Cô học trò nghèo nặng 38kg vào Đại học Dược với ước mơ chế thuốc chữa bệnh cho bố

Sau khi biết kết quả tại Kỳ thi THPT quốc gia 2019 với số điểm 28,05, nữ sinh Lê Thị Thùy (học sinh trường THPT Lê Văn Hưu, Thanh Hóa) nộp hồ sơ xét tuyển vào Đại học Dược Hà Nội với mong muốn trở thành dược sỹ để có thể điều chế ra các loại thuốc tốt cho sức khỏe.

Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng gia đình vẫn quyết tâm để các em đến trường

Nữ sinh nghèo với thành tích học đáng nể

Giữa cái nắng oi ả của tháng 7, chúng tôi tìm về ngôi nhà nhỏ của gia đình nữ sinh Lê Thị Thùy (học sinh lớp 12C1 Trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa). Điều đáng nói, Thùy là 1 trong 11 thí sinh có số điểm xét tuyển đại học cao trên 28 điểm của tỉnh này (trong đó Toán 9,8; Vật lý 9,25; Hóa 9).

Sinh ra trong một gia đình có 2 chị em tại thôn Học Thượng, xã Đông Hoàng (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa), bố mẹ chủ yếu làm nông nghiệp, em Lê Thị Thùy lớn lên với bao vất vả của cuộc sống. Bố em là ông Lê Bá Tình (SN 1973) bị căn bệnh teo dây thần kinh thị lực không nhìn thấy gì, mẹ Lê Thị Tính (SN 1973) làm nông nghiệp nuôi 2 con ăn học. Hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, nhưng không vì thế mà nữ sinh này từ bỏ những hoài bão, ước mơ của mình.

Khi gặp Thùy, ấn tượng với chúng tôi là một cô gái hiền lành, có thân hình mảnh khảnh, nhỏ nhắn với chiều cao chỉ khoảng 1m55, cân nặng khoảng 38kg. Song ấn tượng hơn cả là phong thái năng động, bản lĩnh, nghị lực, khiêm tốn của em, ẩn chứa một khát vọng vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống.

Chị Lê Thị Tính cho biết: “Gia đình tôi chủ yếu làm nông nghiệp, thời gian rảnh rỗi tôi lại đạp xe đi khắp các làng quê để thu mua đồng nát phụ giúp thêm để nuôi các con ăn học. Dù vất vả, khó khăn nhưng lo đến đâu được thì chúng tôi cũng cố gắng hết sức, thiếu thì đi vay mượn thêm anh em để cho các cháu ăn học nên người”.

Nữ sinh Lê Thị Thùy mong muốn vào Đại học Dược Hà Nội để có thể điều chế ra những loại thuốc tốt cho sức khỏe.

Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên 3 năm qua Thùy đi học trên chiếc xe đạp Thống Nhất cũ của người chị Lê Thị Nhung (sinh viên năm 3 Học viện Tài chính) để lại từ thời còn đi học cấp 3.

Thùy tâm sự: "Trong 3 năm qua, em luôn cố gắng học tập, xác định các môn học, nhất là các môn tự nhiên (trong đó có môn Hóa học) để vươn lên và chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Em cũng xác định sau này đi học em sẽ làm thêm gia sư để có tiền phụ giúp cho bố mẹ".

Khi nói về kết quả đạt được, Thùy vô cùng khiêm tốn: “Để có kết quả hôm nay không phải riêng bản thân em, mà từ khi bước vào cấp 3 em đã được các thầy cô giáo bộ môn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và sự động viên từ gia đình. Đặc biệt, trong 3 năm qua khi em học thêm, ôn luyện, các thầy cô bộ 3 môn (Toán, Vật lý, Hóa) không thu bất kỳ khoản thu nào”.

Ba năm qua, cô học trò nghèo đi học trên chiếc xe đạp Thống Nhất cũ.

Nói về bí quyết đạt thành tích cao như ngày hôm nay, Thùy chia sẻ: “Ngoài sự nỗ lực cá nhân, việc chú ý học tập kiến thức thầy cô giảng dạy trên lớp cũng vô cùng quan trọng, về nhà em thường xuyên luyện đề thi các thầy cô giáo cho, cũng như tìm kiếm thêm thông tin các môn học trên mạng. Vì khi làm bài thi phải nhanh, tốc độ cao nên việc luyện qua các bộ đề sẽ giúp em tự tin hơn”.

Theo thầy Trịnh Duy Thế, Thùy luôn đứng đầu khối về thành tích học tập.

Muốn điều chế ra những loại thuốc chữa bệnh cho bố

Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng thành tích học tập của Thùy vô cùng đáng nể khi 12 năm qua em luôn là học sinh giỏi và đã từng đạt giải Nhì môn Vật lý tỉnh Thanh Hóa khi đang theo học lớp 11. Ngoài ra, Thùy cũng là 1 trong 500 học sinh cấp THPT ở khu vực phía Bắc có thành tích học tập xuất sắc nhận học bổng VALLET năm học 2018-2019.

Sau khi biết kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2019, Thùy cho biết em đã đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Dược Hà Nội với mong muốn sau này có thể điều chế ra được những loại thuốc mới, tốt cho sức khỏe.

Thùy tâm sự: “Bố em bị bệnh không thấy gì, chị em bị tai nạn gãy chân khi đang học ngoài Hà Nội, từ lúc đó em với hiểu hết được sức khỏe của con người quan trọng như thế nào nên em đã chọn trường Dược với mong muốn sau này có thể điều chế ra một loại thuốc tốt cho sức khỏe để chữa bệnh cho bố mẹ".

Những tâm sự chân thành của cô nữ sinh xứ Thanh thể hiện một con người sống tình cảm, biết lo lắng cho gia đình. Mỗi khi được nghỉ hoặc đi học về sớm, em thường phụ giúp gia đình làm việc nhà, việc đồng áng.

Chị Tính nói thêm về cô con gái nhỏ: “Là đứa thương bố mẹ, dù hoàn cảnh có khó khăn nhưng chưa bao giờ Thùy kêu ca điều gì mà càng quyết tâm học tập hơn. Đợt ôn thi vừa qua cháu học nhiều quá, sút cân từ 42kg xuống 37kg, tôi vô cùng lo lắng chỉ sợ cháu kiệt sức không thi được nhưng rồi hạnh phúc vỡ òa khi biết kết quả con đạt được”.

Ngôi nhà nhỏ của gia đình Thùy ở vùng quê nông nghiệp.

Trực tiếp giảng dạy cho em Lê Thị Thùy 3 năm môn Toán học, thầy Trịnh Duy Thế, giáo viên môn Toán trường THPT Lê Văn Hưu đánh giá: Em Thùy là người chăm chỉ, năng động và tiếp thu bài tốt, có cách giải bài nhanh, độc đáo.

"Trong 3 năm qua, em luôn là người đứng số 1 của khối về thành tích học tập các môn Toán, Vật lý, Hóa học. Kết quả của em trong kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi là thành quả xứng đáng sau những nỗ lực của em”, thầy Thế chia sẻ về cô học trò nhỏ trong niềm tự hào.

Trần Nghị
Từ khóa: Nữ sinh Lê Thị Thùy trường THPT Lê Văn Hưu huyện Thiệu Hóa xét tuyển Đại học Dược Hà Nội Dược sỹ Vượt khó Điều chế thuốc Thanh Hóa

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !