Năm 2019 tổng doanh thu viễn thông Việt Nam đạt 469,7 nghìn tỷ đồng, tăng 18,67% so với năm 2018

Theo báo cáo tổng kết năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Bộ TT&TT, trong năm 2019, doanh thu dịch vụ di động của các nhà mạng vẫn dựa chủ yếu vào các loại hình dịch vụ truyền thống, đặc biệt là thoại, SMS (chiếm 76,6%) trong khi những dịch vụ này đã ở vào trạng thái bão hòa.

Trong khi đó, doanh thu dữ liệu chỉ đạt 23,4% tổng doanh thu (trung bình thế giới đạt trên 43%). Bên cạnh đó, số thuê bao băng rộng di động chỉ đạt 61,41% (xếp hạng khoảng 90 thế giới, thứ 9 khu vực, thấp hơn trung bình thế giới là 69,3%).

Do đó, cơ quan quản lý cần thúc đẩy cơ chế sandbox trong việc triển khai các dịch vụ mới, không gian mới cho việc phát triển của các doanh nghiệp viễn thông (như dịch vụ Mobile Money). Cụ thể, trong năm 2020, Cục Viễn thông sẽ phải nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch từ dịch vụ truyền thống (thoại, sms) sang dịch vụ băng rộng, data và các dịch vụ tích hợp CNTT (Cloud computing, Big Data,…).

Đồng thời Cục Viễn thông cần có sự hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông lớn mở rộng, tìm kiếm các không gian mới, sân chơi mới, cơ hội mới bằng cách tham gia cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện, thông qua cung cấp các dịch vụ ví điện tử, trung gian thanh toán, mobile money hay cung cấp các dịch vụ tích hợp, dịch vụ công nghệ, hỗ trợ các bài toán lớn như smartcity, x-tech, tự động hóa các ngành công nghiệp…

Báo cáo của Bộ TT&TT cũng cho biết, tổng doanh thu viễn thông 469,7 nghìn tỷ đồng (tăng 18,67% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông ước đạt 134 nghìn tỷ đồng (tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2018), chiếm 28,53% doanh thu toàn ngành. Số lượng thuê bao điện thoại di động đạt hơn 125,8 triệu thuê bao ( giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2018). 

Tuy nhiên, số thuê bao băng rộng có sự gia tăng đáng kể, trong đó băng rộng di động (3G, 4G) đạt 61,3 triệu thuê bao chiếm 48,7 % tổng số thuê bao di động ( 16,1% so với cùng kỳ năm 2018), băng rộng cố định đạt 13,58 triệu thuê bao (tăng 14% so với cùng kỳ năm 2018). Tốc độ băng rộng di động tải xuống thống kê đến qíu 4/2019 là 29,08 MBps, tiệm cận với tốc độ trung binh của thế giới (30,93 Mbps). Bên cạnh đó, mạng di động (2G/3G/4G) phủ sóng tới 99,6% dân số, tỷ lệ triển khai cáp quang đạt 99,46% dân số. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm quan sản phẩm 5G của Viettel.

Năm 2019, chỉ số HHI phản ánh mức độ tập trung của thị trường viễn thông di động tại Việt Nam vẫn ở mức độ cao (3.709,95) tăng 153 đơn vị so với năm 2018.  Chỉ số HHI cao thể hiện mức độ cạnh tranh thấp và càng gần với độc quyền.  Tổng thị phần doanh thu của 3 nhà mạng lớn nhất Việt Nam (Viettel, VinaPhone và MobiFone) năm 2019 là 96,2%, tăng 1% so với năm 2018 và tiếp tục duy trì ở mức độ cao trong nhiều năm vừa qua. 

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 của ngành TT&TT, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ TT&TT làm tốt sự kiện Triển lãm số thế giới do Việt Nam đăng cai. Đây là sự kiện công nghệ số lớn nhất thế giới, do Liên minh Viễn thông thế giới thuộc Liên Hợp Quốc tổ chức với trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia.

Với lĩnh vực viễn thông, thương mại hóa 5G bằng thiết bị Việt Nam bước đầu thành công, đây là một thắng lợi cần phổ cập rộng rãi. Thủ tướng nhất trí với kiến nghị của Bộ TT&TT về tắt sóng 2G để chuyển nhanh hạ tầng viễn thông lên công nghệ mới, để 100% người dân Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh, bổ sung tần số 4G để nâng cao chất lượng mạng lưới. Kiên quyết xử lý tình trạng sim rác, tin nhắn rác.

Bộ TT&TT phải làm tốt vai trò điều phối thống nhất về phát triển chính phủ điện tử trong khi vẫn phát huy sự chủ động của các bộ, ngành và địa phương. 100% hệ thống CNTT của chính phủ điện tử phải có trung tâm giám sát an ninh mạng. Ngay từ đầu năm tới, Bộ TT&TT phải xây dựng chiến lược chính phủ điện tử.

Hiện đô thị thông minh phát triển nở rộ, Bộ TT&TT phải sơ kết chương trình đô thị thông minh cấu phần CNTT, nhất là trung tâm giám sát điều hành, từ đó có hướng dẫn triển khai, tránh việc làm theo phong trào, kém hiệu quả, lãng phí.

Năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia sâu rộng và toàn diện, Thủ tướng quyết định ban hành Đề án chuyển đổi số quốc gia, trên cơ sở đó các bộ, ngành và tỉnh, thành ban hành chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp. Bộ TT&TT phải đi đầu về chuyển đổi số các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, báo chí, truyền thông.

NK

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.