Chuyện ở Mã Pì Lèng và câu chuyện bảo tồn di sản thiếu chiến lược

Cùng lúc câu chuyện xây dựng khách sạn 7 tầng ở Mã Pì Lèng gây chú ý thì các chuyên gia về bảo tồn di sản thế giới nhóm họp ở Hàn Quốc với bài phát biểu của nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon.

Từ 10-12/10, Diễn đàn thế giới 2019 về Di sản văn hóa phi vật thể chủ đề “di sản văn hóa phi vật thể với đời sống đô thị” đã diễn ra tại thành phố Jeonju - Hàn Quốc với sự tham gia của hàng chục chuyên gia về di sản đến từ khắp nơi trên thế giới.

Đặc biệt lần đầu tiên có sự tham dự ông Ban Ki-moon, nguyên TTK LHQ cũng như TS Lê Thị Minh Lý - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

Tại đây bà đã chia sẻ câu chuyện thực tế về câu chuyện di sản ở Việt Nam, nơi từng bị chia cắt hai miền vì chiến tranh và nay đã thống nhất sau 44 năm. Câu chuyện của bà nhận được sự khen ngợi và ủng hộ của rất nhiều chuyên gia quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia về di sản tại Hàn Quốc, nơi cho đến nay vẫn bị chia cắt hai miền Nam Hàn và Bắc Triều Tiên.

Đây đã là lần thứ 20 TS Lý đến Hàn Quốc, đặc biệt bà là một trong những người chứng kiến sự thay đổi rõ rệt nhất tại Jeonju – thành phố di sản sống, nơi hiện đặt trụ sở của Trung tâm quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể cũng như Trung tâm Thông tin quốc tế và Mạng lưới di sản văn hóa phi vật thể khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (ICHCAP), tổ chức cấp hai trực thuộc UNESCO. Đứng từ trụ sở ICHCAP nhìn sang ngôi làng xây dựng nhà truyền thống Hanok, TS Lý cho biết Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi từ cách làm của Hàn Quốc để nhận diện vấn đề gây ồn ào ở Mã Pì Lèng, Việt Nam những ngày gần đây.

Phía sau TS Minh Lý là khu vực trong lòng di sản được quy hoạch bài bản tại thành phố Jeonju.

"Như bạn có thể thấy ở đây, khu vực tôi đang đứng ở thành phố Jeonju này năm 2010 khi mà Hàn Quốc đang bàn thảo dự án thì toàn bộ là đồi núi hầu như không có nhà cửa, dân cư thưa thớt. Làm thế nào để nó trở thành thành phố di sản phi vật thể để mọi người đến đây du lịch có thể thưởng thức?

Nhà nước đã thông qua dự án này và làm nó trong 2 năm. Năm 2011 tôi cũng đến đây họ còn đào ngổn ngang, song mỗi năm đến tôi thấy một khác. Tuy nhiên cái khác ở đây so với Việt Nam là họ làm có tổ chức và nhà nước đã cùng địa phương có một chiến lược đầu tư bài bản nên không phá vỡ cảnh quan.

Các ngôi nhà vẫn được xây dựng theo truyền thống, có thay đổi nhưng không quá kỳ dị. Người dân xây dựng nhà mà có kiểu mái nhà truyền thống thì nhà nước hỗ trợ một phần.

Đặc biệt ở đây mọi người sống hài hòa vừa khai thác di sản, vừa diễn giải di sản, vừa kinh doanh di sản nhưng không có chặt chém hay giành giật, tất cả yên ả không lộn xộn, ngày cuối tuần và ngày có lễ hội luôn đông đúc.

Đó là cách chúng ta cần học từ Hàn Quốc, cùng cộng đồng sử dụng và khai thác di sản trên cơ sở các quyền lợi được tính toán thỏa thuận từ trước. Phải có chiến lược, khi được danh hiệu thì cần phải quy hoạch nhưng ta quá thiếu một tầm nhìn chiến lược, có danh hiệu rồi mà nhiều kế hoạch còn trên giấy chưa thành hành động?"

TS Lý cho rằng công trình mọc lên ở Mà Pì Lèng cho thấy nhu cầu của người dân là có thật nhưng cần quy hoạch bài bản.

Quay trở lại với Diễn đàn thế giới 2019 về Di sản văn hóa phi vật thể, sự kiện thu hút rất nhiều chuyên gia di sản quốc tế đại diện cho nhiều quốc gia với những kinh nghiệm riêng của mỗi nước trong việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể lẫn vật thể rất đáng quan tâm.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia phát triển nhất ở châu Á, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Văn hóa đại chúng của Hàn Quốc cũng xâm nhập khắp các quốc gia trên thế giới nhưng đây cũng là đất nước có nhiều di sản và cũng có cách bảo tồn di sản ấn tượng và phát triển hài hòa với cuộc sống hiện đại.

Do vậy, như lời ông Gi Hyung Keum, Tổng giám đốc của trung tâm ICHCAP thì "Di sản văn hóa phi vật thể vẫn tồn tại và ở gần chúng ta hơn chúng ta tưởng, làm gia tăng giá trị cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Tại hội nghị này, chúng tôi muốn tìm ra cách các di sản sống ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của chúng ta thế nào. Và cũng qua diễn đàn này, có thể một trong số chúng ta khám phá ra vẻ đẹp của di sản văn hóa phi vật thể trong cuộc sống hiện đại và một trong số đó sẽ trở thành những người bảo vệ cho những di sản ấy trong tương lai".

Làng cổ Hanok ở Jeonju được quy hoạch bài bản với 800 nhà cổ và với thỏa thuận về lợi ích đồng thuận với dân.

TS Lê Thị Minh Lý cho biết bà có may mắn được tham gia các hoạt động của UNESCO và ICHCAP từ 2006. Bà nhận thấy diễn đàn này là bước tiến của cả 13 năm qua của trung tâm hạng 2 của UNESCO về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á Thái Bình Dương của Hàn Quốc.

"Với chức năng của họ là thông tin và thiết lập mạng lưới thì diễn đàn này là một mạng lưới rộng hơn, mạng lưới của thế giới về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nên có thể thấy các diễn giả đến từ khắp nơi trên thế giới từ châu Á, châu Mỹ đến châu Âu và cả những nước châu Á rất nhỏ như Bhutan.

Tất cả cùng đến đây để chia sẻ những kinh nghiệm về bảo tồn di sản của quốc gia mình, các biện pháp bảo tồn di sản và lợi ích di sản mang lại cho con người, đặc biệt trong sự phát triển bền vững như hiện nay phải khai thác nó để phát triển du lịch như thế nào, làm thế nào vừa bảo vệ di sản vừa không làm mất bản sắc của mình. Với bản thân tôi, diễn đàn lần này còn có ý nghĩa đặc biệt nữa, đó là lần đầu tiên họ đề cập đến vấn đề làm thế nào để kết nối các di sản của hai quốc gia, đó là Bắc và Nam Triều Tiên.

Tôi chia sẻ với họ kinh nghiệm và cố gắng của Việt Nam, dù chúng ta đi trước họ 44 năm nhưng không phải ngay một lúc chúng ta đã vượt qua được biên giới câu chuyện đất nước từng bị chia cắt mà cố gắng mỗi ngày.

Công cụ hữu hiệu mà chúng tôi có là mang văn hóa đến tất cả mọi người cho dù ở thể chế chính trị nào thì văn hóa vẫn là một vì họ cùng một mẹ đẻ ra, cùng sống trên mảnh đất này, uống chung một dòng nước, thờ chung một tổ tiên thì vẫn có những điểm chung nhau.

Do vậy hãy lấy điểm chung đó để hóa giải những cái không ai muốn trong lịch sử. Phải nhìn câu chuyện đó với cách tiếp cận rộng mở hơn mà văn hóa chính là thứ giúp chúng ta làm điều đó".

Ông Ban Ki-moon phát biểu tại sự kiện.

Ý kiến của đại diện đến từ Việt Nam cũng hoàn toàn trùng hợp với điều mà ông Ban Ki-moon, nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc chia sẻ trong bài phát biểu tại sự kiện: "Nếu nhìn vào truyền thống, di sản văn hóa phi vật thể có thể là cách để đẩy mạnh kinh tế của nhiều cộng đồng.

Di sản văn hóa phi vật thể cũng có thể bảo vệ những người yếm thế cũng như các dân tộc thiểu số và mang tới cho họ kế sinh nhai, việc làm. Di sản văn hóa phi vật thể cũng có thể giúp đẩy mạnh du lịch. Nhưng làm thế nào để di sản văn hóa phi vật thể có thể thúc đẩy an ninh và hòa bình?

Thông qua sự hiểu biết về văn hóa và truyền thống, chúng ta có thể biến xung đột thành hòa hợp và hiểu biết lẫn nhau. Và cuối cùng di sản văn hóa phi vật thể có thể đóng góp cho công cuộc toàn cầu hóa". 

Không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ các câu chuyện bảo tồn văn hóa của từng quốc gia thông qua các bài tham luận, rất nhiều cuộc thảo luận được tổ chức trong khuôn khổ diễn đàn lần này, nơi các chuyên gia di sản khắp nơi trên thế giới tranh luận về các vấn đề bảo tồn là những bài học đắt giá cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Bảo tồn di sản với thế giới không phải là câu chuyện cũ, thậm chí nó còn được quan tâm đặc biệt như những di sản sống cần bảo tồn đặc biệt.

Như chia sẻ của G Marc Jacobs, chuyên gia di sản đến từ ĐH Antwerp, Bỉ, có một câu chuyện liên quan đến những người giàu và di sản khiến ông thực sự ấn tượng.

Sau sự kiện cháy nhà thờ Đức Bà ở Paris, chỉ sau vài giờ khi nhà thờ vẫn cháy, tin tỉ phú Francois-Henri Pinault - chủ tịch của Kering và Groupe Artémis đã tuyên bố đóng góp 100 triệu Euro để giúp cho công việc phục chế lại di sản văn hóa này. Còn tỷ phú Bernard Arnault sở hữu các thương hiệu xa xỉ thuộc tập đoàn LVMH cũng đóng góp 200 triệu Euro để phục chế nhà thờ Đức Bà. Điều đó cho thấy các di sản văn hóa luôn có giá trị sống và nhận được sự quan tâm đặc biệt trong đời sống hiện đại.   

Nhà thờ Đức bà Paris cháy là phép thử cho sự quan tâm về di sản củagiới siêu giàu.
Bích Hạnh/VNN
Từ khóa: Mã Pì Lèng bảo tồn di sản

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !