Hà Tĩnh: Vướng quy hoạch “treo”, biển uy hiếp nhà dân, đang "nuốt" hàng trăm ngôi mộ

Hàng năm, cứ đến mùa mưa bão, người dân 2 thôn Hải Phong 1 và 2, xã Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại đứng ngồi không yên vì phần mộ của tổ tiên có nguy cơ bị sóng biển đánh sập. Vì khu quy hoạch đang bị “treo” nên họ lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Nếu không có giải pháp hợp lý, kịp thời, cồn đất Thánh nơi diễn ra những hoạt động văn hóa tâm linh sẽ bị xóa sổ.

Đi không được, ở không xong

Do nằm trong quy hoạch của Khu kinh tế Vũng Áng nên xã Kỳ Lợi buộc phải di dời đến các khu tái định cư trên địa bàn thị xã Kỳ Anh. Theo chủ trương, địa phương đã di dời được 1.266 hộ, 4.957 nhân khẩu đến các khu tái định cư để làm nhà, dựng cửa, sinh sống ổn định tại phường Kỳ Trinh; Tổ dân phố (TDP) Ba Đồng phường Kỳ Phương; và thôn Minh Huệ của xã Kỳ Nam.

Hiện tại, còn 3 thôn do chưa được đền bù nên cũng chưa có kế hoạch di dời đó là các thôn Hải Phong 1, Hải Phong 2 và thôn Hải Thanh với 1.065 hộ dân và 3.359 nhân khẩu. Trong số 3 thôn đang phải bám trụ lại đây, 2 thôn Hải Phong 1 và 2 với 822 hộ dân và 2.568 nhân khẩu (chiếm trên 76% số dân còn lại) nằm sát biển nên mức độ nguy hiểm nhiều hơn, hàng ngày phải thường xuyên đối mặt với thiên tai, địch họa.

Cũng vì nằm trong quy hoạch nên hạ tầng khu vực này không được đầu tư xây dựng, đường sá ngày càng xuống cấp. Tình trạng biển xâm thực gây sạt lở, lấn nhanh vào đất liền, khiến tính mạng và tài sản của người dân bị đe dọa. Điều đặc biệt làm họ lo lắng là hàng trăm ngôi mộ của các dòng họ của người dân nơi này có nguy cơ bị sóng biển cuốn trôi khi mùa mưa bão đến.

Có mặt tại bờ biển 2 thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi PV Infonet mới thấy những lo lắng của người dân nơi đây là hoàn toàn có cơ sở. Theo những người dân địa phương, nơi đây trước kia cũng là một vùng biển hiền hòa, có bãi cát rộng, có cây cối tạo rừng chắn cát nên người dân tập trung sinh sống gần bờ để thuận tiện cho hoạt động đánh bắt thủy, hải sản.

Theo chính quyền địa phương, khu mộ nhà ông Võ Xuân Tiến nằm sát vách biển,có nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào.

Theo thống kê của chính quyền địa phương, dọc theo bờ biển khu vực này có khoảng trên 2.000 ngôi mộ được an táng, hầu hết là của dòng họ Chu. Thời gian gần đây do biến đổi khí hậu, tình trạng biển xâm thực, gây sạt lở nghiêm trọng, nuốt chửng bãi cát, cuốn phăng cây cối, khiến 230 ngôi trong tổng số 2.000 mộ nói trên bị đe dọa trực tiếp, có nguy cơ đổ sụp khi mùa mưa bão.

Được biết, ngoài phần mộ của các dòng họ sống tại khu vực, nằm sát vách bờ biển này còn có 30 ngôi mộ vô chủ. Đó là những nạn nhân xấu số, chết ở ngoài khơi được sóng đánh dạt vào bờ. Do không xác minh được thân nhân nên chính quyền địa phương cũng đã tập trung an táng tại đây.

Nói về việc hàng trăm ngôi mộ bị ảnh hưởng trực tiếp, ông Chu Pháp Luật - một người dân địa phương cho biết: “Thôn Hải Phong nằm trong quy hoạch Khu kinh tế Vũng Áng nhưng đang bị “treo” nên biết đến bao giờ mới tái định cư được. Trong khi đó, tình trạng sạt lở bờ biển diễn ra thường xuyên, nếu không triển khai xây kè chắn sóng thì trong thời gian tới, hàng trăm ngôi mộ sẽ vùi mình dưới biển sâu khi chưa kịp di dời”.

“Con cháu ở đâu thì tổ tiên ông bà ở đó. Khi nào chúng tôi lên tái định cư thì di dời phần mộ lên luôn. Giờ con cháu đang ở đây mà chuyển tổ tiên xuống nghĩa trang tạm, sau này lại đào đưa lên tái định cư thì không đành. Việc mồ mả, tâm linh mà đào lên đặt xuống là kỵ lắm”, ông Luật nói tiếp.

Nếu không có giải pháp kịp thời, khu mộ này cũng sẽ bị sạt lở thời gian tới.

Một cán bộ thị xã Kỳ Anh thông tin thêm: Vừa rồi, Trung ương có cấp cho Hà Tĩnh 100 tỷ đồng từ nguồn vốn cấp bách để xử lý sạt lở bờ biển nghiêm trọng tại xã Kỳ Lợi. Tuy nhiên, do vướng quy hoạch nên một số sở ban ngành chưa đồng ý cho triển khai dự án chống sạt lở.

Còn 1 ngày cũng phải bảo vệ dân

Chia sẻ với PV Infonet, ông Lê Xuân Vượng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi xác nhận, do tình trạng biển xâm thực, hàng năm có thể ăn sâu vào đất liền hàng chục mét nên có 230 ngôi mộ đang bị ảnh hưởng trực tiếp.

Nói về hướng giải quyết, ông Vượng thông tin, địa phương đã làm tờ trình đề nghị bồi thường để sớm di dời gửi lên các cấp. Hội đồng bồi thường địa phương cũng đã tiến hành kiểm kê, tuy nhiên để bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình thì phải có nguồn vốn. Hiện tại UBND thị xã đang trình xin tỉnh, nhưng đến thời điểm này thì chưa có minh phí.

Khoảng 30 ngôi mộ vô chủ cũng đang bị đe dọa...

Cũng theo ông Vượng, nếu có tiền bồi thường sẽ thì chính quyền xã sẽ vận động người dân di dời lên tái định cư Kỳ Trinh luôn, vì có hàng trăm hộ đã ở trên đó, đã được quy hoạch đầy đủ. Còn nếu chỉ hỗ trợ thì đưa lên nghĩa trang tạm cạnh thôn Hải Phong.

Nói về lộ trình tái định cư, ông Lê Xuân Vượng khẳng định: “Biết là nằm trong quy hoạch Khu kinh tế Vũng Áng nhưng chưa biết di dời khi nào cả. Quan điểm của xã Kỳ Lợi là còn một ngày cũng phải bảo về tài sản và tính mạng của người dân”.

“Mỗi năm khi bão vào, xã phải bỏ hàng trăm triệu đồng để tổ chức sơ tán dân đến nơi an toàn. Nếu chưa thể di dời thì cũng nên có biện pháp làm kè tạm thời trong vòng mấy năm để đảm bảo an toàn cho người dân”, ông Vượng nói thêm.

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi, cái khó là kè chắn sóng lại nằm trong quy hoạch của Khu kinh tế Vũng Áng. Theo quy hoạch, từ cầu cảng số 5 lên đến Nhiệt điện I, sẽ xây dựng tất cả các cầu cảng. Vì vướng quy hoạch, nếu làm kè mà ảnh hưởng, lãng phí đến ngân sách nhà nước thì không nên làm. Nhưng sắp tới cũng phải có biện pháp tối thiểu để bảo vệ người dân.

Người đứng đầu chính quyền xã Kỳ Lợi cho biết, gần đây do sạt lở nhiều nên người dân đã bốc 23 ngôi mộ đi chỗ khác. Đặc biệt, cơn bão năm 2017 vừa qua đã cuốn trôi và nhấn chìm 3 ngôi mộ xuống biển.

Chỉ sau 1 năm, bãi cát và sân bể chứa cũng bị sóng biển đánh sập, gãy đôi.

Liên quan đến cuộc sống của người dân đại phương đang bị đe dọa, ông Chu Văn Quang - Phó chủ tịch xã Kỳ Lợi thông tin: “Vào mùa mưa bão, tính mạng và tài sản của người dân luôn bị đe dọa. Nếu xuất hiện bão mạnh, sóng biển có thể càn quét vào tận nhà, cuốn trôi bờ rào, xô đổ cột cổng và các công trình phụ cận”.

“Theo thông lệ, cứ bão từ cấp 10 trở lên đổ bộ vào là chính quyền địa phương xã Kỳ Lợi phải tổ chức đưa dân đi sơ tán đến vùng an toàn như đồn Biên phòng, Hải quan, Cảng vụ. Còn bão nhỏ hơn, chưa thật sự nguy hiểm thì chỉ sơ tán người già, phụ nữ và trẻ em”, ông Quang nói thêm.

Cũng theo ông Quang, một số hộ dân nằm sát ngay cạnh biển, hàng năm họ phải tự gia cố, tự bỏ tiền mua đá về kè, nếu không thì không còn nhà để mà ở nữa. Hiện tại chưa có dự án, nhưng nếu được triển khai thì ít nhất cũng phải mất 3 đến 4 năm mới xong mặt bằng. Liệu người dân có chờ được đến thời gian đó không?.

Trần Hoàn
Từ khóa: Sạt lở Cuốn trôi Hàng trăm ngôi mộ Thôn Hải Phong Xã Kỳ Lợi Lê Xuân Vượng Kè chắn sóng Quy hoạch Khu kinh tế Vũng Áng

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Đang cập nhật dữ liệu !