Đừng lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ

Trẻ bị ngạt mũi thường được bác sĩ kê Otrivin. Thuốc có hiệu quả rất nhanh nên được các bà mẹ “tín nhiệm” và dễ dẫn đến lạm dụng. Việc dùng thuốc này lâu ngày có thể làm tổn thương niêm mạc mũi.

Ngạt mũi, chảy mũi ở trẻ em rất hay xảy ra vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi. Khi trẻ bị chảy mũi, ngạt mũi, ngoài việc tìm các nguyên nhân để điều trị, cha mẹ cần nhỏ thuốc tại chỗ cho trẻ được khô mũi và thở thông. Có nhiều loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi trên thị trường, cha mẹ cần rất thận trọng khi dùng nó cho trẻ.

Ảnh minh họa

Các thuốc thông thường

Nước muối sinh lý (NaCl 0,9%): Có tác dụng rửa mũi, làm cho dịch mũi loãng ra và giúp niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường. Có thể nhỏ 4-5 giọt vào một bên mũi rồi hút sạch, ngày làm 2-4 lần. Chú ý không bơm nước mạnh quá vào mũi để khỏi chảy xuống họng, nhất là với trẻ sơ sinh vì dễ gây sặc. Loại này hoàn toàn không gây hại gì, có thể dùng lâu dài.

Sterimar (nước biển phun sương): Làm cho niêm mạc mũi trở lại bình thường; có nhiều nguyên tố vi lượng như bạc, kẽm (giúp kháng viêm), đồng, mangan (chống dị ứng). Dạng phun sương nên có tác dụng làm sạch các rỉ mũi, tăng cường dẫn lưu dịch, loại bỏ các vảy ở trong mũi... Dùng trong viêm mũi xuất tiết, sau các thủ thuật ở mũi, sau nạo VA, sau cầm máu mũi... Loại thuốc này hoàn toàn vô hại, có thể dùng lâu được.

Nhóm thuốc co mạch

Eferin 1%: Giúp cho niêm mạc cuốn mũi co lại làm trẻ thở thông thoáng, dễ chịu. Không nên dùng kéo dài quá 2 tuần vì dùng nhiều có thể gây co mạch.

Naphazolin 0,05%: Chống ngạt tốt, nhanh nhưng ảnh hưởng đến tim mạch. Đã có những cháu bé dùng naphazolin bị ngộ độc dẫn đến tử vong. Vì vậy, tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

Otrivin: Cũng có tác dụng co mạch tốt, phòng ngừa không cho virus, vi khuẩn phát triển, làm sạch hốc mũi, giúp mũi thông thoáng nhanh. Dùng kéo dài có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, chỉ nên dùng không quá 2 tuần để niêm mạc kịp hồi phục.

Pivalone: Là loại thuốc xịt (spray) làm sạch chất nhày ở mũi, làm thông thoáng mũi, ít gây tổn thương niêm mạc mũi, ít hại cho trẻ em. Thuốc dùng trong điều trị chảy mũi kéo dài như viêm mũi cấp, viêm mũi mạn, viêm mũi theo mùa, viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng.

Các loại thuốc trên trước khi nhỏ hoặc xịt mũi đều phải hút hết dịch mũi, nói cách khác phải làm sạch hốc mũi trước khi sử dụng thì thuốc mới có hiệu quả.

Clorocide (cloramphenicol) 0,4%: Là loại thuốc có kháng sinh dùng để sát trùng mũi. Đặc biệt trong các dịch cúm, sởi, có thể dùng đồng loạt cho các vườn trẻ, mẫu giáo. Nhưng nên nhỏ vừa phải (2- 3 giọt) vì thuốc đắng chảy xuống họng khiến các cháu dễ nôn trớ. Loại này ít có tác dụng làm co mạch.

Argyrol 1%: Có tác dụng sát trùng nhẹ, làm săn niêm mạc, rất tốt cho trẻ trong các trường hợp viêm mũi nhiễm trùng, trong các dịch cúm, sởi. Tuy nhiên, cũng không nên dùng quá 2 tuần.

Theo TS Nguyễn Hoàng Sơn, Sức Khỏe & Đời Sống

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !