Bác sĩ phẫu thuật: 'Mỗi ca mổ là một trận chiến sinh tử'

Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Hùng ví 1.000 ca phẫu thuật đã trải qua như những trận chiến với niềm tin sống còn, giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP HCM năm 1994, bác sĩ Hùng được tôi luyện trong môi trường ngoại khoa tại Bệnh viện Bình Dân. Trưởng thành nơi có nhiều người thầy và đàn anh giỏi nghề, chàng bác sĩ trẻ lao vào học hỏi và nhanh chóng ghi dấu ấn với nhiều ca mổ lớn về tiêu hóa, gan mật, những ca ung thư phức tạp. Khẳng định tay nghề ở lĩnh vực mổ nội soi, anh được mời chia sẻ kinh nghiệm, giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở trong, ngoài nước.

Dù đã mổ nghìn ca, nhưng đối với bác sĩ Hùng, mỗi ca mổ đều là hành trình mới

Hiện, Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Hùng đứng đầu khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện Quốc tế Mỹ (quận 2, TP HCM). Với anh, hành trình miệt mài chiến đấu vì niềm tin và sức khỏe của người bệnh là những thăng trầm khó quên.

Điều ám ảnh nhất trong đời phẫu thuật

Trên bàn phẫu thuật, sau khi được đặt ống nội khí quản và tiến hành gây mê, bệnh nhân khép dần mắt. Có thể nói, tất cả hy vọng của bệnh nhân gửi vào ánh mắt dành cho người bác sĩ trước khi chìm vào giấc ngủ do tác dụng của thuốc mê. Động lực và điều ám ảnh nhất trong đời phẫu thuật viên là những ánh mắt của bệnh nhân.

Khi người bệnh ngủ yên, người thân đang âu lo ngóng vọng bên ngoài cánh cửa phòng mổ, bác sĩ phẫu thuật bắt đầu bước vào trận chiến với niềm tin sống còn trao trọn. Một chút sơ sẩy, một đường dao run cũng có thể dẫn đến những hậu quả không thể cứu vãn.

Bác sĩ Đỗ Minh Hùng theo dõi ê-kíp chăm sóc bệnh nhân trong phòng mổ.

Có những trận chiến nhẹ nhàng. Có những trận chiến khốc liệt kéo dài mà đến lúc buông dao mổ, bác sĩ mới kịp thở phào nhận ra mình vừa tự bước qua những giới hạn tưởng chừng bản thân không thể vượt.
25 năm cầm dao với hơn 1.000 ca mổ, bác sĩ Hùng vẫn luôn trong tâm thế của một người học võ thiếu lâm. Theo anh, ít nhất phải bỏ ra 10 năm đầu để "đứng tấn", tức là làm quen với các kỹ thuật cơ bản. Sau đó là rất nhiều những công pháp phức tạp đòi hỏi quá trình khổ luyện không ngừng.

"Lúc đầu nếu sai một chút sẽ trở thành cái lệ rất khó sửa về sau. Nên muốn theo đường dài, phải thận trọng từng bước nhỏ", bác sĩ Hùng tâm niệm. Không chỉ cần nắm vững lý thuyết, ngành ngoại khoa đòi hỏi bác sĩ rất nhiều ở kỹ năng thực hành, phải trực tiếp "xông pha trận mạc" mới rèn được tay nghề. Từ cách rạch da cho đến đường kim khâu, kẹp cắt, bóc tách... đều đòi hỏi nét tài hoa lẫn sự khổ luyện của mỗi phẫu thuật viên.

Đời mổ xẻ đối diện vô vàn hạnh phúc lẫn đau khổ, có những lúc như đứng giữa vực thẳm của cảm xúc, bác sĩ Hùng vẫn kiên định: "Nếu chọn lại, tôi vẫn chọn ngoại tổng quát, nó ăn vào máu rồi". Từ chàng sinh viên y khoa hăm hở đứng nhìn từng ca mổ cho đến vị tiến sĩ trưởng khoa đứng mũi chịu sào trong những quyết định lớn, anh chưa bao giờ vơi bớt niềm say mê nghề.

Bác sĩ Đỗ Minh Hùng, một trong những chuyên gia của ngoại khoa Việt Nam.

Luôn làm những điều tốt nhất

Trong điều trị bệnh nhân, anh luôn tự nhủ phải cố gắng làm những gì tốt nhất có thể. Tốt nhất đôi khi là quyết tâm đi đến cùng, lao vào chỗ chết để cứu sống bệnh nhân bằng mọi giá. Tốt nhất nhiều lúc còn ở chỗ phải biết dừng lại kịp thời. Anh vẫn thường dặn dò thế hệ đàn em nên biết tiến và lùi đúng lúc. Có những ca ung thư, bác sĩ phải cân não giữa việc tiếp tục phẫu thuật, hóa xạ trị hay nên đưa bệnh nhân sang chăm sóc giảm nhẹ cuối đời.

Không ít trường hợp, quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân tức là bác sĩ đang đặt cược bản thân vào chỗ sinh - tử trong nghề nghiệp chính mình. Nếu bệnh nhân có mệnh hệ nào, bác sĩ phải đối diện với vô vàn áp lực từ cấp trên, đồng nghiệp, gia đình người bệnh cũng như chính những tranh đấu, dằn vặt nội tâm.
"Lúc trước khi mổ ung thư thực quản, với ý định đổi bệnh nhân từ tư thế nằm nghiêng sang nằm sấp để tăng hiệu quả phẫu thuật, tôi đã vấp phải nhiều phản đối của các thầy", bác sĩ Hùng nhớ lại.

Trong mỗi ca mổ, xen giữa phút căng thẳng, bác sĩ Hùng luôn pha trò, tạo bầu không khí thoải mái cho cả ê-kíp.

Tuy vậy, sau quá trình kiên trì chuẩn bị và thuyết phục bác sĩ gây mê cùng phối hợp, bác sĩ Hùng đã thực hiện thành công ca mổ này. Với anh, trong nhiều tình huống, nếu không mạnh dạn ra biển lớn thì người bác sĩ chỉ mãi quẩn quanh trong ao làng của những giới hạn, không thể làm được điều tốt hơn cho bệnh nhân.
Nghề y chứng kiến sinh tử thường trực, bác sĩ không thể rơi nước mắt hoài nên ít nhiều dần trở nên chai sạn. "Tuy nhiên điều cần thiết là phải luôn có lòng trắc ẩn", bác sĩ Hùng chia sẻ. Nếu không biết đặt mình vào hoàn cảnh người bệnh, đau đáu nỗi đau của bệnh nhân, người bác sĩ khó đi trọn vẹn với nghề.

Bầu bạn cùng vị Tiến sĩ trong mỗi ca mổ là tiếng nhạc Trịnh du dương, bởi: "bác sĩ ngoại khoa kỳ thực rất cô đơn, nhìn bề ngoài tay dao tay kéo rất mạnh mẽ, lúc nào cũng vui vẻ động viên bệnh nhân nhưng nhiều lúc chỉ biết tự ngồi lại với chính mình, không phải ai cũng hiểu để chia sẻ mọi thứ", bác sĩ Hùng trầm giọng.

Theo VNE

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !