Cứu 3 tuyến tàu thua lỗ: Bỏ thương, vương thì… tội!

Trước đề nghị hỗ trợ 35 tỉ đồng cứu 3 tuyến tàu thua lỗ nhiều độc giả cho rằng, Nhà nước nên học cách “buông bỏ”. Bởi trong bối cảnh nợ công như hiện nay, nguồn lực cho phát triển kinh tế căng kéo thì những lĩnh vực, ngành nghề làm ăn không hiệu quả nên dẹp bỏ. Thế nhưng...

Báo cáo của Công ty vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, đơn vị này có 3 tuyến tàu đang thua lỗ, cần được hỗ trợ. 3 tuyến gồm: Long Biên (Hà Nội) - Quán Triều (Thái Nguyên), trước đây hằng ngày chạy 1 đôi tàu QT91/QT92, nhưng sau khi có cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, doanh thu đôi tàu này giảm đáng kể.

Năm 2016 tuyến này lỗ 7,1 tỉ đồng, năm 2017 lỗ 9,2 tỉ đồng. Từ tháng 2 – 8/2018, công ty đã dừng chạy tàu khách trên tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều.

Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn), trước đây chạy 1 đôi tàu khách, song từ khi tuyến QL1A đoạn Hà Nội - Lạng Sơn nâng cấp thì lượng hành khách, hàng hóa suy giảm. Năm 2016 và 2017, tuyến này lỗ trên 10 tỉ đồng/năm, đến đầu năm 2018 đã phải dừng chạy tàu.

Tương tự, tuyến Yên Viên (Hà Nội) - Hạ Long (Quảng Ninh) thay vì chạy hằng ngày, từ tháng 4/2018 chỉ chạy duy trì 1 đôi tàu khách hỗn hợp hằng tuần vào thứ Sáu để đảm bảo giữ gìn kết cấu hạ tầng. Năm 2017, tuyến Yên Viên - Hạ Long cũng lỗ hơn 14 tỉ đồng.

Những hành khách ít ỏi, cuối cùng của tuyến Yên Viên - Hạ Long tại ga Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội).

Việc duy trì tuyến tàu thua lỗ này đang gây nhiều tranh cãi.

Hãy lấy 1 con số đơn giản để minh chứng cho sự tụt dốc không phanh của đường sắt Việt Nam. Từ năm 2015 đường sắt đang có 11,17 triệu hành khách đi xe lửa, thì tính đến cuối năm 2018, số lượng này chỉ còn 8,68 triệu. Tức là gần 2,5 triệu lượt hành chia tay chỉ sau 3 năm.

Quay lại câu hỏi, ngành đường sắt sẽ giữ hành khách bằng gì? Xin thưa: Đó là đúng giờ, an toàn, giá rẻ và niềm đam mê xe lửa vì được ngắm dọc chiều dài đất nước xinh đẹp. Tuy nhiên, cả 3 yếu tố đầu tiên đang dần mất đi.

Cụ thể, các chuyến tàu Bắc Nam thời gian gần đây liên tiếp trễ giờ và thiếu an toàn, do thường xuyên va chạm với các phương tiện vận tải đường bộ và người dân.

Sự an toàn của ngành đường sắt thời gian qua thực sự báo động khi hết đâm va, trật bánh cho tới rủi ro về hạ tầng quá cũ kĩ. Con số hơn 6.000 giao cắt với đường ngang dân sinh, đường bộ… mà thiếu cầu vượt an toàn đã khiến tàu hỏa không còn là lựa chọn số 1 nữa.

Đặc biệt, trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng, giá vé càng ngày càng tăng đắt xấp xỉ máy bay; cộng thêm chất lượng phục vụ dù có cải thiện nhưng chưa đáp ứng được so với giá vé cũng khiến nhiều người dù yêu mến đến mấy cũng đã bắt đầu rời bỏ tàu hỏa.

Tổ tàu cùng khoang hàng trống - nỗi buồn của ngành đường sắt.

Trung bình mỗi lượt tàu Yên Viên - Hạ Long chạy (thứ Sáu hàng tuần) chở được 35 lượt khách - Con số tương đương một chiếc xe khách bình thường.

Công ty vận tải đường sắt Hà Nội đề nghị “hỗ trợ 35 tỉ đồng để tiếp tục duy trì 3 tuyến đường sắt trên, với tần suất 1 đôi tàu/ngày, nhằm phục vụ an sinh xã hội”.

Dư luận đặt ra câu hỏi, ngoài 3 tuyến này còn tuyến nào ngành đường sắt Việt Nam đang thua lỗ? Nếu được bù lỗ, con số có dừng lại ở mức 35 tỉ đồng/năm hay sẽ ngày càng gia tăng? Có giải pháp nào cải thiện, cắt lỗ hay không, bởi các tuyến đường sắt tương tự phía Nam (ví dụ Nha Trang - Sài Gòn) không lỗ?

Thực tế, trong bối cảnh suy thoái chung của ngành đường sắt – 1 trong những ngành vận tải xương sống của đất nước, một trong những ngành nắm giữ khối lượng tài sản quốc gia khổng lồ nhưng đang trên đà làm ăn ngày một thua lỗ.

Cụ thể, hạ tầng ngày một xuống cấp, doanh thu ngày một sụt giảm, tai nạn ngày càng gia tăng do cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan thì việc “cứu” hay không cứu 3 tuyến tàu chợ này không phải là câu hỏi dành riêng cho ngành đường sắt, cho Bộ GTVT.

Đầu máy cũ kĩ, hạ tầng xuống cấp, người đi tàu rời bỏ khiến tuyến tàu Yên Viên - Hạ Long thua lỗ triền miên.

Quay lại 3 tuyến đường xin hỗ trợ, 2 tuyến đã dừng chạy, còn tuyến Yên Viên – Hạ Long (đã từng dừng chạy năm 2018), nay chỉ chạy duy nhất 1 chuyến/tuần. Mỗi lượt chạy đi và về cũng không quá 70 hành khách – tức chỉ có không quá 35 khách/chuyến (40 lượt tiêu thương buôn rau củ quả thường xuyên và 30 lượt khách vãng lai).

Trong khi đó, đường sắt là 1 ngành vận tải xương sống, nắm giữ cả khối tài sản quốc gia khổng lồ, nói buông bỏ đâu có dễ dàng. Cứu thì tăng gánh nặng ngân sách. Không cứu thì cả khối tài sản quốc gia sẽ dần bị hư hỏng theo mưa nắng và thời gian. Thật khó!

Việt Hoàng - Anh Hùng
Từ khóa: Đường sắt Việt Nam Dặm dài đất nước Đường sắt Yên Viên - Hạ Long Gia Lâm Hà Nội Quảng Ninh Hạ Long Kép Lạng Giang Bắc Ninh Thua lỗ Đường sắt dân sinh Ga hàng Tàu hàng

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !