Bác sĩ Nhật hướng dẫn trị liệu chấn thương cho học viện bóng đá NutiFood JMG

Vừa qua, Học viện bóng đá NutiFood JMG đã được bác sĩ người Nhật Ryoichi Hatanaka đích thân giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật trị liệu chấn thương bằng cách dán băng y tế.

Được biết, đây là lần đầu tiên phương pháp trị liệu chấn thương bằng cách dán băng y tế được giới thiệu ở Việt Nam, và Học viện NutiFood JMG là nơi được chọn để hướng dẫn.

Các cầu thủ của học viện NutiFood JMG chăm chú lắng nghe bác sĩ Ryoichi.

Bác sĩ Ryoichi cho biết phương pháp này đã được ông nghiên cứu và ứng dụng 35 năm nay trên nhiều đối tượng bệnh nhân từ trẻ em, người lớn tuổi, người lao động, các vận động viên. Trị liệu bằng cách dán băng keo y tế, theo bác sĩ Ryoichi, có thể giúp bình thường hóa chức năng cơ bắp, cải thiện sự trao đổi chất và lưu thông máu, giảm đau do viêm và áp lực khi vận động, sửa chữa các khớp bị hỏng do thường xuyên hoạt động sai, thói quen ít hoạt động hay chấn thương do tập luyện cường độ cao. Hiện tại, phương pháp này đã được ông ứng dụng ở Nhật và Thái Lan.

Thực hành ngay phương pháp trị liệu cơ xương khớp bằng dán băng y tế trên chính các học viên.

Khi được hỏi về lý do lựa chọn Học viện bóng đá NutiFood JMG là nơi đầu tiên ở Việt Nam để giới thiệu, bác sĩ Ryoichi cho rằng đó là một cái duyên tình cờ. Vì khi ông ngỏ ý muốn đến Việt Nam phổ biến cho mọi người cách trị liệu mới mẻ này, một người bạn Nhật của ông đã ngay lập tức liên lạc và kết nối ông với Học viện NutiFood JMG. 

Bác sĩ Ryoichi đã nghiên cứu và ứng dụng phương pháp trị liệu này 35 năm nay.

Được biết, loại băng dán y tế mà bác sĩ Ryoichi dùng chỉ là băng dán y tế thông thường dùng để cố định, không hề có thuốc hay hóa chất y tế gì trên đó. Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là dựa trên hình dạng, hoạt động của các nhóm cơ. Mỗi lần dán có thể duy trì miếng dán trong tối đa 7 ngày. Tùy từng loại và mức độ chấn thương mà dán băng 1 lần hay nhiều lần thì sẽ hết đau do chấn thương.

Sau gần 3 giờ giải thích và thực hành ngay trên chính các cầu thủ trẻ của học viện, bác sĩ đã có những lời khuyên rất bổ ích và thiết thực cho các bạn trong quá trình vận động và tập luyện. Theo bác sĩ Ryoichi, nếu các cầu thủ am hiểu về các nhóm cơ và vị trí cơ trên cơ thể, cũng như nguyên lý vận hành của phương pháp trị liệu bằng cách dán băng y tế này thì thể lực của họ sẽ tốt hơn và thi đấu hiệu quả hơn, tự điều trị được các chấn thương cơ khớp cơ bản cho mình, loại chấn thương rất thường gặp ở cầu thủ bóng đá.

Bác sĩ CKI Trần Thị Minh Nguyệt cùng các bác sĩ của NutiFood trao đổi thêm với bác sĩ Ryoichi tại buổi tập huấn.

Kết thúc buổi tập huấn, HLV Franck Durix của Học viện bóng đá NutiFood JMG chia sẻ: “Tôi thấy phương pháp này hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng hóa chất gì lên cơ thể của cầu thủ, về hiệu quả ngay lập tức đã có thể cảm nhận được. Tôi nghĩ các học viện đào tạo bóng đá ở Việt Nam có thể xem xép áp dụng phương pháp này trong điều trị các chấn thương cơ khớp của cầu thủ”

Bác sĩ CKI Trần Thị Minh Nguyệt, Phó chủ tịch HĐQT NutiFood bày tỏ rằng NutiFood rất vui vì là đơn vị đầu tiên được “mục sở thị” phương pháp mới mẻ này tại Việt Nam. Ngoài chăm sóc về mặt dinh dưỡng bằng kinh nghiệm của các chuyên gia, Học viện cũng rất quan tâm đến thể lực cũng như chấn thương của các em do tập luyện. Sau buổi tập huấn, HLV và các bác sĩ học viện sẽ hiểu rõ hơn về các nhóm cơ, qua đó hỗ trợ tốt hơn cho các cầu thủ trẻ trong quá trình tập luyện tại học viện. Học viện bóng đá NutiFood không ngừng học hỏi và luôn chào đón những chuyên gia hàng đầu thế giới về dinh dưỡng cũng như y tế đến chia sẻ và tập huấn cho học viện. Trước đó, năm 2017, Học viện cũng đã mời các giáo sư hàng đầu về dinh dưỡng vận động của Đại học Kỹ thuật Queensland (Úc) tới chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về dinh dưỡng cho các bác sĩ của học viện biết cách kết hợp và cân bằng hai loại thực phẩm một cách khoa học, tốt cho sức khỏe, tốt cho vận động để giúp các cầu thủ trẻ có chiều cao tối ưu.

Đông Hường

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !