Xúc động chuyện đi tìm ánh sáng cho người khác

Ông Nguyễn Hữu Hoàng Giám đốc Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt trung ương chia sẻ mỗi khi có cuộc điện thoại của người báo gia đình có người mất muốn tặng giác mạc dù bất cứ đêm hay ngày ông và các đồng nghiệp lại nhanh chóng lên đường.

Ông Hoàng và giác mạc được lấy từ người hiến


Những phút lặng người

Nhận được thông báo từ Trung tâm điều phối và ghép tạng quốc về về trường hợp bé 4 tuổi bị chết não ở Phú Thọ muốn tặng giác mạc, ông Hoàng ngay lập tức lên được đến nơi thấy cháu bé 4 tuổi kháu khỉnh đang nằm trên giường bệnh.

Mẹ của cháu thì thầm “Chiến binh của mẹ! Con giỏi và kiên cường lắm, giờ hãy tặng lại giác mạc để giúp những người khác tìm lại ánh sáng nhé chàng trai”.

Cháu bé bị một tai nạn và đã không thể qua khỏi. Cháu mất vào đúng ngày sinh nhật 4 tuổi của mình. Những lời thì thầm của người mẹ với cậu con trai nhỏ 4 tuổi trước khi hiến giác mạc, khiến khóe mắt ông Nguyễn Hữu Hoàng thắt lòng lại, dù luôn cố giữ bình tĩnh mỗi lần làm nhiệm vụ đặc biệt này.

Hay như lần nhận được thông báo cách đây 1 năm trước của một gia đình đang sắp phải chia tay con gái nhỏ, ông Hoàng và 2 cán bộ của Trung tâm Điều phối có mặt tại nhà bé để lấy giác mạc.

Khi đến, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là một phụ nữ rất trẻ ôm bé gái đang ngủ như thiên thần trên giường trong tiếng tụng kinh trầm bổng phát ra từ chiếc đài nhỏ.

Cháu bé đó chính là bé Hải An người đã thắp lên hi vọng cho đi là còn mãi. Mỗi lần đến các gia đình để lấy giác mạc là mỗi lần lặng người nhất là với những cháu nhỏ tuổi.

Nhân rộng nghĩa cử

Khác với việc hiến tạng được làm trong bệnh viện, hiến giác mạc cán bộ của ngân hàng phải về tận nhà của gia đình người muốn hiến giác mạc để lấy giác mạc.

Ông Hoàng kể nhiều lần đi về các tỉnh lấy giác mạc. Có khi đến nơi đã tối, phải để xe ở cổng làng và đi bộ vào gia đình để viếng người đã khuất rồi lấy giác mạc mang đi.

Có gia đình khi cả nhà đồng ý hiến tặng nhưng chỉ một người cháu không cho lấy thế là các cán bộ có khi ra về tay không hoặc phải mất nhiều giờ thuyết phục cả gia đình.

Ông Hoàng nhớ có lần được thông báo có người hiến giác mạc. Ông phải kiểm tra thông tin đầy đủ rồi về lấy. Tuy nhiên, khi lấy xong giác mạc thì một thành viên trong gia đình không đồng ý cho đi và bác sĩ đành ngậm ngùi để lại dù biết những người cần giác mạc rất nhiều nhưng theo quy định phải có đầy đủ thân nhân đồng ý mới được lấy giác mạc.

Không ít lần, ông Hoàng cũng các đồng nghiệp của mình về các xã nông thôn để làm nhiệm vụ của người hiến tặng giác mạc nhưng bị thanh niên làng quây không cho đi. Ông Hoàng kể: Khi chúng tôi lấy xong giác mạc rồi cho vào thùng ra xe nhưng xung quanh xe rất nhiều thanh niên đứng vây kín. Chúng tôi biết sẽ bị gây sự nên phải nhờ người nhà của họ đưa ra đến hết địa phương để đảm bảo an toàn”.

Có trường hợp khi đến gần gia đình thì người nhà lại gọi điện thoại chia sẻ muốn công việc lấy giác mạc thật lặng lẽ và kín đáo. Lúc ấy, những người làm công việc như ông Hoàng lại đỗ xe ở đầu làng, cởi áo blue và chỉ mặc thường phục đi bộ vào như một đoàn vào viếng. Thậm chí không xách theo đồ đạc, dụng cụ, mà để người nhà tự mang vào sau. Đây là ca đầu tiên ở Việt Nam và cũng là ca đầu tiên ở một xã nông thôn, nên gia đình dù tự nguyện, nhưng vẫn sợ điều tiếng, sợ những lời xì xào...

Gần 12 năm với công việc của mình từ những khó khăn ban đầu, đến nay ông Hoàng cho biết người dân hiểu hơn về việc hiến tặng giác mạc để mang lại ánh sáng cho người khác.

Với ông Nguyễn Hữu Hoàng và các cán bộ của Ngân hàng Mắt, công việc tuyên truyền, thu nhận và bảo quản giác mạc hiện nay là công việc đầy tính thiện và ý nghĩa, thực hiện theo nguyện vọng của người đã qua đời, không vụ lợi, trên tinh thần hoàn toàn thoải mái, nên tất cả đều làm việc một cách vô tư. Thậm chí, chưa bao giờ họ cảm thấy ám ảnh, sợ hãi hoặc có điều gì phải lăn tăn trong đầu.
Đến nay, người dân các địa phương nhất là ở tỉnh Ninh Bình đã quá quen với việc hiến giác mạc để mang lại ánh sáng cho người khác, họ không còn tò mò gây khó dễ cho cán bộ ngân hàng mắt. Người dân truyền tai nhau về ý nghĩa cao đẹp của nghĩa cử này.
Chính vì thế, từ 8 người hiến giác mạc năm 2007, nhờ phối hợp tuyên truyền và vận động, hiện nay số người hiến đã tăng lên 25- 30 ca/năm. Đặc biệt, năm 2017 đã tăng lên 77 ca và đến năm 2018 đã lên 109 ca/năm. Đến nay, cả nước đã có hơn 500 ca hiến giác mạc, ở 16 tỉnh, thành phố trên cả nước.



Phương Thúy

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !