Triệu phú của Việt Nam tăng: Mừng thật nhưng cũng... đáng lo?

Chuyên gia cho rằng, hiện tượng triệu phú tăng sẽ là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế, là “hàn thử biểu” để đo mức độ giàu có, sự thịnh vượng của một quốc gia… nhưng cũng có những điều đáng lo.

Có nhiều triệu phú là “hàn thử biểu” để đo sự thịnh vượng quốc gia

Gần đây báo chí liên tục đưa tin về các báo cáo số liệu liên quan đến số lượng người giàu, triệu phú ở Việt Nam tăng nhanh.

Cụ thể, hãng nghiên cứu thị trường Statista (Đức) đưa ra dự báo về số lượng triệu phú của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2023.

Theo đó, vào năm 2013, Việt Nam có khoảng 10.000 triệu phú. Đến năm 2017, con số này tăng lên 11.790 triệu phú và năm 2018 là 12.330 triệu phú. Trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ đạt được 15.780 triệu phú vào năm 2023. 

Con số này cũng khá trùng với một báo cáo của Kinght Frank khi đơn vị này cũng đánh giá rằng, tốc độ tăng trưởng số lượng triệu phú của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2023 chỉ xếp sau Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ…

Vậy, số lượng triệu phú ở Việt Nam liên tục tăng là điều đáng mừng hay đáng lo và điều này có tác động ra sao tới nền kinh tế của Việt Nam?

Chuyên gia cho rằng, hiện tượng triệu phú tăng sẽ là tích cực cho nền kinh tế; là “hàn thử biểu” để đo mức độ giàu có, sự thịnh vượng của một quốc gia….

Chia sẻ quan điểm của mình với PV Infonet, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết: Triệu phú của Việt Nam tăng là điều vừa đáng mừng, lại vừa đáng lo.

“Hiện tượng triệu phú tăng sẽ là tích cực cho nền kinh tế. Triệu phú là các nhà kinh doanh giỏi, chủ các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp lớn có lãi là những đầu tàu của nền kinh tế, để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Một xã hội càng có nhiều người giàu thì xã hội đó có lực đẩy mạnh và có cơ hội để phát triển mạnh hơn nữa”, ông Hiếu đánh giá.

Cũng theo vị chuyên gia này, quốc gia có nhiều triệu phú cũng là “hàn thử biểu” để đo mức độ giàu có, sự thịnh vượng của một quốc gia. Quốc gia có nhiều triệu phú thì có thể xem quốc gia đó đang trong thời kỳ thịnh vượng.

Còn theo quan điểm của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Nếu con số triệu phú đó xác thực thì nó phản ánh một thực tế là nền kinh tế Việt Nam có quy mô càng ngày càng lớn hơn và số người có thu nhập rất cao, tích lũy được nhiều tài sản càng ngày càng lớn lên.

“Nhưng đối với nền kinh tế thì ý nghĩa của con số đó như thế nào lại phụ thuộc vào việc liệu 15.780 triệu phú đó dùng tiền của mình, tài sản của mình chủ yếu đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội hay dùng cho mục tiêu của riêng mình hoặc mang tiền đi đầu tư ở những nơi khác? Những hoạt động đầu tư của họ có mang lại hiệu quả kinh tế xã hội chung hay không?”, bà Lan nói.

Vị chuyên gia này cho rằng, phải xem nguồn gốc của các triệu phú đó chủ yếu là những người làm kinh doanh, những nhà đầu tư và kinh tế hay các nhà khoa học công nghệ có những sáng kiến công nghệ hay và bán được sản phẩm trí tuệ của mình.

Bởi theo bà Lan, thực tế ở Việt Nam lâu nay trong số những người giàu có nhất thì phần lớn đều liên quan đến kinh doanh đất đai, bất động sản, chứ chưa có triệu phú hay tỷ phú nào phát triển bằng công nghệ. Đây là điều rất đáng suy nghĩ!.

“Nếu như trước con số triệu phú tăng mà không chỉ rõ được những người đó làm giàu lên bằng cách gì và họ đang sử dụng tiền, tài sản tích tụ được vào những việc gì là chính thì khó lòng nói được lợi ích mà những người giàu lên như vậy mang lại cho nền kinh tế Việt Nam”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh.

Nhiều triệu phú chưa chắc các nước đã “nể”

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nếu trong một xã hội số người giàu có tăng lên mà không làm giảm được số lượng người nghèo thì sự chênh lệch giữa giàu - nghèo càng lớn, càng tạo ra những bất ổn cả về chính trị lẫn kinh tế.

Vì thế, theo ông có hiện tượng nhiều người giàu có Việt Nam thì cần nghiên cứu ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

“Trong khi mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp thì hiện tượng nhiều người giàu có tăng lên có thể tạo ra những động lực để phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, điều đáng lo ngại là có sự phân hóa mạnh trong xã hội Việt Nam, nhất là ở những thành phố lớn. Việc mất cân đối trong thu nhập và tài sản của các thành phần kinh tế của Việt Nam, cái lo ngại nhất là hiện tượng tham nhũng vẫn còn tồn tại, chưa được giải quyết dứt điểm và từ đó tạo lợi thế trong một số người làm giàu nhanh chóng hơn nhiều so với đại bộ phận dân chúng”, ông Hiếu phân tích.

Tương tự, bà Phạm Chi Lan cũng cho rằng, trong khi GDP còn thấp mà người giàu tăng lên cũng là điều đáng lo ngại, nó thể hiện khoảng cách giãn ra giữa người giàu và nghèo, giữa người thu nhập rất cao và người thu nhập thấp.

Cũng theo bà Lan, việc Việt Nam ngày càng có nhiều triệu phú thì cũng chưa chắc là điều để các nước thấy “nể” Việt Nam nếu họ thấy việc phân bổ các nguồn lực ở Việt Nam không công bằng….

Minh Thư

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.