Mỹ đang biến cả châu Âu thành “con tin”

Trong khi nội bộ nước Mỹ vẫn chưa thể thống nhất về việc rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng tên lửa tầm trung (INF), khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút, Quốc hội khẳng định giữ, thì các quốc gia ở lục địa già đều hiểu, INF đổ vỡ, châu Âu sẽ càng phụ thuộc an ninh vào Mỹ.

Ảnh minh họa

Việc INF đổ vỡ một lần nữa nóng lên khi Nga tuyên bố đóng băng việc áp dụng hiệp ước này và bắt tay vào phát triển các loại vũ khí tầm trung mới. Phản ứng trên của Moscow là để đáp trả lại tuyên bố rút khỏi INF của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tháng 2-2019. Moscow tuyên bố, dù tạm dừng tuân thủ INF, nhưng vẫn sẵn sàng đàm phán với Mỹ về vấn đề này và sẽ không để bị kéo vào cuộc chạy đua vũ trang mới. Tuy nhiên, Washington không có phản ứng.

Yêu cầu tiên quyết của phía Mỹ là việc Nga phải hủy bỏ phát triển tên lửa 9M729 với cáo buộc nó có tầm bắn vượt quá 500km và vi phạm INF. Trong khi đó, phía Nga khẳng định, đạn tên lửa 9M729 chỉ có tầm bắn tối đa là 480km.

Cần nhấn mạnh rằng, theo quy định của INF, Mỹ và Liên Xô (sau này là Nga) không được phát triển, thử nghiệm và triển khai các loại tên lửa trên bộ có tầm bắn từ 500 tới 5.500km. Tuân thủ theo INF, Liên Xô và Mỹ đã phá hủy hoàn toàn 3.000 đạn tên lửa tính tới thời điểm tháng 5-1991.

Thực tế, INF hoàn toàn có lợi cho Mỹ và đồng minh. Một điểm đơn giản có thể thấy rõ là việc Liên Xô và Nga phải triệt thoái các tổ hợp tên lửa RSD-10 Pioneer triển khai ở khu vực phía Tây. Với khoảng 300 tên lửa với khả năng mang 3 đầu đạn hạt nhân/tên lửa, Liên Xô thừa đủ khả năng hủy diệt hoàn toàn khả năng quân sự của NATO hiện diện trên lãnh thổ châu Âu nếu xảy ra xung đột.

Dù INF không hề có lợi cho Nga, vốn là quốc gia kế thừa di sản của Liên Xô, nhưng Moscow vẫn tuân thủ, kể cả khi Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Phòng thủ tên lửa (ABM) năm 2001. Vấn đề này trở nên nghiêm trọng sau tuyên bố của Tổng thống D. Trump về việc rút khỏi INF đầu năm 2019, dù Nga đã đưa ra ý tưởng tiếp tục duy trì. Điều này đã đặt châu Âu vào vòng nguy hiểm khi INF được coi là nền tảng an ninh chiến lược của lục địa già.

“Chúng ta cần phải làm mọi việc có thể để duy trì INF”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh.

Tuyên bố trên của NATO đã một lần nữa được nhấn mạnh trong cuộc họp giữa quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan và lãnh đạo quốc phòng 28 quốc gia thuộc khối quân sự này. Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày tại Brussel, NATO đã thông cáo khẳng định, NATO sẽ tiếp tục đối thoại với Nga để duy trì INF.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson dù đánh giá việc Nga vi phạm INF là phiêu lưu, nhưng cũng tỏ ra thất vọng về việc Nga sẽ không duy trì kênh đàm phán liên quan tới INF. Theo quan điểm của Moscow, Mỹ đang gây nguy hiểm cho an ninh chiến lược của Nga khi duy trì các hệ thống Aegis Ashore có khả năng mang tên lửa hành trình Tomahawk, cũng như các thiết bị máy bay không người lái tầm xa áp sát biên giới Nga.

Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng liên quan tới vai trò của châu Âu và NATO trong INF là không phải là một bên tham gia hiệp ước. Chính vì thế, châu Âu không có quyền quyết định như Mỹ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận xét, các quốc gia châu Âu không dám chống lại Mỹ trong sự việc Washington rút khỏi INF. Tuy nhiên, các quốc gia trên lục địa già cũng không sẵn sàng cho Mỹ triển khai tên lửa trên lãnh thổ vì sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga. Berlin và Paris đã khẳng định điều này khi tuyên bố không muốn trở thành mục tiêu của tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

“Chúng ta có dám chắc rằng các quốc gia châu Âu muốn sự hiện diện của tên lửa Mỹ trên lãnh thổ? Chắc chắn là không muốn, nhưng họ lại im lặng. Chủ quyền của các quốc gia sẽ nằm ở đâu? Chắc hẳn nó đã mất một phần khi họ tham gia NATO”, Tổng thống Nga tuyên bố.

INF đổ vỡ chỉ khiến châu Âu càng phụ thuộc vào Mỹ trong lĩnh vực quân sự và an ninh.

Mặc dù Washington tuyên bố “không có ý định triển khai tên lửa trên lãnh thổ châu Âu”, nhưng việc rút khỏi INF rõ ràng đã khiến an ninh của châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bản thân NATO cũng đang phải tính toán chính sách an ninh mới hậu INF.

Rõ ràng, các định chế an ninh căn cứ theo các hiệp ước cắt giảm vũ khí đang ngày càng khó duy trì trong tình hình thế giới hiện tại khi sự cạnh tranh giữa các siêu cường như Mỹ, Nga, Trung Quốc ngày càng tăng. Châu Âu chưa sẵn sàng cho trật tự thế giới mới, khi đã gắn một phần chủ quyền vào NATO. Dù lục địa già đang nỗ lực giành thế tự chủ chiến lược với ý tưởng thành lập quân đội riêng của châu Âu, nhưng trong tương lai gần sẽ vẫn tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ, ít nhất trong lĩnh vực quân sự. Việc INF đổ vỡ chính là minh chứng rõ ràng hay nói cách khác là châu Âu đang bị biến thành “con tin” trong cuộc đua tranh giữa Nga và Mỹ.

Theo QĐND

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !