Tranh cãi vụ cô giáo bắt học sinh quỳ: Cần có những quy tắc ứng xử riêng?

Trong nhà trường nên xây dựng những quy định, quy tắc ứng xử riêng của trường mình. Ở đó quy định rõ việc ứng xử giữa thầy với thầy, giữa giáo viên với học sinh; giáo viên với cha mẹ học sinh và học sinh với học sinh…

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục – Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục – Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến cho biết, thời gian qua, rất nhiều câu chuyện buồn xảy ra trong môi trường giáo dục từ bạo lực học đường cho đến bạo lực tình dục… Rất tiếc là những vụ việc này chỉ được phát hiện khi gia đình (người bị hại) tố cáo trong khi cả BGH nhà trường im lặng.

“Đây là rõ ràng là tiếng chuông rung động, cảnh báo đối với môi trường học đường hiện nay. Nó không chỉ còn là những sự vụ việc lẻ tẻ mà xuất hiện khá nhiều, bằng nhiều hình thức khác nhau. Không chỉ là những vụ việc xâm phạm tình dục mà còn cả bạo lực tinh thần, thân thể học sinh”, ông Lê Như Tiến nói.

Vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục- Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, môi trường học đường lẽ ra phải văn hóa nhất, môi trường bình an, lành mạnh nhất đối với các em ấy vậy mà giờ đây các thầy các cô lại làm việc đó thì không thể nào làm cho học sinh và xã hội yên tâm được.

“Tôi thấy có rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, chính môi trường sư phạm, môi trường xã hội đã bị nhuốm màu, đã bị vấy bẩn bởi một số thầy cô không gương mẫu.
Thứ hai, khi các phương tiện Internet, truyền thông đến với thầy cô và các em một cách dễ dàng, điều này ảnh hưởng đến lối sống, hành động của thầy cô và các em.

Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền không thường xuyên và kịp thời, không phát huy được vai trò.

Nguyên nhân thứ tư, có thể là do không phát huy được vai trò của các tổ chức trong nhà trường- ngoài hội đồng trường còn có đoàn thanh niên, công đoàn, phụ nữ, đội thiếu niên tiền phong, hội cha mẹ học sinh…

Qua theo dõi nhiều vụ việc tôi thầy gần như các tổ chức ấy đều im lặng trong khi lẽ ra những tổ chức này phải phát huy vai trò, phát hiện sự việc kịp thời.

Nguyên nhân thứ 5, đó là vai trò gương mẫu của người đứng đầu trong cơ sở giáo dục đó là hiệu trưởng và BGH. Trên thực tế có những hiệu trưởng không gương mẫu, trực tiếp có hành vi trái thuần phong mỹ tục. Đó chính là những tấm gương “xấu” đối với thầy cô và học sinh?", ông Tiến cho hay.

Nguyên nhân lớn nhất theo, ông Tiến là do công tác thanh tra, kiểm tra của cấp trên có thẩm quyền đối với các nhà trường, giáo viên còn lơi lỏng. Khi xảy ra vụ việc không xử lý một cách nghiêm khắc, thậm chí còn bao che cho nhau, che dấu để giữ ổn định và thành tích của trường mình. Rồi đến vai trò của hội cha mẹ học sinh, nếu có dấu  hiệu như vậy thì cha mẹ học sinh phải lên tiếng, thậm chí có quyền giám sát việc học hành của con cái mình trong nhà trường. Khi có những chuyện bất bình thường phải tìm hiểu con cái và liên hệ với các thầy cô chủ nhiệm và BGH nhà trường để xử lý kịp thời thì sẽ không xảy ra những hậu quả đáng tiếng như vừa qua.

"Trước đây, những hành động của nhà giáo không ghi thành nguyên tắc nhưng nó thuộc về phạm trù đạo đức rồi. Theo đó, người thầy không bao giờ được phép hành xử thân mật quá với học sinh, đặc biệt đối với học sinh khác giới; người thầy phải tạo sự nghiêm minh, công bằng đối với các học sinh; tiếp học sinh ở phòng hội đồng chứ không phải tại phòng thầy cô rồi đóng cửa lại như thế; khi tiếp nên có một hai học sinh hoặc cô giáo chủ nhiệm cùng có mặt… Nếu làm được những điều này thì không thể nào có chuyện thầy hoặc cô có những hành vi thân mật với các em được.

Hiện chúng ta mới có những quy định chung chung kiểu: đi học đúng giờ, lên lớp làm bài đầy đủ … Các quy tắc ấy mới chỉ nghiêng về kiến thức là chủ yếu còn quy tắc về ứng xử, đạo đức giữa con người với nhau thì còn thiếu. Khi mình không có những quy định chặt chẽ, rõ ràng sẽ tạo nên sự lơi lỏng và tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện những hành vi thiếu chuẩn mực", ông Tiến cho biết.

Do đó, để hạn chế tình trạng này, theo vị nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: "Trong nhà trường nên xây dựng những quy định, quy tắc ứng xử riêng của trường mình. Ở đó quy định rõ việc ứng xử giữa thầy với thầy, giữa giáo viên với học sinh; giáo viên với cha mẹ học sinh và học sinh với học sinh…"

"Ví dụ thấy học sinh đánh nhau, thầy cô, bạn bè phải làm gì; thấy thầy cô thân mật với học sinh phải ứng xử ra sao… Toàn bộ những điều ấy đều được cụ thể hóa trong bộ quy tắc ứng xử. Ai vi phạm những quy tắc ấy đều phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng, trước tập thể trước các cơ quan hành chính, thậm chí loại ra khỏi ngành, cao hơn truy tố trước pháp luật", ông Tiến bày tỏ.

Huyền Anh
Từ khóa: Tranh cãi cô giáo bắt học sinh quỳ giáo viên bắt học sinh quỳ học sinh quỳ quy tắc ứng xử giáo viên và học sinh

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Lưu Hương Giang đẹp tựa nàng thơ, Ninh Dương Lan Ngọc thơ thẩn vẫn xinh

Lưu Hương Giang được khen thăng hạng nhan sắc, quyến rũ hơn kể từ sau khi chia tay Hồ Hoài Anh.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Bạn gái kém 8 tuổi mới được Hoài Lâm công khai ngoài đời quyến rũ

Bạn gái hiện tại của Hoài Lâm - người mẫu Kim Ngân có phong cách thường ngày nữ tính. Cô lựa chọn các trang phục tôn vóc dáng thon gọn, quyến rũ.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Đang cập nhật dữ liệu !