Ngành TT&TT với sứ mạng đưa Việt Nam bứt phá, phát triển phồn thịnh

Một Việt Nam ổn định và phát triển bứt phá không thể thiếu vai trò của Bộ TT&TT. Đây vừa là mong muốn, vừa là phương châm hành động và là một yêu cầu của người đứng đầu ngành TT&TT - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã gửi thông điệp đến toàn thể cán bộ, CNVC, người lao động trong toàn ngành TT&TT trong năm 2019 và các năm tiếp theo.

Năm 2018, ngành TT&TT đã vạch ra những định hướng cơ bản, những công việc quan trọng cho năm 2019 và những năm tới. Một Việt Nam ổn định và phát triển bứt phá không thể thiếu vai trò của Bộ TT&TT. Đồng thời, Bộ TT&TT với sứ mạng đưa ICT vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng ta tự hào nhận các trọng trách này. Chúng ta tự hào khi được là một phần trong đó. Chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn khi thực hiện sứ mạng này. Đây vừa là mong muốn, vừa là phương châm hành động và là một yêu cầu của Người đứng đầu ngành TT&TT - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã gửi thông điệp đến toàn thể cán bộ, CNVC, người lao động trong toàn ngành TT&TT trong năm 2019 và các năm tiếp theo.

BT-phat-bieu-tai-Hoi-nghi.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng "Việt Nam muốn vươn ra biển lớn thì phải có thứ hạng cao"

Năm 2019 cũng là năm Bộ TT&TT xác định khẩu hiệu và quán triệt trong toàn Ngành TT&TT là: “Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá”. Người đứng đầu các cấp thì phải Làm gương, nhân viên thì phải Kỷ cương, làm việc phải có Trọng tâm, suy nghĩ và hành động thì Bứt phá. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị tất cả các đơn vị trong Bộ quán triệt tinh thần này.

Ngay từ Hội nghị giao ban QLNN tháng đầu tiên của năm 2019, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ đạo: Năm 2019 là một năm tốt cho Việt Nam. Vận nước đang lên, hào khí đang lên. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đã tổ chức tại Việt Nam thu hút hơn 3.000 phóng viên quốc tế đến Việt Nam đưa tin. Đây là cơ hội thuận lợi để báo chí quốc tế đưa các thông tin về hoạt động phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội cho Việt Nam quảng bá hình ảnh của mình ra cộng đồng quốc tế.

Dịp này, người đứng đầu ngành TT&TT đã nhắc lại lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngành TT&TT năm 2019 cần phải tốt hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2018.

Xác định rõ nhiệm vụ nặng nề ấy, ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2019, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ đạo và định hướng rõ về 6 lĩnh vực Bộ quản lý (bao gồm: Bưu chính, Viễn thông, CNTT, An toàn - An ninh mạng, Công nghiệp ICT, Thông tin tuyên truyền).

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng, đối với lĩnh vực Viễn thông, dù trong tháng 1/2019, các doanh nghiệp viễn thông đã tăng trưởng tốt trong bối cảnh thị trường viễn thông đã bão hòa. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nêu rõ: Trong năm 2019 Bộ sẽ rất mạnh tay để chấn chỉnh vấn nạn SIM rác, tin nhắn rác. Tình hình SIM rác phải cơ bản được giải quyết trong 6 tháng đầu năm 2019. Chủ tịch, Tổng Giám đốc các công ty di động phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ và Bộ trưởng Bộ TT&TT về nạn SIM rác.

Đối với lĩnh vực viễn thông, Bộ trưởng chỉ đạo cần nghiên cứu thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp viễn thông. Các lĩnh vực khác như an toàn thông tin, phần mềm đều đã có Hiệp hội, trong khi đó ngành viễn thông với các doanh nghiệp lớn lại chưa có, Bộ trưởng nêu vấn đề.

Về lĩnh vực ICT, Bộ sẽ cố gắng ban hành sớm Đề án chuyển đổi số quốc gia trong nửa đầu năm 2019 nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp ICT phát triển và vươn tầm ra khu vực và quốc tế. Trong 5 năm tới, cần đặt ra mục tiêu có 100 nghìn doanh nghiệp ICT so với con số 50 nghìn doanh nghiệp hiện nay, Bộ trưởng mong muốn.

Về vấn đề an toàn thông tin, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2019 của Bộ TT&TT, Bộ trưởng yêu cầu, năm 2019 phải bảo đảm an toàn thông tin cho các cơ quan Đảng, Nhà nước; Cục An toàn Thông tin trong tháng 2 phải trình lên Thủ tướng dự thảo Chỉ thị về việc các cơ quan Đảng, Nhà nước đều phải có một công ty hỗ trợ việc đảm bảo an toàn thông tin.

Đối với lĩnh vực thông tin tuyên truyền, Bộ trưởng nhấn mạnh sứ mạng của báo chí là phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, niềm tin xã hội và khát vọng Việt Nam hùng cường. Một đất nước muốn vươn lên thì sức mạnh chính là sức mạnh tinh thần. Báo chí phải tạo ra sức mạnh tinh thần đó. Dù là đưa tin tiêu cực hay tích cực thì vẫn phải với mục tiêu khích lệ Việt Nam, làm cho Việt Nam mạnh lên, ổn định, chứ không phải làm xói mòn sức mạnh của đất nước.

Riêng Cục PTTH-TTĐT, năm 2019 cũng là năm Cục có nhiều nhiệm vụ nặng nề: Đó là thực thi luật pháp Việt Nam đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, vì vậy Cục phải tập trung làm việc khẩn trương, quyết liệt và có những giải pháp hiệu quả, Bộ trưởng chỉ đạo.

Đối với vấn đề Quy hoạch báo chí sẽ được ký ban hành trong tháng 2 năm nay và cơ bản sẽ được hoàn thành trong năm 2019 nhưng trong quá trình triển khai cần lưu ý đến quyền lợi của người lao động, Bộ trưởng lưu ý.

Bên cạnh những vấn đề trọng tâm, xuyên suốt cần phải thực hiện trong năm 2019 nêu trên, Bộ trưởng yêu cần xây dựng KPI cho từng lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, triển khai hoạt động thi đua khen thưởng nhằm tôn vinh các đơn vị, doanh nghiệp trong từng lĩnh vực.

20192702-ta4.jpg

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp kiểm tra hệ thống hạ tầng tại Trung tâm Báo chí Quốc tế phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 vừa qua tại Hà Nội

Trong hoạt động hợp tác quốc tế, ngành TT&TT Việt Nam cần phấn đấu hướng tới vai trò dẫn dắt, đi đầu trong khối ASEAN trong lĩnh vực 5G, sáng kiến một giá cước cho toàn khối ASEAN, trở thành trung tâm về An toàn thông tin… Do vậy, Vụ Hợp tác Quốc tế cần đóng vai trò chủ động hơn trong việc thu hút các doanh nghiệp công nghệ lớn, các công ty liên doanh, trung tâm nghiên cứu của quốc tế về Việt Nam, Bộ trưởng chỉ đạo.

Người đứng đầu ngành TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã nhiều lần nhấn mạnh: Bộ TT&TT của chúng ta là một bộ về công nghệ, công nghiệp và dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và CNTT, hay còn gọi là ICT. Sứ mạng của nó là đưa ICT vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. ICT là nền tảng của kinh tế số, xã hội số, CMCN 4.0.

“Dùng công nghệ của nhân loại để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam, và từ cái nôi Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ này sẽ đi ra toàn cầu. Công nghệ sinh ra là để giải quyết vấn đề, ở đâu có vấn đề là ở đó có công nghệ, có giải pháp. Vấn đề đang có ở mọi nơi, có thể là ngay chính trong công việc hàng ngày của mỗi chúng ta, và mỗi chúng ta có thể khởi nghiệp công nghệ để giải quyết chính bài toán của mình. Cuộc cách mạng toàn dân khởi nghiệp công nghệ sẽ giúp Việt Nam hóa Rồng, hóa Hổ, trong đó doanh nghiệp công nghệ thì chủ yếu là trong lĩnh vực ICT. Bộ TT&TT phải đóng vai trò dẫn dắt trong cuộc cách mạng này”, Bộ trưởng kỳ vọng.

Bộ TT&TT cũng là Bộ quản lý nhà nước về báo chí, về thông tin tuyên truyền. Sứ mạng của nó là báo chí phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, niềm tin xã hội và khát vọng Việt Nam hùng cường..

Đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách ấy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã định hướng, chỉ đạo một số việc lớn, có tính chất chiến lược lâu dài mà toàn ngành TT&TT phải làm trong thời gian tới nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của 6 lĩnh vực.

Theo đó, rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật thuộc ngành TT&TT, để loại đi sự chồng chéo, mâu thuẫn nhau, bỏ đi cái cản trở sự phát triển, cái thừa. Cần nghiên cứu, xem xét và nên thuê tư vấn làm việc này. Hệ thống pháp luật đã được đắp dần qua nhiều năm, thiếu thiết kế tổng thể, do các Vụ, các Cục làm độc lập với nhau, nay có nhiều mâu thuẫn và đã trở thành trở ngại cho sự phát triển của Ngành.

Lĩnh vực viễn thông - CNTT có tính quốc rế rất cao, có nhiều tổ chức quốc tế đo lường và xếp hạng các nước. Trong 10 năm qua, xếp hạng của viễn thông - CNTT của chúng ta đã tụt dần xuống xếp thứ trên 100, đứng dưới trung bình thế giới. Những năm tới, chậm nhất là đến 2022, chúng ta phải đưa thứ hạng của Việt Nam về 30 - 50. Toàn ngành TT&TT phải bám vào các chỉ tiêu quốc tế để phấn đấu nâng cao thứ hạng Việt Nam.

Với sự xuất hiện của Mạng xã hội, hàng chục triệu người có thể đưa tin thì cách làm báo và cách quản lý báo chí phải có sự thay đổi căn bản. Sứ mạng của báo chí thì không thay đổi nhưng công nghệ làm báo và công nghệ quản lý báo chí thì thay đổi mang tính cách mạng. Ngoài ra, cách mà chúng ta sống và ứng xử trên Không gian mạng (KGM) cũng còn rất mới mẻ. Sử dụng công nghệ để nhìn thấy toàn cảnh bức tranh thông tin trên KGM, có khả năng phân tích, đánh giá và dự đoán xu thế của hàng trăm triệu thông tin, hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ người dân, doanh nghiệp, bảo vệ nhà nước trên KGM. Đó là những thách thức quản lý mà Bộ TT&TT phải vượt qua.

Về việc một số Sở TT&TT bị mất tên, sáp nhập về sở khác là do chính chúng ta, do chúng ta chưa thể hiện được vai trò, chưa có đóng góp cho tỉnh. Muốn lấy lại vai trò của Sở, muốn Sở đóng góp cho sự phát triển của tỉnh, muốn Sở chúng ta đúng là Sở Công nghệ Thông tin và Truyền thông, thì đầu tiên phải là nhận thức đúng về Sở. Nhận thức đúng về 6 lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở. Nhận thức đúng về tầm quan trọng của Công nghệ và Tuyên truyền trong sự phát triển của đất nước: Tuyên truyền tạo nên sự ổn định, còn Công nghệ tạo nên sự phát triển. Thay đổi ngành TT&TT, lấy lại tên cho mình là một hành trình vất vả, nhưng vinh quang, vì nó mang lại giá trị, lợi ích cho Ngành, cho tỉnh và cho đất nước. Nó cũng làm cho cuộc sống của mỗi chúng ta ý nghĩa hơn.

Về quản lý nhà nước thì đầu tiên là phải đo lường được. Cái gì không đo được thì không quản lý được. Đo được, tự động thống kê được, phát hiện sớm các bất cập để nhắc nhở, nếu xử lý thì thật nghiêm minh, có tính răn đe. Bởi vậy, năm 2019 chúng ta phải xây dựng, ban hành Bộ chỉ số đánh giá, đo lường sự phát triển của từng lĩnh vực quản lý; xây dựng xong hệ thống CNTT để đo lường và phân tích, đánh giá, dự báo, phát hiện sớm các vấn đề, các sai phạm trên tất cả các lĩnh vực quản lý của Bộ TT&TT. Đồng thời, xây dựng bộ KPI cấp tỉnh về các lĩnh vực quản lý và công bố hàng năm.

Năm 2019, Bộ TT&TT chọn chủ đề "Nâng cao thứ hạng Việt Nam". Việt Nam muốn vươn ra biển lớn thì phải có thứ hạng cao. Với phương châm hành động: Người đứng đầu Làm gương, nhân viên thì Kỷ cương, làm việc có Trọng tâm, suy nghĩ và hành động thì Bứt phá. Bứt phá là bỏ cái cũ, cách cũ, theo cái mới, cách mới với mục tiêu nhanh hơn, hiệu quả hơn, thay đổi được thứ hạng. "Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá " - Bộ TT&TT sẽ làm việc với tinh thần này.

Cũng nhân đây, Bộ trưởng đề nghị sự chung sức, chung lòng, đoàn kết của toàn ngành TT&TT, các Sở tại địa phương, của các doanh nghiệp, các hiệp hội, các báo, đài, nhà xuất bản, hãy bám sát sự lãnh đạo, các chủ trương của Trung ương, hãy bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, hãy phát huy truyền thống anh hùng của Ngành, nền tảng mà bao thế hệ đi trước đã dựng nên, hãy cùng nhìn về phía trước, cùng đặt mục tiêu cao và cùng thực hiện, để góp phần mình cho Việt Nam hùng cường.

Theo Ngô Xuân Lộc (Mic.gov.vn)

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !