Tuyển thẳng 2.000 thí sinh từ học bạ, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM có yên tâm?

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tuyển gần 2.000 chỉ tiêu từ học bạ. Ông Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo nhà trường thừa nhận hiện tượng làm đẹp học bạ là có nhưng trường chưa có cơ sở để thẩm tra và sàng lọc những đối tượng này.

VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đương về vấn đề này.

Ông Nguyễn Văn Đương cho hay hiện trường chưa có cơ sở để thẩm tra và sàng lọc những đối tượng làm đẹp học bạ THPT

Phóng viên:Thưa ông, tại sao năm nay Trường ĐH Kinh tế TP.HCM lại xét tuyển nhiều chỉ tiêu từ học bạ nhiều như vậy?

Ông Nguyễn Văn Đương: Việc tuyển sinh học sinh THPT từ điểm học bạ đã được trường công bố trong đề án tuyển sinh.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã báo cáo cho Bộ GD-ĐT phương thức xét tuyển và công bố trên các phương tiện thông tin về đề án này. Gần 2.000 thí sinh nhà trường xét tuyển thẳng năm nay theo đề án tuyển sinh chiếm 30% chỉ tiêu.

Gọi là xét tuyển theo học bạ, nhưng chúng tôi có xét tuyển học sinh giỏi 3 năm liên tục có tiêu chí chọn chứ không phải đại trà.

Chúng tôi chỉ xét những học sinh ở các trường THPT có kết quả học lực xếp loại giỏi 3 năm liên tục và có những tiêu chí phụ. Những tiêu chí này đã có trong đề án tuyển sinh của trường, công bố trên website cũng như báo cáo cho Bộ GD-ĐT.

Khi trường ĐH thực hiện xét tuyển học bạ đã có hiện tượng làm đẹp học bạ THPT, nhà trường có lường trước việc này?

- Nếu xảy ra hiện tượng này thì đây là trách nhiệm của trường phổ thông chứ không phải của các trường đại học.

Trong những năm qua, khi thực hiện xét tuyển bằng hình thức này, căn cứ vào kết quả học tập hàng năm chúng tôi thấy rằng, những đối tượng này khi học ở trường học lực tốt. Điều đó, chứng tỏ chúng tôi đã tuyển đúng những đối tượng cần để đào tạo.

Vậy kết quả học tập hàng năm của những đối tượng được tuyển sinh bằng học bạ như thế nào thưa ông?

- Hiện nay chưa có một khảo sát đại trà nhưng qua tham khảo của bộ phận quản lý học vụ, phần lớn các em tuyển từ học bạ có lực học khá tốt. Tất nhiên đây là những khảo sát ban đầu chứ chưa có khảo sát quy củ, rộng rãi để đánh giá cụ thể từng lớp, từng em.

Mặt khác, năm nay mới là năm thứ ba trường thực hiện tuyển học bạ học sinh giỏi THPT, chưa đủ 1 khóa ra trường để đánh giá chất lượng. Nhưng qua kết quả xét học bổng hàng năm phần lớn những em nằm trong tốp đầu có nhiều em trúng tuyển từ phương thức này.

Theo ông số lượng tuyển sinh từ học bạ của trường năm sau tăng hơn năm trước và tăng nhảy vọt như năm nay có phải không tuyển đủ khi xét tuyển kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia?

- Không hẳn như vậy!

Trước đây chúng tôi chỉ thực tuyển thẳng đối tượng 1 là những thí sinh đạt giải nhất, nhì ba ở các kỳ thi quốc tế và học sinh giỏi quốc gia nhưng số lượng này ít.

Khi Bộ GD-ĐT cho phép các trường mở rộng tự chủ trong tuyển sinh, chúng tôi thử nghiệm lấy học sinh giỏi từ các trường phổ thông với năm đầu tiên (2017) là 10%; năm 2018 là 15% và năm nay là 30%.

Sau hai năm tuyển đối tượng này chúng tôi thấy các em có sức học tốt khi nhập học. Vì vậy nói mở rộng tuyển thẳng do không đủ chỉ tiêu từ tuyển sinh thi THPT quốc gia là không đúng bởi hàng năm số lượng nguyện vọng thí sinh đăng ký vào trường rất lớn, khoảng 50.000-70.000 nguyện vọng, nên không có lý do gì sợ tuyển không đủ 5.000 thí sinh. Khi thực hiện mở rộng tuyển học bạ, chúng tôi đã có cân nhắc và tham khảo từ nhiều nguồn và thấy mở rộng là phù hợp.
Ông có lo ngại nếu nhà trường tăng số lượng tuyển thẳng học bạ thì tình trạng làm đẹp học bạ ở trường phổ thông cũng sẽ nhiều hơn bởi để tranh suất theo phương thức xét tuyển khác vào trường không dễ?

- Rất khó tránh khỏi hiện tượng này ở trường phổ thông vì vậy xong một đợt tốt nghiệp chúng tôi sẽ khảo sát để sơ kết việc này và quyết định có nên mở rộng hoặc có giải pháp để hạn chế hiện tượng này.

Tôi khẳng định lại trách nhiệm này là ở trường phổ thông nếu họ làm như vậy.

Nhà trường có cách nào nhận biết để sàng lọc loại bỏ những trường hợp mua điểm, làm đẹp học bạ THPT chưa thưa ông?

- Đây là một câu hỏi khó và chúng tôi rất muốn làm điều này nhưng chưa có cơ sở để thẩm tra và sàng lọc những đối tượng này.

Quan điểm của chúng tôi là những em có học lực thực của mình hãy tham gia xét tuyển vào trường. Những em dùng học bạ sửa đổi nếu trúng tuyển chưa chắc đã học nổi ở môi trường có yêu cầu đào tạo chất lượng cao, do đó hãy chọn một trường vừa sức với mình.

Tôi nhớ, trước đây Bộ GD-ĐT đã có hai năm thí điểm các trường đại học thực hiện xét tuyển thẳng học sinh có 3 năm đạt loại học sinh giỏi, nhưng có một số trường hợp có thể do nâng điểm không đúng năng lực, khi vào học chỉ một năm đuối sức và phải nghỉ. Việc này đánh đổi cơ hội thời gian, tiền bạc không cần thiết và điều này vẫn còn nguyên giá trị với thời điểm hiện nay.

Quan sát điểm chuẩn vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM trong những năm qua cho thấy có mức điểm trúng tuyển năm sau thấp hơn năm trước, lý do là gì thưa ông?

- Tôi nghĩ điều này phải có đánh giá từ nhiều khía cạnh. Trong nhiều năm qua chỉ tiêu tuyển sinh của trường không đổi. Điểm đầu vào phụ thuộc nhiều yếu tố như chất lượng thí sinh từng năm, đề thi THPT quốc gia khó hay dễ, số thí sinh đăng ký vào ngành đó nhiều hay ít. Vì vậy, không thể nói rằng điểm chuẩn một ngành năm sau thấp hơn năm trước là chất lượng của ngành đó giảm sút.

Trong những năm tới việc tuyển sinh của trường sẽ thay đổi như thế nào?

- Chúng tôi cũng đang tìm kiếm nhiều phương thức xét tuyển. Cụ thể với việc tuyển học bạ học sinh có ba năm học lực giỏi và lấy từ trên xuống. Ngoài tiêu chí này chúng tôi đặt ra nhiều tiêu chí phụ khác để chọn được sinh viên giỏi trong đó có tiêu chí ngoại ngữ. Công tác tuyển sinh tới là chuyện khá dài hơi và Hội đồng khoa học nhà trường sẽ phải quyết định việc này.

Hiện nay chính sách mở đầu vào siết đầu ra được thực hiện như thế nào thưa ông?


- Đầu vào có thể được mở rộng nhưng quan điểm của nhà trường chuẩn đầu ra luôn được quan tâm. Chúng tôi tự hào khi sinh viên của trường tốt nghiệp được các doanh nghiệp chào đón. Đây là mong muốn của nhà trường và cũng là tiêu chí khi thí sinh lựa chọn trường để đăng ký. Ngoài tiêu chí về kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm, chuẩn đầu ra quy định sinh viên phải đạt chứng chỉ TOEIC từ 500 trở lên, có ngành 600 trở lên.

Cảm ơn ông đã trao đổi!

Lê Huyền

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Jennifer Lopez mặc nội y khoe đường cong ở tuổi 55 khiến gái trẻ phải ghen tỵ

Jennifer Lopez khoe đường cong nghẹt thở trong loạt ảnh quảng cáo nội y mới.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Đang cập nhật dữ liệu !