Số phận "khó đoán" của 50 quả bom hạt nhân Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ giữa căng thẳng Syria

Theo báo cáo của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Mỹ đã bố trí khoảng 50 vũ khí hạt nhân tại căn cứ Không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà lập pháp Mỹ đang lo lắng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chiếm đoạt số vũ khí này để nhanh chóng trở thành quốc gia “sở hữu vũ khí hạt nhân”.

Sự lo lắng này của Mỹ không phải không có lý do. Tháng 9/2019, phát biểu tại Hội nghị của Đảng Công lý và Phát triển, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ thiếu vũ khí hạt nhân là “không thể chấp nhận được”. Tuy nhiên, quan hệ Mỹ - Thổ đang trong giai đoạn căng thẳng do Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria và mua sắm hệ thống phòng không S-400 của Nga, việc Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng tình hình này để giam giữ vũ khí hạt nhân của Mỹ là điều không có khả năng.

Các nhà lập pháp Mỹ đang lo lắng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chiếm đoạt số bom hạt nhân Mỹ bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: CCTV

 Mỹ thừa nhận bố trí 50 vũ khí hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ

Theo báo cáo của CNN, ngày 17/10, trả lời phỏng vấn về việc Mỹ đang tìm cách thu hồi 50 vũ khí hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ Donal Trump cho biết, ông đặc biệt tự tin về sự an toàn của 50 vũ khí hạt nhân của Mỹ đang triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ. “Chúng tôi tin rằng căn cứ không quân của chúng tôi ở đó đặc biệt kiên cố. Đừng quên rằng Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một thành viên của NATO” ông nói.

Trước đây, các quan chức cấp cao Mỹ không thừa nhận bố trí vũ khí hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng vấn đề này từ lâu đã là “bí mật mở”, và tuyên bố của ông Trump cũng gián tiếp thừa nhận thực tế này. CNN chỉ ra rằng, Tổng thống Trump là quan chức Mỹ đầu tiên công khai thừa nhận điều này là “bí mật mở” trong nhiều năm.

Tháng 4/2019, một phần báo cáo của NATO đã “vô tình rò rỉ” việc Mỹ bố trí vũ khí hạt nhân tại 5 nước thành viên NATO gồm Đức, Italy, Hà Lan, Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ. Thời báo The New York Times ngày 16/10 dẫn lời quan chức cấp cao Mỹ cho biết, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Năng lượng đã thảo luận về khả năng rút vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi căn cứ không quân ở Thổ Nhĩ Kỳ. Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), có ảnh hưởng mạnh mẽ trong cộng đồng khoa học Mỹ, cũng kêu gọi rút vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ bố trí vũ khí hạt nhân tại 5 nước thành viên NATO gồm Đức, Italia, Hà Lan, Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: CCTV

Theo Hãng thông tấn Sputnik/ Nga (17/10), Giám đốc Chương trình Thông tin Hạt nhân của FAS Hans Christensen cho biết, việc xem xét lại chính sách về vấn đề này đã được tiến hành từ khi xảy ra cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016. Sau đó, nhiều tổ chức có uy tín ở Mỹ đã đề xuất rút vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và vấn đề này đã được tích cực thảo luận.

“Nhiều người trong chúng tôi kêu gọi đưa ra kết luận cuối cùng, nhưng quan chức Mỹ cự tuyệt làm như vậy và cho rằng sự việc không đến mức nghiêm trọng như vậy, việc bố trí vũ khí hạt nhân vẫn phục vụ mục đích nhất định, tuy nhiên họ đã sai”, ông nói.

Quốc tế quan ngại các vũ khí hạt nhân của Mỹ bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ đều là dòng bom hạt nhân B61. Dòng bom này từ những năm 60 đã có 10 chủng loại, hiện nay bao gồm B61-3, B61-4, B61-7, B61-10 và B61-11. Uy lực của vũ khí này tương đương 10.000 – 300.000 tấn thuốc nổ TNT.

Hiện nay, Mỹ đang bố trí bom hạt nhân B61-12 mới nhất, loại bom hạt nhân này được trang bị hệ thống dẫn đường, áp dụng thiết kế có thể điều chỉnh đương lượng nổ, đương lượng nhỏ nhất khoảng 300 tấn TNT, lớn nhất là 50.000 tấn TNT, loại bom này được cho là vũ khí hạt nhân hiệu quả thấp mà Mỹ sử dụng nhiều nhất trên chiến trường. Trước đây, Mỹ có kế hoạch thay thế toàn bộ số vũ khí hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng bom hạt nhân B61-12.

Bom hạt nhân B61-12 là loại bom hạt nhân “đáng sợ” trong kho vũ khí của Mỹ. Nguồn: CCTV

Vị trí của bom hạt nhân B61 trong kho vũ khí của Mỹ là một loại vũ khí hạt nhân chiến thuật quan trọng, có thể trang bị trên máy bay ném bom chiến lược B-2, cũng có thể trang bị trên máy bay chiến đấu F-15, F-16. Hiện tại, theo kế hoạch mới nhất của Không quân Mỹ, bom hạt nhân B61-12 sẽ được ném bởi 5 máy bay chiến đấu chủ lực cải tiến, bao gồm B-2A, B-21, F-15E, F-16 và F-35A. Trong đó, B-2A, B-21 và F-35A được áp dụng thiết kế tàng hình mạnh mẽ.

Đối với một số quan chức cấp cao Mỹ, những vũ khí hạt nhân Mỹ bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành “con tin”. Một quan chức cấp cao dấu tên của Mỹ tiết lộ với The New York Times rằng, về bản chất, vũ khí hạt nhân của Mỹ là “con tin của Tổng thống Erdogan”

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tận dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ?

Căn cứ Không quân Incirlik nằm ở tỉnh Adana ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria khoảng 110 km. Căn cứ này được xây dựng từ những năm 50, xung quanh căn cứ này có đủ không gian để lưu trữ các loại vũ khí, căn cứ có đường băng chính dài 3.000 mét, địa hình mở ở hai đầu, điều kiện mặt bằng tốt, cộng với Adana có một tuyến đường sắt dẫn đến cảng Meir mới gần bờ Địa Trung Hải, cung cấp vũ khí và hậu cần rất thuận tiện.

Do có vị trí chiến lược nên căn cứ Incirlik đã trở thành một căn cứ quan trọng của Không quân Mỹ ở Trung Đông. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, căn cứ này đã trở thành một “tâm bệnh” của Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ tính giữ 50 bom hạt nhân của Mỹ làm “con tin”? Nguồn: CCTV

Ngày 15/7/2016, Thổ Nhĩ Kỳ phát sinh cuộc đảo chính, ông Erdogan cáo buộc nhà lãnh đạo tôn giáo người Mỹ lưu vong Fethullah Gülen là chủ mưu của cuộc đảo chính và đã chỉ thẳng vào Mỹ. Cuộc điều tra của Thổ Nhĩ Kỳ đã đình chỉ việc cung cấp điện cho căn cứ và đóng cửa căn cứ này.

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng cho phép căn cứ này hoạt động trở lại, nhưng mối quan hệ song phương sau đó đã nhanh chóng xấu đi bởi lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa phòng không S-400 của Nga, các cuộc thảo luận về việc rút vũ khí hạt nhân khỏi Thổ Nhĩ Kỳ cũng thường xuyên được thảo luận.

Trên thực tế, dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc thảo luận về biện pháp xử lý vũ khí hạt nhân được triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay sau đó, quan hệ  Mỹ - Thổ không ngừng bị khủng hoảng, thêm vào đó là thái độ của ông Erdogan với vũ khí hạt nhân Mỹ, việc thảo luận rút những vũ khí này về đã diễn ra thường xuyên hơn.

Ngày 4/9/2019, trong cuộc nói chuyện với các thành viên của Đảng Công lý và phát triển, ông Erdogan đã bày tỏ sự “phàn nàn” về việc “một số quốc gia sở hữu tên lửa mang đầu đạn hạt nhân mà không chỉ là 1-2 quả. Mặc dù Tổng thống Erdogan không đề cập đến việc liệu Ankara có kế hoạch giữ những vũ khí hạt nhân này hay không, nhưng tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thu hút sự chú ý của bên ngoài.

Thổ Nhĩ Kỳ thiếu khuyết về sức mạnh hạt nhân, chiếm giữ những vũ khí hạt nhân mà Mỹ triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ là cách thuận tiện nhất và nhanh nhất để sở hữu vũ khí hạt nhân. Nguồn: CCTV

Vì Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ký kết Hiệp ước về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, nên Thổ Nhĩ Kỳ không có năng lực hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân dân dụng đầu tiên dự kiến phải đến năm 2023 mới đưa vào sử dụng. Do đó, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc chiếm giữ những vũ khí hạt nhân mà Mỹ triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ là cách thuận tiện nhất và nhanh nhất để sở hữu vũ khí hạt nhân.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Triệu Thông cho rằng, trên lý luận, Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có thể chiếm giữ những vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ để trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng để triển khai trên thực tế thì “khó hơn lên trời”. Thậm chí dù cho Thổ Nhĩ Kỳ đạt được những bom hạt nhân này, nhưng chúng do Mỹ chế tạo và có những biện pháp bảo mật tuyệt đối, nên không có mật mã thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể sử dụng số bom này.

Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ không có máy bay có thể thả bom hạt nhân B61, phi hành đoàn của Thổ Nhĩ Kỳ cũng không được huấn luyện các bài tấn công bằng bom hạt nhân. Mặc dù không có cách nào sử dụng, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ có thể thông qua nhiều biện pháp để thu được nhiên liệu hạt nhân bên trong, đồng thời nghiên cứu cách thức chế tạo vũ khí hạt nhân liên quan. Những điều này chỉ là lý luận, khi tiến hành thực tế thì còn nhiều rủi ro, đồng thời sẽ dẫn đến phản ứng mạnh mẽ của quốc tế, đặc biệt là Mỹ.

Mỹ có phương án di chuyển bom hạt nhân khỏi Thổ Nhĩ Kỳ

Hai quan chức Mỹ giấu tên hôm 14/10 cho biết Bộ Ngoại giao và Bộ Năng lượng nước này đang nghiên cứu kế hoạch bí mật rút 50 quả bom hạt nhân B-61 khỏi căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Nếu kế hoạch này được phê duyệt, quân đội Mỹ sẽ phải tiến hành một chiến dịch phức tạp, phương án được ưu tiên sẽ là triển khai vận tải cơ C-17 Globemaster III của Lực lượng Vận chuyển Hạt nhân Đường không (PNAF), với nòng cốt là các binh sĩ được tuyển chọn và huấn luyện đặc biệt cho nhiệm vụ xử lý vũ khí hạt nhân. Các máy bay vận tải C-130 Hercules và C-5 Galaxy cũng có thể được sử dụng.

Mỹ đã lên kế hoạch cụ thể về việc vận chuyển bom hạt nhân của Mỹ ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: CCTV

Quân đội Mỹ cũng cần tính phương án đáp xuống sân bay dự bị nếu có sự cố khẩn cấp trong chuyến bay. Ngoài việc phải được chính quyền địa phương cho phép, sân bay này cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn an ninh. Mọi chuyến bay qua khu vực Incirlik đều bị cấm khi binh sĩ PNAF đưa đầu đạt hạt nhân lên máy bay. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Vì lý do an toàn, quân đội Mỹ sẽ không chuyển cùng lúc 50 quả bom trên một máy bay. Các đầu đạn cũng không được đưa thẳng về Mỹ mà sẽ dừng ở điểm tập kết như căn cứ không quân Aviano ở Italy, một trong những nơi Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân ở châu Âu. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể sẽ gặp khó khăn bởi Italy và nhiều thành viên NATO thường tránh các nhiệm vụ liên quan tới vũ khí hạt nhân Mỹ để tránh sự phản đối của dư luận trong nước.

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: căng thẳng ở Syria căng thẳng Syria Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria vũ khí Mỹ Mỹ rút binh lính khỏi Syria xung đột Syria tình hình Syria vũ khí hạt nhân Mỹ bom hạt nhân Mỹ bom hạt nhân Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !