Văn hóa “đón khách” của người Việt: Bị cấm đường, đi đường khác cũng không sao

Ngày 27/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un chính thức có buổi tiếp xúc đầu tiên trong khuôn khổ thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên diễn ra tại Hà Nội. Đây không chỉ đơn thuần là sự kiện chính trị mang tầm quốc tế, mà còn thể hiện văn hóa “đón khách” của người Việt Nam

Mấy ngày này, khi bước xuống phố của thủ đô Hà Nội, người ta dễ dàng bắt gặp những chậu hoa rực rỡ cùng cờ ba nước Mỹ - Triều Tiên – Việt Nam được treo cẩn thận, bay phấp phới trong gió. Đi thêm một đoạn, lại thấy vài cô chú môi trường đang dọn dẹp đường phố, nhanh nhẹn bê cây này ra chỗ kia hay trồng thêm cây xanh sao cho nhìn thật đẹp, thật lung linh. Có lẽ văn hóa “đón khách” của người Việt mình vốn là vậy đấy?!

Biểu tượng bắt tay vì hòa bình và lá cờ của Mỹ - Triều Tiên – Việt Nam được trang trí khắp đường phố Hà Nội (Nguồn: Vietnambiz)

Đó là văn hóa “nhịn miệng đãi khách”

Người Việt mình xưa vốn thường có câu “nhịn miệng đãi khách” để nói đến sự hiếu khách, thân thiện của người dân Việt Nam và đến tận bây giờ nó vẫn luôn đúng. Trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên diễn ra, Việt Nam đã vinh dự được đón nhiều bậc lãnh đạo nổi tiếng khác, cũng đã trở thành địa điểm tổ chức của nhiều sự kiện quan trọng. Còn nhớ năm 2016, khi Tổng thống Obama đang đương chức, ông đã tới Hà Nội. Khi ấy Hà Nội cũng như bây giờ, mọi công tác chuẩn bị đón tiếp đều rất chu đáo. Người dân ai cũng vui vẻ, háo hức ra đường để được nhìn trực tiếp con người vĩ đại ấy một lần và câu chuyện về quán phở trên phố sau lần Tổng thống Obama ghé thăm, quán ấy đã được nhắc đến với tên gọi thân thương là “quán bún chả Obama”. 

Với hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, một lần nữa, người Việt mình lại “khoe” được cho cả thế giới thấy văn hóa “đón khách” của đất nước Việt Nam như thế nào. Có những con số khá thú vị như 4.000 cột cờ nơi tung bay 3 lá quốc kỳ của Việt Nam - Hoa Kỳ - Triều Tiên, phía dưới là biểu tượng cái bắt tay hòa bình, 4.000 giỏ hoa tươi được “đính” khắp các tuyến phố cùng 500.000 cây xanh lần lượt được tỉa cành, công nhân làm việc xuyên đêm “vá” lại những con đường cũ (theo trang tin tức Kênh 14).

Người dân háo hức, vui vẻ đi ra đường để vẫy tay đón Chủ tịch Kim Jong Un đến Hà Nội (Nguồn: Zing.vn)

Sáng ngày 26/2, khi đoàn xe chở Chủ tịch Kim Jong Un tiến vào thành phố Hà Nội, người người náo nức, rủ nhau ra đường, có lẽ không nói quá nếu ví người dân mình như đang đi trẩy hội vậy. Cho dù những ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh, nhiều tuyến đường bị chặn, song có vẻ với người dân, đó không phải là vấn đề gây khó chịu. Anh Nguyễn Hoàng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Việc Việt Nam được lựa chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên đã là niềm vui, niềm tự hào đối với người dân nên nếu có bị chặn đường, phải đi vòng đường khác cũng không sao”. 

Phải rồi, niềm tự hào, văn hóa “đón khách” của người Việt mình đâu chỉ xuất phát từ bản tính hiếu khách, từ sự cởi mở, thân thiện vốn có, mà hơn cả, “đón khách” chu đáo chính là một cách để thể hiện niềm tự hào, niềm vinh dự của chủ nhà đối với khách quý.

Đó là niềm tự hào dân tộc

Việt Nam chúng ta luôn được biết đến với tư cách là một nước độc lập, tự do, là biểu tượng cho sự hòa bình và vì lẽ ấy, sự kiện hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lựa chọn diễn ra tại thủ đô Hà Nội, đó thực sự là niềm tự hào của người dân đất Việt. “Tôi tự hào là người Việt Nam! Tiếng nói và vị thế của Việt Nam ngày một lớn trên thế giới”, anh Nguyễn Văn Trung, một kỹ sư xây dựng chia sẻ (theo báo Việt Nam Mới). Nếu những người trẻ cảm thấy tự hào một thì với những người đã ở độ tuổi xế chiều, sống quá nửa đời người thì niềm tự hào trong họ còn lớn hơn rất nhiều lần. “Việt Nam là một đất nước yêu hòa bình, là nơi luôn đặt nền hòa bình lên hàng đầu nên nó là điểm kết giao lý tưởng cho những quốc gia yêu chuộng hòa bình. Hy vọng rằng, Việt Nam lần này sẽ góp một tiếng nói tích cực cho mối quan hệ giữa hai nước Mỹ - Triều Tiên”, ông Khai (70 tuổi, sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) dù không có điều kiện lên phố ngắm nhìn sự thay đổi của Hà Nội nhưng mỗi ngày ông đều theo dõi tin tức về sự kiện trọng đại này qua báo đài. Nhiều người bán hàng quanh khu Cầu Giấy cũng vậy, con đường nơi họ buôn bán không bị chặn, mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường nhưng họ đùa vui rằng chắc mấy ngày này phải đóng cửa hàng để đi đón Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un. 

Cà phê Giảng được chọn làm thức đồ uống phục vụ cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên (Nguồn: Thanhnien.vn)

Việt Nam giờ đây, đã có sự phát triển nhất định về kinh tế - xã hội – văn hóa. Câu chuyện về thương hiệu ô tô Việt Nam VinFast có lẽ là ví dụ điển hình cho những gì người Việt mình đã làm được, để rồi đến bây giờ, khi nhắc đến, chúng ta vẫn cảm thấy tự hào biết nhường nào. Và Việt Nam đâu chỉ có từng ấy, chúng ta còn có những tòa nhà cao ốc đồ sộ, có những tuyến đường lớn, có những món ăn mang đậm văn hóa ẩm thực của người Việt như: Phở Thìn, Cà phê Giảng hay bánh xèo, cốm… tất cả đều là những thứ, những điều tạo nên hình ảnh Việt Nam thật đẹp, thật đáng tự hào trong mắt bạn bè quốc tế mà chúng ta, những con người mang trong mình dòng máu đất Việt, chỉ muốn khoe ngay lập tức với họ và thủ thỉ: Tôi tự hào khi là người Việt Nam lắm!

Tuy nhiên, thật đáng buồn khi vẫn có những người đi ngược lại văn hóa “đón khách” vốn vô cùng đẹp của người Việt Nam. Vài người cho rằng chắc chỉ có khách đến chúng ta mới chuẩn bị chu đáo đến vậy hay tội gì phải mất công đón tiếp cầu kì như thế. Có lẽ những con người ấy không hiểu rằng, việc người dân mình chuẩn bị nhiều đến vậy, để Việt Nam đẹp đến thế trong mắt bạn bè quốc tế là cách chúng ta khẳng định niềm tự hào dân tộc, tự hào khi được sinh ra, lớn lên trong một đất nước luôn đặt nền hòa bình lên hàng đầu và để cho những “đồng chí” của chúng ta thấy, Việt Nam chúng tôi đã phát triển như thế nào.

Sự kiện hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên rồi sẽ kết thúc. Một, hai hay nhiều năm nữa, có lẽ người dân Việt Nam sẽ vẫn còn nguyên vẹn cảm xúc tự hào như ngày hôm nay. Tự hào khi được đón tiếp bạn bè quốc tế, tự hào khi được “khoe” những gì đất nước Việt Nam đã làm được, và có lẽ câu chuyện này sẽ vẫn còn được kể mãi đến tận mai sau với cả niềm tự hào, tự tôn dân tộc: Tháng 2/ 2019,Việt Nam chúng ta đã được lựa chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên…

Hà Linh
Từ khóa: hội nghị thượng đỉnh thủ đô Hà Nội văn hóa người Việt

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !