Kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nhìn từ góc độ quốc tế và địa phương

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 2/5, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội – Đại học Quốc gia Hà Nội đã long trọng tổ chức hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ nhìn từ góc độ quốc tế và địa phương.

GS.TS Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội phát biểu tại hội thảo.

Đến dự và phát biểu tại hội thảo, GS.TS Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cho biết: “65 năm trôi qua, những dư âm và dấu ấn chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng ở nhiều nơi trên thế giới, trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, quân sự đến ngoại giao, văn hóa.

Nhấn mạnh về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, tờ Guardian năm 2014 đã nhận định rằng, đó là “dấu mốc mở ra một thời đại mới trên toàn thế giới – thời đại giải phóng dân tộc”.

Theo GS.TS Phạm Quang Minh, hãng tin Pháp AFP khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ “thổi bùng phong trào độc lập tại nhiều quốc gia thuộc địa trên khắp thế giới”. 

Báo Hong Kong Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) khẳng định Điện Biên Phủ là biểu tượng của tinh thần quyết tâm tự lực, tự cường, chiến đấu và chiến thắng của dân tộc Việt Nam.

Còn nhà nghiên cứu người Anh Peter Hunt thuộc Đại học King’s College London nhận định: “Điện Biên Phủ đã làm thay đổi cả châu Á và ảnh hưởng của nó còn kéo dài tới ngày nay”.

Ngoài ra, GS.TS Phạm Quang Minh cũng nhận mạnh: “Từ góc độ quốc tế, Điện Biên Phủ là biểu tượng của lòng quả cảm của cả một dân tộc quyết không chịu làm nô lệ, đồng thời là các dân tộc bị đô hộ, áp bức, bóc lột.

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam chắc chắn là dấu mốc không thể quên trong lịch sử toàn cầu. Trên thực tế, chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam đã đánh thắng chế độ thực dân kiểu cũ, đồng thời cũng báo hiệu sự thất bại của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

65 năm trôi qua, từ một chiến trường đẫm máu, ngày nay Điện Biên Phủ đã trở thành điểm hẹn của hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc”.

Bên cạnh đó, GS.TS Phạm Quang Minh cũng chia sẻ: “Điều quan trọng đối với nhân loại là khép lại quá khứ, hướng tới tương lai sau mỗi cuộc chiến tranh. Không phải ai khác mà chính là Tổng thống Pháp Francois Mitterrand là nguyên thủ đầu tiên của phương Tây đã đến thăm Việt Nam vào năm 1993, mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây nói chung, giữa Việt Nam và Pháp nói riêng.

Theo Tổng thống Mitterrand, nước Pháp cần trở lại Việt Nam không phải qua chiến tranh mà là các chương trình hợp tác như tham gia Khối Pháp Ngữ (Francophonie), hoạt động của Trường Viễn đông Bác cổ và các hiệp định hợp tác văn hóa và kinh tế".

Cũng theo GS.TS Phạm Quang Minh, tại  Hà Nội, Tổng thống Mitterrand tuyên bố: “Tôi ở đây để đóng lại một trang sử và cũng để mở ra một trang sử khác”. Cũng trong chuyến thăm lịch sử đó, Tổng thống Mitterrand đã có một hành động được coi là “dũng cảm” khi quyết định đến thăm Điện Biên Phủ.

Theo một chuyên gia Pháp, chuyến đi cũng là để “hòa giải hoàn toàn giữa dân tộc Pháp và Việt Nam”. Trả lời câu hỏi của báo chí vê ấn tượng khi đến thăm Điện Biên Phủ, Tổng thống Mitterrand đã nói: “Tôi có thể đến Điện Biên Phủ để suy nghĩ lại, để cảm nhận lại tất cả những gì mà một người Pháp có thể cảm nhận thấy trước  sự hy sinh của binh lính để tất nhiên không quên những người khác”.  

Sau đó, trong bài phát biểu tại Ủy ban Nhân dân Tp.HCM, Tổng thống Mitterrand chia sẻ: “Chúng ta đã sống xa nhau và bây giờ chúng ta lại gặp nhau”.

Tiến Anh
Từ khóa: Kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ Phủ nhìn từ góc độ quốc tế và địa phương

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Đang cập nhật dữ liệu !