TP. Vinh: Hàng cây cổ thụ bị ngang nhiên san phẳng, không ai xử lý?

Hàng cây xanh lâu đời, đang sống tươi tốt trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng (phường Bến Thủy, TP Vinh” thì bị Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Vinh (Cty con của tập đoàn Tecco) ngang nhiên đưa máy móc đến chặt phá, “hạ sát” không thương tiếc.

Hàng cây xanh tươi tốt, lâu đời trên tuyến đường Huỳnh Thức Kháng, phường Bến Thủy trước khi bị Cty Vinhland chặt hạ. (Ảnh do người dân cung cấp)

Ngang nhiên chặt hạ hàng chục cây xanh

Dự án Khu nhà ở dịch vụ tổng hợp Bến Thủy (nằm tại phường Bến Thủy, TP Vinh) do Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Vinh (gọi tắt là Cty VinhLand – Cty con của Tập đoàn Tecco) làm chủ đầu tư. Dự án được UBND tỉnh Nghệ An quyết định “phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500” vào ngày 2/11/2017.

Dự án này gồm tổ hợp chung cư cao 22 tầng với diện tích mặt sàn 2.723m2 và đất phân lô 3.104 m2. Hiện tại, dự án Khu nhà ở dịch vụ tổng hợp đang tiến hành xây dựng tại khối 13, phường Bến Thủy, TP Vinh.

Ngay sau khi có quyết định phê duyệt dự án, Cty VinhLand đã tiến hành san lấp, xây dựng, bất chấp công trình chưa được cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An cấp giấy phép. Hành vi sai trái của Cty con thuộc tập đoàn địa ốc Tecco đã bị UBND TP Vinh xử phạt 40 triệu đồng.

Tuy nhiên, điều đáng nói là để thuận tiện trong việc san lấp, tạo mặt bằng xây dựng chung cư, bán đất nền kiếm lời, Cty VinhLand tiếp tục bất chấp pháp luật, ngang nhiên cho phá hủy, chặt trắng hàng loạt cây xanh lâu đời trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Bến Thủy. Những cây xanh cao to, bóng mát này có tuổi thọ hàng chục năm, có đường kính từ 30 -70 cm.

Bảng tổng hợp cây xanh cần di chuyển là 14 cây (nhội, muồng hoa vàng, xà cừ, hoa sữa) và 7 cây ngô đồng cần thanh lý.

Hàng cây hiện nay bị chặt trắng và chưa được trồng lại

Việc làm coi thường pháp luật này của Cty VinhLand đã bị ông Đ.D.L và người dân sống cạnh dự án Khu nhà ở dịch vụ tổng hợp Bến Thủy (còn gọi là Tecco tower Bến Thủy) tố cáo lên UBND tỉnh Nghệ An và các cơ quan chức năng.

Ngày 27/4/2018 UBND tỉnh Nghệ An có văn bản số 387/UBND.BTD gửi UBND TP Vinh, Cty VinhLand và các cơ quan chức năng liên quan giải quyết dứt điểm đơn thư của công dân.

Ngày 4/6/2018, UBND TP Vinh có báo kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo số 3011/UBND-QLĐT gửi UBND tỉnh Nghệ An trong đó có nội dung: Cty Vinhland trong quá trình thi công đã chặt hết cây xanh trên đoạn đường Huỳnh Thúc Kháng khi chưa được cơ quan chức năng cho phép. Cty cam kết sẽ trồng lại khi hoàn thành dự án. Tuy nhiên đã hơn nửa năm trôi qua, việc trồng lại cây xanh chỉ là lời hứa, đoạn đường đã bị “cạo trọc” vẫn không một bóng cây.

Hàng loạt sai phạm của Cty Vinhland

Chất thải phát sinh từ dự án không được dọn dẹp đổ vào khu đất do UBND phường Bến Thủy quản lý.

Theo quy định hiện hành thì để chặt hạ, di chuyển, thay thế những cây xanh trên đường Huỳnh Thúc Kháng, Cty VinhLand phải có văn bản đề nghị gửi lên Cty CP Công viên cây xanh, UBND TP Vinh. Sau khi nhận được văn bản này, các cơ quan chức năng TP Vinh sẽ nghiên cứu, thẩm định và cấp “giấy phép xây dựng cải tạo mặt lát vỉa hè và thanh lý, di chuyển, thay thế cây xanh”.

Tuy nhiên bất chấp các quy định đó, Cty VinhLand đã cho máy móc triệt hạ trắng hàng cây xanh có tuổi thọ lâu đời trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng khiến người dân hết sức bức xúc, tiếc nuối.

Theo thống kê của Cty CP Công viên cây xanh TP Vinh thì Cty VinhLand đã tự ý chặt hạ 21 cây xanh có đường kính từ 30-70 cm.

“Đây là hàng cây xanh bóng mát, có giá trị trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng nhưng không hiểu sao công ty làm dự án lại chặt phá trắng mà không bị cơ quan chức năng nào xử lý. Ngay sau khi hàng cây bị phá hoại, người dân chúng tôi đã gửi đơn tố cáo, kiến nghị lên các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm” – ông Đ.D.L ở phường Bến Thủy bức xúc.

“Theo quy định thì có 14 cây cần được di chuyển bảo tồn như cây nhội, muồng hoa vàng, xà cừ, hoa sữa và 7 cây ngô đồng cần thanh lý. Tuy nhiên, Cty Vinhland đã cho chặt hạ, tiêu hủy hay di chuyển đi đâu chúng tôi không rõ. Chặt phá xong bị người dân phản ánh thì họ mới lên xin giấy phép nhưng chúng tôi không thể đề xuất cấp được. Làm như vậy là trái với quy định pháp luật” – một cán bộ thuộc Cty cây xanh cho biết.

Trước hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại dự án Tecco tower Bến Thủy nhưng chủ đầu tư vẫn bất chấp, ngày 18/10/2018, ông Lê Sỹ Chiến, Phó Chủ tịch UBND TP Vinh đã ký CV số 6331/UBND-QLĐT gửi UBND phường Bến Thủy, Cty CP Công viên cây xanh, Cty CP Phát triển đô thị Vinh.

Ngày 18/10/2018, phó Chủ tịch UBND TP Vinh Lê Sỹ Chiến tiếp tục có CV số 6331/UBND-QLĐT yêu cầu xử phạt, trồng mới cây xanh nhưng Vinhland vẫn bỏ ngoài tai.

Công văn ghi rõ: “Trong thời gian qua, Cty CP Phát triển đô thị Vinh đã có nhiều hành vi vi phạm khi thực hiện dự án Khu nhà ở dịch vụ tổng hợp tại khối 13, phường Bến Thủy như xây dựng công trình lấn chiếm khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật (lấn chiếm khu vực hành lang bảo vệ mương số 3), xây dựng công trình đường Huỳnh Thúc Kháng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng,….UBND TP Vinh đã nhiều lần xử lý, tuy nhiên Cty CP Phát triển đô thị Vinh chưa chấp hành nghiêm các biện pháp khắc phục hậu quả.

Để xử lý triệt để, UBND TP Vinh có ý kiến như sau: Đối với việc Cty CP Phát triển đô thị Vinh tự ý chặt bỏ cây xanh bóng mát hai bên đường Huỳnh Thúc Kháng: Giao UBND phường Bến Thủy chủ trì, phối hợp với Cty CP Công viên cây xanh kiểm tra, tham mưu UBND TP xử lý hành vi tự ý chặt bỏ cây xanh bóng mát hai bên đường Huỳnh Thúc Kháng.

Cty CP Phát triển đô thị Vinh khẩn trương làm việc với nhân dân, ban cán sự khối 13, UBND phường Bến Thủy, Cty CP Công viên cây xanh thống nhất phương án và trồng lại cây xanh bóng mát 2 bên đường Huỳnh Thúc kháng.

Đối với việc không đảm bảo chất lượng khi thi công đường Huỳnh Thúc Kháng, yêu cầu Cty CP Phát triển đô thị Vinh khẩn trương tiến hành đào bỏ phần nền đường đã được đắp bằng vật liệu không đạt yêu cầu và phần đất hữu cơ chưa được bóc bỏ, hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đầu tư xây dựng trước khi thi công công trình.

Chỉ đạo quyết liệt của UBND TP Vinh là vậy nhưng cho đến nay, hai sai phạm trên vẫn không được xử phạt, khắc phục. Dư luận đang chờ biện pháp xử lý nghiêm minh của chính quyền Tp Vinh, tỉnh Nghệ An!

Là chủ đầu tư dự án Khu nhà ở dịch vụ tổng hợp Bến Thủy nhưng Cty Vinhland đã có hàng loạt sai phạm bị người dân, báo chí phản ánh. Đầu tiên là tiến hành san lấp, xây dựng khi chưa được cấp phép, bị xử phạt 40 triệu đồng. Tiếp theo là lấn chiếm hàng ngàn m2 đất do UBND phường Bến Thủy quản lý bị xử phạt gần 10 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, Cty này còn ngang nhiên biến mương thoát nước trọng yếu của TP Vinh thành đường đi và bị xử phạt hơn 100 triệu đồng.

Tiếp theo, Cty Vinhland còn lùm xùm trọng việc lấy rác thải xây dựng làm đường Huỳnh Thúc Kháng và bị UBND TP Vinh “tuýt còi” bắt cào bóc, hạn cuối cùng vào ngày 20/1/2019.

Hành vi chặt phá hàng chục cây xanh, đào xới vỉa hè trái phép này của tập đoàn địa ốc Tecco sẽ bị UBND TP Vinh, UBND tỉnh Nghệ An xử lý như thế nào? Dư luận và người dân xứ Nghệ đang chờ biện pháp xử lý nghiêm khắc, thượng tôn luật pháp từ các cơ quan chức năng cũng như vị tân Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý về hàng loạt sai phạm tại dự án này.

Triều Dương - Đặng Sơn
Từ khóa: Cổ phần Phát triển đô thị Vinh Công ty con của tập đoàn Tecco chặt hạ cây xanh Thành phố Vinh

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.