Huấn luyện cho trẻ “khuyết tật thái độ”

“Nghề sư phạm là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý". Nghề giáo dục đặc biệt đối với trẻ khuyết tật càng cao quý hơn. Giáo dục trẻ khuyết tật thái độ, thiểu năng ý chí càng muôn vàn khó khăn và đầy nguy hiểm thì càng đáng trân trọng hơn nữa!

Đêm ấy, chứng kiến cảnh Tiến sỹ Phan Quốc Việt, một bậc thầy tâm lý, trực tiếp cùng các giáo viên của mình giáo dục một em mắc chứng khuyết tật thái độ, tôi đã rùng mình trước sự nguy hiểm mà ông cùng đội ngũ giáo viên phải đối mặt. Tôi đã tự hỏi, tại sao ông phải làm việc này, một việc quá đỗi khó khăn, ngoài khả năng của những chuyên gia tâm lý sừng sỏ nhất, và cái giá phải trả là phơi mình trước dư luận cũng như sự tấn công tàn khốc bất ngờ của đối tượng được thầy ra tay can thiệp, giáo dục.

TS. Phan Quốc Việt đang huấn luyện một học trò đặc biệt của mình đến từ nước Mỹ.

Nhưng nếu Thầy Việt và đồng sự của mình không ra tay, ai sẽ đủ tâm, đủ tài để cứu vớt những người trẻ khuyết tật thái độ, và gia đình của họ?

Một thế hệ được cưng chiều và những hệ lụy

Thời nay, có một thế hệ mới được sinh ra được gọi là thế hệ Millennial, chiếm 23% dân số. Họ là thế hệ 9X, 8X con của thế hệ 7X hoặc 6X, 5X. Thế hệ Millennial sinh ra trong điều kiện vật chất đầy đủ, được cha mẹ đầu tư cho điều kiện giáo dục chất lượng. Họ cũng được trang bị kiến thức tốt, đặc biệt là có điều kiện và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin rất giỏi. Họ được cha mẹ sẵn sàng đầu tư cho những thiết bị tiên tiến đắt tiền, như xe xịn, iPad, smartphone… Họ như có cả thế giới giàu có và hiện đại bậc nhất trong tay. Họ đang tham gia vào thị trường lao động và điều khiển thế giới trong những năm 2010-2030. Thế giới biến đổi ra sao trong thời kỳ ấy phụ thuộc phần lớn vào thế hệ này.

Khi có được những điều kiện thuận lợi như thế, có nguồn lực mạnh mẽ như thế, một nhóm những người trong thế hệ Millennial đã tận dụng được cơ hội để vươn lên mạnh mẽ, thành công vượt trội. Họ nhanh chóng vượt qua thế hệ 7X, 6X ở tốc độ thành công.

Nhưng bên cạnh đó, cũng có bộ phận người thuộc thế hệ này bị rơi vào tình trạng chơi vơi. Chính vì được hưởng mọi nhu cầu vật chất, tinh thần quá đầy đủ, quá sớm, mà không phải dọc ngang cày xới nhọc nhằn, nên một phần thế hệ Millennial bị mất động lực phấn đấu, không biết mình là ai, mình cần làm việc gì để phát triển, không tìm ra con đường mình cần đi, không thấy được ý nghĩa của việc học tập, làm việc, và ý nghĩa sống. Dựa dẫm vào sự cưng chiều của cha mẹ, họ liên tục đưa ra những đòi hỏi vật chất vô lý, và khi được thỏa mãn, họ không có điểm dừng.

Khi họ càng lười biếng thì họ càng đòi hỏi, những đòi hỏi ngày một vô lý và quái dị. Ở trường thì họ không học, thậm chí bỏ học giữa lúc đang là học sinh phổ thông hoặc sinh viên đại học. Ở nhà, họ không làm việc nhà, chỉ đóng kín trong phòng riêng, thậm chí không giao tiếp với cả cha mẹ. Tất nhiên họ không bao giờ muốn ra ngoài đi làm để kiếm sống. Khi bố mẹ khuyên bảo con không được, có giải pháp cứng rắn hơn ép con đi học hoặc đi làm, thì họ dọa dẫm bố mẹ, thậm chí đòi tự tử.

Động vật phải vận động

Khi các bậc cha mẹ chịu bó tay, các giáo viên ở nhà trường không kiểm soát nổi trò cá biệt của mình, thì có gia đình đã đưa con vào chùa, với hy vọng môi trường thanh tịnh và đạo Phật sẽ giúp con mình tỉnh ra. Có trường hợp thành công, nhưng phần nhiều thì bạn trẻ đó trốn ra khỏi chùa.

Tiến sỹ Phan Quốc Việt và Trung tâm Tâm Việt từng nhận những cuộc gọi kêu cứu của các bậc cha mẹ có con rơi vào trường hợp “bó tay” như thế. Họ đã đưa con đi nhiều nơi, nhưng chưa tìm được phương pháp nào để giáo dục con giúp con thay đổi. Thầy Việt tạm dùng một khái niệm để chỉ những em mắc hội chứng này là “khuyết tật thái độ, thiểu năng ý chí”, do ảnh hưởng của tâm lý, môi trường xã hội.

TS. Phan Quốc Việt với bằng và kỷ niệm chương Kỷ lục gia 2018 của Tổ chức World Record Content Academy.

Khi các em được sống trong môi trường vật chất quá đầy đủ, được cưng chiều như vua, các em sinh lười biếng, thiếu vận động trí não, đặc biệt là thiếu vận động thể lực. Do đó, dần dần bệnh tật nảy sinh. Bệnh đó có thể thuộc về thái độ, hoặc thể chất. Bệnh về thái độ, là những suy nghĩ lệch lạc, bệnh hoạn, có em tự cho mình có một sứ mệnh cao siêu, nên nghiêng theo một “đạo” nào đó và bỏ tất cả việc đời, có em thì ngồi thiền hầu hết thời gian. Những em khác lại chỉ nằm ngủ thiếu vận động, sinh ra một số bệnh về thể chất. Ví dụ khi đến tuổi dậy thì, lại yếu sinh lý, bị bạn gái bỏ rơi, sinh ra trầm cảm và mất hết ý chí sống, chỉ muốn tự tử.

“Con người gồm phần con và phần người. Phần con là động vật, phàm đã là động vật, thì phải vận động tích cực liên tục, vận động hàng ngày. Thể lực, cũng như bất cứ bộ phận nào của cơ thể, không hoạt động, không phát triển thì chắc chắn suy thoái. Do đó, với những bạn trẻ khuyết tật thái độ, thiểu năng ý chí, chúng tôi phải đưa họ thoát ra khỏi môi trường của máy tính bảng, điện thoại thông minh, trở về với thế giới thực, vận động thể lực tối đa, lấy lại sinh lực và sức sống, cân bằng thể chất, dẫn đến cân bằng tâm lý, mạnh mẽ về tinh thần.” – Tiến sỹ Phan Quốc Việt nói.

Những trường hợp bạn trẻ thế hệ Millennial bị khuyết tật thái độ, thiểu năng ý chí như thế này, thật sự đáng tiếc và thật sự nguy hiểm cho chính các bạn và gia đình, cũng như xã hội. Các bậc cha mẹ khủng hoảng tinh thần biết bao nhiêu khi mình sinh ra một đứa con lành lặn, nhưng khi đến tuổi thành niên, thì lại ngắt mọi kết nối với thế giới thực, không đi học, không đi làm, chỉ đóng kín mình ở nhà, dần trở nên trầm cảm, và chỉ muốn được chết!

Người nghệ sỹ can đảm

Phương pháp giáo dục những bạn trẻ này phải vô cùng đặc biệt. Trước tiên, khi nhận một bạn trẻ khuyết tật thái độ, thiểu năng ý chí, thầy Việt yêu cầu phải chuyển bạn đó khỏi môi trường gây bệnh. Bạn phải được sống trong một môi trường vận động thể lực, giao tiếp trực tiếp với những người tích cực, mạnh mẽ, tách hẳn với môi trường cũ. Đây là một thách thức lớn lao. Bản thân cha mẹ bạn trẻ đó sẽ thấy khó khăn nhất khi phải xa con. Bạn trẻ thì bị rời khỏi vùng tự mãn, không còn quát nạt, dọa dẫm được ai, cảm giác mình rơi vào địa ngục và tìm mọi cách thoát ra. Họ dọa tự tử, tìm cách vượt rào, vượt qua các cửa kiểm soát, thậm chí đe dọa và chờ đợi thời cơ để hành hung thầy giáo.

Khác với những trẻ thiểu năng trí tuệ, những bạn trẻ như thế đã có ý thức, nên việc kiểm soát các bạn trong thời gian đầu thay đổi môi trường sống vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Có bạn không chỉ đe dọa, mà còn âm mưu để rình đánh thầy giáo bất ngờ và chạy trốn. Có bạn giả vờ thay đổi, theo mọi quy tắc ở trung tâm để thầy tưởng mình tiến bộ, cho ra ngoài trung tâm thay đổi không khí, thì bạn bỏ trốn. Đã có cô giáo của Tâm Việt bị học trò mình đang quản lý đe dọa trong thang máy, bị đánh trên xe và học trò bỏ trốn. Có bạn không chịu hiểu là thầy đang giúp mình điều trị, lại cho rằng thầy đối xử nhẫn tâm với mình, nên tìm cách trả thù.

Muốn các em này thay đổi, chỉ có cách đưa các em vào hoạt động thể chất như trên đã đề cập, và tạo thói quen mới cho các em trong môi trường sống mới. Tuy nhiên, việc tạo thói quen mới bằng cách lặp lại liên tục những hành vi tốt là rất khó, đôi khi phải dùng biện pháp gây sốc tạo ấn tượng mạnh trong tiềm thức, khiến các em quy phục và chịu rèn tập, tạo thói quen mới tích cực.

Thầy Việt đã từng bị trò dọa giết, thầy cũng từng phải theo trò cùng đi tự tử. Trường hợp em L. nhất định đòi được chết. Cả gia đình em phải canh gác 24h/24h để tránh em nhảy lầu tự tử. Sau đó, không thể chịu đựng nổi tình trạng đó, gia đình đã cầu cứu thầy Việt. Ông đã trò chuyện với em, đồng ý cho em tự tử, với điều kiện cả hai người cùng tự tử với nhau. Ông đã cùng L. đi bộ 18km lên tòa nhà Lotte để “nhảy lầu”, và cuối cùng, thầy Việt đã đưa được em trở về an toàn nhờ cách “điều trị” đặc biệt của mình. L. đã ở lại trung tâm Tâm Việt điều trị tâm lý, rèn luyện thể lực và làm việc một thời gian, cho đến khi em cân bằng hơn và được trở về gia đình.

Trở lại với cái đêm tôi đã rùng mình trước cảnh thầy Việt và các thầy giáo trong trung tâm Tâm Việt phải dùng liệu pháp gây sốc đối với một bạn trẻ khuyết tật thái độ mới nhập trung tâm nhưng cố tìm cách trốn, đó là một cảnh tượng sẽ ghi dấu ấn suốt đời tôi về sự dũng cảm của một người thầy. Một người thầy đủ yêu thương để xử mạnh tay, thức tỉnh nhân tâm một con người đang trượt dài về cõi vô nghĩa. Một người thầy can đảm và thông thái, dám nhận những rủi ro ảnh hưởng đến cả sinh mạng mình để chữa trị cho các trò đã bị cả nhà trường và gia đình chịu “bó tay” hết cách giáo dục.

Trả lời cho câu hỏi, tại sao ông có thể trở nên hung dữ át cả vía kẻ dường như bị dồn đến cuối đường quay lại một phen sống chết với các thầy, và đã khiến cho bạn trẻ kia phải quy phục, chịu ở lại trung tâm điều trị, thầy Việt cười hóm hỉnh: “Đó chỉ là một “màn diễn”. Cần đủ yêu thương để dã man. “Cá không ăn kiến thì kiến ăn cá”. Cảm giác lúc đó là tôi cần cứu một người sắp chết. Nếu không quyết liệt đến cùng, thì không có lần thứ hai để sửa, sẽ mất một người trẻ, thêm một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nghĩ đến đó là tôi gồng mình lên như chính bản thân mình đứng trước cái chết”.

Nếu quả thực ông diễn, thì thiết nghĩ, phải trao cho ông danh hiệu Nghệ sỹ nhân dân, khi ông đã vào vai hoàn hảo như thế, để thu phục nhân tâm những bạn trẻ thế hệ Millennial đang chấp chênh giữa lằn ranh của thế giới người và thế giới quỷ.

Và đúng như thầy Việt khẳng định, thuốc chữa mạnh nhất cho những trường hợp như vậy, chỉ có thể là TÂM DƯỢC!

"Khuyết tật thái độ, thiểu năng ý chí là căn bệnh trầm kha nhất, ngày càng lây lan nhanh nhất trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0" – Ts. Phan Quốc Việt

Bích Hậu
Từ khóa: TS. Phan Quốc Việt khuyết tật thái độ

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !