Tài xế taxi công nghệ phơi bày thực tế khắc nghiệt: Ngày kiếm 1 triệu đồng nhưng chi phí 1,3 triệu, ai vào sau đều “ăn mày cả”

Cũng theo người này, so với mô hình taxi công nghệ, xe ôm công nghệ là lựa chọn phù hợp hơn khi không có quá nhiều áp lực.

Những mô hình như Uber, Grab xuất hiện tại Việt Nam đã thu hút không ít tài xế tham gia bởi thời gian làm việc linh hoạt cùng niềm tin vào một mức thu nhập ổn định so với mặt bằng chung. Với những người có sẵn phương tiện, việc hành nghề khá thuận lợi, nhưng với người phải vay ngân hàng trả góp hàng tháng mua phương tiện, mọi chuyện không hề dễ dàng như vậy.

Trên diễn đàn dành cho cộng đồng tài xế công nghệ Việt Nam, một tài xế mới đây đã có nhiều chia sẻ thực tế liên quan đến công việc này.

Theo anh lý giải, các mô hình taxi công nghệ thường chỉ khuyến mãi cao trong 6 tháng đầu tiên, nên những ai đầu tư sớm sẽ đủ tiền trả góp cho xe, chứ đầu tư sau này thì "đều ăn mày cả".

"Tôi có 11 người quen chạy Grab, Uber tới nay hết 9 tài xế bán xe lỗ. Còn lại 2 tài xế, một anh có đứa con gửi về nội xong chạy 24/24 lấy xe làm nhà; một anh thì giao toàn bộ gia đình cho vợ, 5h sáng ra xe xong đến 22h mới về".

Tuy nhiên quan trọng hơn, theo như quan niệm của người này, mức thu nhập của tài xế xe công nghệ nếu "hên" thì khoảng 2 triệu/ngày, còn không thì là 1 triệu. Với những người mua taxi trả góp, thu nhập này không đủ bù chi phí bỏ ra.

"Xe trả góp hãy tính thử: Trả ngân hàng mỗi ngày 500.000 + 100.000 bảo dưỡng + 200.000 ăn uống + 500.000 xăng + 300.000 mang về lo gia đình. Tổng cộng là 1,6 triệu. Vậy bạn muốn chạy hay không thì tùy. Chạy bike ngon nhất mà lại không áp lực lắm", tài xế đưa ra lời khuyên.

Tài xế chạy taxi công nghệ phơi bày thực tế khắc nghiệt: Ngày kiếm 1 triệu đồng nhưng chi phí lên tới 1,3 triệu, ai vào sau đều “ăn mày cả” - Ảnh 1.

Lời tâm sự trên diễn đàn tài xế công nghệ.

Trên thực tế, Uber hay Grab đều là mô hình của kinh tế chia sẻ, bản chất là sử dụng xe nhàn rỗi để tăng thêm thu nhập. Nhưng khi về Việt Nam, nhiều người coi là "cần câu cơm" chính, sẵn sàng vay trả góp để tham gia vào mạng lưới.

Vì số lượng tài xế ngày càng tăng, thu nhập trung bình tài xế giảm theo, trong khi các hãng cắt giảm chương trình thưởng ban đầu, những tài xế mua xe trả góp sẽ có khả năng cao rơi vào tình trạng thua lỗ, đi làm không công.

Sở hữu một chiếc ô tô 7 chỗ, ông Nguyễn Văn Dũng, đối tác tài xế cho Uber trước đây và hiện nay là Grab cho biết, ông chỉ dành thời gian buổi tối và cuối tuần để chạy taxi công nghệ, còn công việc chính vẫn là lái xe cho một doanh nghiệp tư nhân.

Ông phân tích: "Đi vay tiền ngân hàng để mua xe chạy Grab thì áp lực lắm. Ví dụ bạn vay ngân hàng 500 triệu, để mua một chiếc xe Hyundai i10, trong vòng 5 năm bạn phải trả hết nợ, nghĩa là mỗi tháng bạn cần trả hơn 8 triệu. Trong khi đó doanh thu từ Grab khoảng 30 triệu, trừ hết các khoản chiết khấu của hãng, rồi xăng dầu thì chắc còn lại 55%, đấy là nếu bạn chạy tốt nhé. Nếu không chẳng còn lại bao nhiêu".

Ông Dũng cho biết rất nhiều tài xế chưa hiểu hết về Uber hay Grab, bởi những mô hình này chỉ hợp với các lái xe giống như ông: sở hữu xe nhàn rỗi và tranh thủ kiếm thêm thu nhập.

"Con đường kiếm thu nhập từ Grab không phải thiên đường. Nó chỉ là thiên đường khi tài xế biết sắp xếp, biết tính toán để tham gia; còn để ‘cày’ chuyên nghiệp thì tôi cho rằng đây không phải thiên đường", ông Dũng kết luận.

Được SoftBank tuyên bố hậu thuẫn "không giới hạn", Grab đặt mục tiêu gọi vốn đến 6,5 tỉ USD, thực hiện ít nhất 6 khoản đầu tư hoặc M&A trong năm nay

Theo Nhật Anh

Trí thức trẻ

cafef.vn
Từ khóa: mô hình taxi công nghệ xe ôm công nghệ grab uber taxi truyền thống 4.0 tải ứng dụng grab

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.