Thu phí người chăm nuôi bệnh nhân: Vì sao có những "nguồn cơn" dậy sóng?

Theo PGS Nguyễn Văn Bàng – nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, việc thu phí chăm nuôi khiến dư luận bức xúc và cho rằng bị tận thu cũng dễ hiểu nhưng hai bên bệnh viện và người dân đều có nguồn cơn khác nhau.

Ảnh minh họa.

Báo điện tử Infonet.vn xin trích đăng ý kiến của PGS Nguyễn Văn Bàng - người thầy thuốc đồng thời là nhà giáo ngành y đã hơn 40 năm làm việc ở các cơ sở y tế lớn tại trung ương và một số tỉnh thành nhiều vùng trong cả nước và một thời gian dài làm việc ở một số nước phát triển.

Xã hội chúng ta đang chuyển từ kinh tế tập trung, có kế hoạch sang một dạng đặc biệt được gọi là "kinh tế thị trường". Chúng ta đang chuyển mạnh sang quản lý kiểu "kinh tế thị trường", nghĩa là cung theo cầu.

Trong việc bảo vệ sức khỏe đang chuyển từ chế độ bao cấp theo kế hoạch sang chế độ tự chủ với việc triển khai rộng rãi và khá ồ ạt chủ trương xã hội hóa, nhưng trên thực tế là chủ trương tự điều hành "toàn diện" dưới dạng...khoán quản.

Tất cả những hiện tượng và hoạt động kinh tế này sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển trước mắt, nhưng với tính chất đặc thù của ngành y tế khi cọ xát với thực tế gay gắt và khắc nghiệt của các ngành đặc thù và trọng đại như y tế hay giáo dục đã bộc lộ những "nút thắt" tạo nên "luồng xoáy" của dòng phát triển kinh tế xã hội.

Một khi các cơ sở kinh tế hoạt động dưới dạng "khoán quản", dù Nhà nước có chủ trương cụ thể đến mấy thì những tình huống cụ thể và phổ biến vẫn diễn ra theo qui luật kinh tế thị trường (cung theo cầu), và các lãnh đạo đơn vị vẫn phải điều hành theo qui luật cung cầu. Áp dụng cụ thể vào ngành y tế, chúng ta sẽ thấy rõ những bất cập đang diễn ra có tính phổ biến, mà việc thu tiền người nhà đi theo chăm sóc bệnh nhân nằm viện là một trong những ví dụ điển hình. Bởi vì bệnh viện thiết kế và chi tiêu được tính theo chi phí đầu giường và theo từng bệnh nhân.

Về lý thuyết, ngành y tế và bảo hiểm xã hội phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc chi trả cho công dân đã đóng đủ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Nghĩa là bệnh viện phải lo đủ biên chế cho việc chăm sóc bệnh nhân một cách toàn diện và triệt để, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu mà tình trạng sức khỏe của người bệnh đòi hỏi, kể cả chăm sóc chuyên môn và chăm sóc đời thường (ăn uống, tắm giặt, vệ sinh, đi lại, giải trí...). Điều này được thấy rất rõ ở các nước phát triển và ở một số bệnh viện tư nhân tại Việt Nam gần đây.
Ngó sang các bệnh viện công thì ngành y tế không có biên chế cho việc chăm sóc đời thường của bệnh nhân như ở các nước trên, bao gồm hộ lý để chăm sóc "toàn diện" người bệnh, bệnh viện buộc phải sử dụng đến hệ thống nhân lực không chuyên nhưng rất sẵn có và hợp lý là người nhà bệnh nhân.

Đội ngũ nhân lực này làm việc tự nguyện, tuy không được chi trả tiền công nhưng hết sức tận tình và chu đáo đối với người thân của họ. Về mặt kinh tế, đáng lẽ bệnh viện phải trả tiền công, hoặc chí ít là cám ơn họ và tạo điều kiện cho họ "làm việc" thì bệnh viện lại bắt họ phải trả tiền. Vì thế nghe rất nghịch lý.

Tuy nhiên, ngược lại nếu nhìn đa chiều khi bệnh viện phải chịu sự quá tải của bệnh nhân và phải chứa đựng một lượng người gấp đôi (chưa kể có bệnh nhân cần đến 2 người nhà mới săn sóc nổi) thì tất cả mọi chi phí ngoài chuyên môn đều tăng vọt.

Lãnh đạo bệnh viện không còn cách nào và nguồn chi nào để trang trải cho sự bội chi này, họ phải tính đến việc thu phí. Lại được cộng thêm với nhu cầu sát thực và cấp bách của các gia đình bệnh nhân trong việc săn sóc người thân, trong khi ngành y tế không có nhân lực và vật lực dành cho việc chăm sóc người thân của họ. Người nhà bệnh nhân tạo ra khâu "cầu" và tất nhiên bệnh viện cho phép mình "làm chủ khâu...cung" cho phép vào chăm nuôi nhưng phải đóng tiền chi phí...sinh hoạt.

Chúng ta thấy rõ vòng xoáy và "nguồn cơn" của chính cái xoáy "nho nhỏ" này trong ngành y. Người nhà và dư luận xã hội bức xúc vì đã không có nhân viên chăm người thân mình chu đáo, phải bỏ nhà cửa công việc mưu sinh để vào chăm nuôi, lại còn bị thu tiền. Ngành y tế bức xúc vì sự quá tải bệnh nhân lại phải chi tiêu sinh hoạt điện nước, chỗ nằm...cho người theo nuôi.

Để giải quyết triệt để "nguồn cơn" này, các giải pháp nghe ra rất đơn giản là...cắt nguồn cung người nhà theo nuôi bằng cách cung cấp đủ nhân lực "cận y tế" (hộ lý, y công, nhân viên chăm sóc cơ bản...). Điều này rất khó, những khái niệm như "săn sóc toàn diện" mới nằm trên các báo cáo thành tích và trong các hội thảo có tính hiện đại mang ý nghĩa cập nhật quốc tế thời đại, trong khi nhà nước chưa có chủ trương đào tạo đội ngũ nhân lực thiết yếu này, bảo hiểm chưa hề tính đến chi phí "cận chuyên môn" này.
Bệnh viện thì vẫn cứ phải vận hành để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho người dân và tránh "búa rìu dư luận" và thậm chí cả gậy gộc dao kiếm trong xã hội hiện thời, và còn phải lo tất cả mọi thứ trong cái cơ chế kinh tế thị trường, khoán quản, Nghị định 43... Và, sắp tới có thể còn là...cổ phần hóa (tư nhân hóa) các bệnh viện công lập.

Khánh Ngọc (ghi)

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !