Quy định nâng bậc lương cán bộ, công chức, viên chức mới nhất 2019

Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả đối tượng người lao động, trong đó có cả cán bộ, công chức và viên chức. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều cán bộ, công chức, viên chức về việc sau bao lâu được nâng bậc lương.

Thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên

Theo khoản 1 Điều 2 của Thông tư 08/2013/TT-BNV, một trong những điều kiện để công chức được xét nâng bậc lương là phải giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh trong một thời gian nhất định. Cụ thể:

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Sau 05 năm được xét nâng một bậc lương (nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng).

- Đối với các ngạch và các chức danh yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên: Sau 03 năm được xét nâng một bậc lương (nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng).

- Đối với các ngạch và các chức danh yêu cầu trình độ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành phục vụ: Sau 02 năm được xét nâng một bậc lương (nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng)

Lưu ý: Thời gian nghỉ thai sản; ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cộng dồn dưới 06 tháng vẫn được tính vào thời gian xét nâng bậc lương. Thời gian nghỉ việc riêng, bị đình chỉ công tác… không được tính.

Điều kiện khác để được nâng bậc lương

Ngoài yêu cầu về thời gian giữ bậc lương, theo khoản 2 Điều 2 của Thông tư 08/2013/TT-BNV, cán bộ, công chức, viên chức còn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn khác mới được nâng bậc lương thường xuyên.

Cụ thể:

- Với cán bộ, công chức:  

+ Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

 + Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

- Đối với viên chức và người lao động:

+ Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

+ Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Lưu ý: Trên đây là thông tin về quy định thời hạn công chức được nâng bậc lương. Tuy nhiên, đây chỉ là quy định nâng bậc lương thường xuyên. Trong một số trường hợp đặc biệt, công chức được nâng bậc lương trước thời hạn. Hoặc nếu trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên.

Các trường hợp được nâng bậc lương trước thời hạn

Điều kiện và chế độ được hưởng:

Cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định.

Xác định thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc:

Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên và 4 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

Riêng đối với trường hợp đã được nâng bậc lương trước thời hạn thì tất cả các thành tích đạt được trước ngày có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn trong khoảng thời gian (6 năm và 4 năm) không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho lần sau.

Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn được căn cứ vào thành tích cao nhất đạt được của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; nếu thành tích cao nhất bằng nhau thì xét đến các thành tích khác; trường hợp có nhiều người có thành tích như nhau thì thực hiện ưu tiên theo quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị.

Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương trước thời hạn

Tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích khác nhau của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trao đổi với Cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định cụ thể trong Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị. Căn cứ vào quy định này, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc diện được xét nâng bậc lương trước thời hạn hằng năm do tập thể bình chọn, nhưng mỗi năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Số lần được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ: Không thực hiện 02 lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh.

Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn:

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong một năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị. Danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị được xác định theo quyết định của cấp có thẩm quyền giao biên chế (đối với cán bộ, công chức) hoặc phê duyệt số lượng người làm việc (đối với viên chức và người lao động) tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu:

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu, nếu trong thời gian giữ bậc đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu, thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn.

Các trường hợp kéo dài thời hạn nâng lương

Kéo dài thời hạn nâng lương là 1 hình thức xử lý kỷ luật, mà theo đó thời hạn nâng lương của bị kỷ luật sẽ bị kéo dài. Dưới đây là các trường hợp kéo dài thời hạn nâng lương:

Khoản 1, Điều 56 Luật Viên chức 2010 quy định, viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 3 tháng; bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 6 tháng.

Trường hợp viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 12 tháng, đơn vị sự nghiệp công lập bố trí vị trí việc làm khác phù hợp.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

Theo đó, khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV, trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo, quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm, bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên như sau:

Kéo dài 12 tháng (1 năm) đối với các trường hợp:

- Cán bộ bị kỷ luật cách chức;

- Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;

- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.

Kéo dài 6 tháng đối với các trường hợp:

- Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;

- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 2 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 6 tháng.

Kéo dài 3 tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.

Lưu ý: Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài theo quy định.

PV (tổng hợp)
Từ khóa: Quy định nâng lương công chức các trường hợp kéo dài thời hạn nâng lương Thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên nâng lương 2019 tăng lương 2019

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Đang cập nhật dữ liệu !