hóa cũng về tham gia lễ hội. Từ đó, chúng tôi giữ liên lạc qua lại, rồi yêu nhau từ lúc nào. Tính đến nay, chúng tôi đã lấy nhau được 7 năm rồi, nhưng năm nào vợ chồng tôi cũng về với hội rằm để ôn lại kỷ niệm những ngày đầu mới quen nhau”.

Chợ tình Minh Hóa giờ đây là lễ hội không chỉ gói gọn giữa người dân địa phương, mà thu hút rất đông người dân từ khắp nơi về dự.

Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem.

Ngày hội quảng bá du lịch

Từ phiên chợ rằm truyền thống, huyện Minh Hóa đã xây dựng và phát triển thành tuần lễ Văn hóa - thể thao - du lịch. Năm nay hội rằm tháng Ba Minh Hóa với chủ đề “Ân tình Minh Hóa quê tôi”, diễn ra từ ngày 10/3 đến 15/3 âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao được tổ chức song song, thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu, khám phá.

Phiên chợ rằm duy nhất trong năm của người Nguồn diễn ra vào ngày 15/3 âm lịch. Phiên chợ chủ yếu bày bán các sản vật của địa phương và các món ăn truyền thống đặc trưng của người dân Minh Hóa như ốc suối luộc, bồi ngô chấm mật ong rừng, khoai môn, lóng (món ăn hầm từ ruột thân cây chuối rừng)...

Ông Đinh Văn Lĩnh - Phó chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, cho biết, hội rằm tháng Ba năm nay được huyện tổ chức quy mô hơn những năm trước. Bên cạnh các hoạt động văn hóa truyền thống, huyện còn đẩy mạnh giới thiệu các sản phẩm truyền thống, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương, con người Minh Hóa đến đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế. 

Thanh Hà
Từ khóa: Chợ tình Minh Hóa hội rằm tháng người Nguồn quảng bá du lịch rượu đoác Huyện Minh Hóa.

Ngôi nhà sàn được làm từ 500 khối gỗ lim, mất hơn 2 năm mới hoàn tất

Nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khi du khách đến với TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngôi làng ở Hưng Yên, người dân phất lên nhờ đi khắp cả nước mua thứ đồ 'bỏ đi'

Hơn 30 năm qua, kinh tế của người dân ở làng Khoai (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) phát triển mạnh mẽ, nhiều người thành tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác bỏ đi như nhựa, nilon.

Có con trâu hiếm, lão nông miền Tây thu hút hơn 200 người đến xem mỗi ngày

"Lúc đến mua, chỉ cần nhìn qua là tôi ưng ngay, bộ lông mượt, ánh mắt linh hoạt và khoang khoáy (xoáy trên mình trâu) rất đẹp", ông Càng kể về con trâu hiếm của mình.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Chuyện khó tin trong căn biệt thự bỏ hoang ở Vĩnh Phúc

Được xây dựng cách đây gần 20 năm, căn biệt thự trên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang bị bỏ hoang.

Kỳ lạ phiến đá 'nở hoa' ở Quảng Nam, người dân hiếu kỳ lo hiện tượng thời tiết

Thời gian gần đây, người dân xứ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) xôn xao chuyện một tảng đá "nở hoa" trên dòng sông Trạm.

Giấc mơ cứu cả làng và những huyền tích ly kỳ ở công trình 200 năm tuổi Cần Thơ

Ông Bảy kể, thời khai hoang mở đất, nhiều người bị bệnh nhưng chữa không khỏi. Một hôm, ông từ nằm mơ thấy cụ già bảo dân làng lấy vỏ cây nấu nước uống.

Huyền tích người phụ nữ đập đầu kêu oan cho chồng và phiến đá kỳ lạ ở Thanh Hoá

Quyết tâm tìm bằng được xác chồng để kêu oan, nàng Bình Khương hết lần này đến lần khác lao vào tường đá đến nỗi khắp người bầm tím, tứa máu.

Tico Travel - Điểm sáng trong ngành du lịch Việt

Với mục tiêu trở thành công ty du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp hàng đầu Việt Nam, đem tới những hành trình nghỉ dưỡng trọn vẹn, Tico Travel đã và đang góp phần mang tới những giá trị tốt đẹp cho mỗi khách hàng.

Đang cập nhật dữ liệu !