Dân căng băng rôn có làm động lòng Bộ trưởng "không dám hứa, không dám cam kết"?

Sự nhức nhối về quản lý quy hoạch khi các cao ốc được “nhồi” dày đặc vào các đô thị lớn, làm tăng mật độ dân số, ách tắc giao thông, rồi chuyện quản lý nhà chung cư ra sao khi ngày càng nhiều cư dân căng băng rôn bức xúc… đang là vấn đề “nóng” cần có câu trả lời của Tư lệnh ngành xây dựng

Là một trong 4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà sẽ là người trả lời chính về quản lý thị trường bất động sản, xử lý bất cập trong quản lý nhà chung cư, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp cư trú; công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị….

Loạt vấn đề “nóng” ngành xây dựng đang chờ Bộ trưởng Bộ Xây dựng đăng đàn trả lời.

Đua nhau điều chỉnh dự án vì quá dễ?

Hà Nội và TP.HCM là địa phương có tỷ lệ điều chỉnh quy hoạch cục bộ vào tốp đầu cả nước, lần lượt là 70% và hơn 40%. Riêng TP.HCM, từ 1/7/2014 đến hết năm 2018, có 181 dự án phải điều chỉnh quy hoạch. Tính trên cả nước có gần 1.400 dự án điều chỉnh quy hoạch, trong đó có 9 dự án điều chỉnh hơn 5 lần. Quy hoạch điều chỉnh thường có xu hướng tăng số tầng, tăng diện tích sàn, chia nhỏ diện tích căn hộ, tăng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất; giảm diện tích đất cây xanh công cộng, đất công trình hạ tầng kỹ thuật…

Vì sao các dự án trên cả nước cứ đua nhau xin điều chỉnh quy hoạch như vậy? Phải chăng việc cho phép điều chỉnh quy hoạch quá dễ dàng? Bộ trưởng Bộ Xây dựng sẽ trả lời thế nào khi tại Hà Nội, một đoạn đường dài chừng 2km như đường Lê Văn Lương phải “cõng” tới 40 tòa chung cư cao tầng?

Rồi hàng loạt các khu đô thị ở Hà Nội bị phá vỡ quy hoạch trước việc xin điều chỉnh, điển hình như khu đô thị Đoàn Ngoại giao, người dân bức xúc suốt vài năm nay nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Người dân phản đối chủ đầu tư thay đổi quy hoạch, tăng tầng, tăng tòa nhà, thay đổi công năng sử dụng của một số lô đất công cộng, dịch vụ….

Bộ trưởng từng "không dám hứa, không cam kết"

Tại phiên trả lời chất vấn các Đại biểu Quốc hội chiều 30/10/2018, Tư lệnh ngành Xây dựng “không dám hứa, không dám cam kết” về lộ trình và thời điểm có thể chấm dứt vi phạm xây dựng, mà “chỉ xin hứa sẽ làm hết sức mình, nỗ lực hết sức mình…. cùng các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm”.

Vậy, đến nay kết quả của lời hứa ấy của Bộ trưởng ra sao? Bộ Xây dựng và Bộ trưởng đã làm những gì để khắc phục tình trạng vi phạm trong lĩnh vực xây dựng?

Đến vấn đề xử lý sai phạm như tại dự án 8B Lê Trực đã kéo dài nhiều năm nay, đến nay việc xử lý thế nào?

Với trách nhiệm quản lý chung thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng có trách nhiệm thế nào trước tình trạng sốt đất tại nhiều nơi từ Vân Đồn (Quảng Ninh) đến Đà Nẵng, Phan Thiết (Bình Thuận), Nhơn Trạch (Đồng Nai)… thời gian qua?

Một vấn đề khác, đó là dù nhiều năm nay thị trường đã xuất hiện loại hình bất động sản lai giữa căn hộ và văn phòng (officetel) hay căn hộ và khách sạn (condotel), còn gọi là bất động sản nghỉ dưỡng, nhưng pháp luật hoàn toàn bỏ ngỏ, gây ra nhiều khó khăn và rủi ro cho những người mua, chủ đầu tư cũng như các cơ quan quản lý.

Mới đây nhất, Thủ tướng đã có chỉ thị số 11/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh; trong đó có yêu cầu Bộ Xây dựng ban hành sửa đổi, bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đối với các loại hình nhà ở chung cư, công trình căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (resort villa), văn phòng kết hợp lưu trú ngắn hạn (officetel)…

Đồng thời, ban hành quy chế quản lý, vận hành loại hình công trình văn phòng kết hợp lưu trú ngắn hạn (officetel), hoàn thành trong quý 3/2019.

Vậy, những vấn đề này đã được Bộ Xây dựng thực hiện thế nào?

Cư dân căng băng rôn có làm động lòng Bộ trưởng?

Liên quan đến tình hình quản lý nhà chung cư, hiện nay vẫn có nhiều chung cư ở trong Nam ngoài Bắc còn nhiều cư dân căng băng rôn bức xúc về tranh chấp kinh phí bảo trì, chủ đầu tư chiếm dụng phí bảo trì; chất lượng công trình hợp đồng một đằng làm một nẻo, các tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ, nhà chục năm không thể bàn giao cho người ở... 

Vậy Bộ Xây dựng có những giải pháp giải quyết dứt điểm những vấn đề này như thế nào, nhất là tình trạng các chủ đầu tư “chây ì” không chịu bàn giao lại số tiền quỹ bảo trì cho Ban quản trị chung cư?

Để tránh xảy ra những xung đột từ quỹ bảo trì, có ý kiến đề xuất nên bỏ quỹ bảo trì chung cư 2%, vậy Bộ Xây dựng có ý kiến thế nào về vấn đề này?

Chưa hết, tình trạng “chuồng cọp” ở các chung cư cũ ngay tại Hà Nội đua nhau mọc lên khiến các khu chung cư cũ ngày càng trở nên nhếch nhác và mất an toàn phòng cháy chữa cháy… cho thấy tình trạng buông lỏng trong quản lý chung cư. Vấn đề cải tạo chung cư cũ, xuống cấp cho đến nay vẫn “dậm chân tại chỗ”… cũng đang cần câu trả lời của lãnh đạo ngành xây dựng về trách nhiệm và giải pháp xử lý.

Minh Thư
Từ khóa: chất vấn quốc hội trả lời chất vất bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà Tư lệnh ngành xây dựng quản lý quy hoạch điều chỉnh quy hoạch nhồi cao ốc quản lý chung cư tranh chấp chung cư sốt đất quỹ bảo trì chung cư cải tạo chung cư cũ

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% so với năm 2023

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu Top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.