Dịch tả lợn châu Phi thách thức Masan và các “ông lớn” nuôi lợn ra sao?

Dịch tả lợn châu Phi (ASF) có thể vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho những doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn như Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC), Tập đoàn Masan (MSN), hay CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (VSN).

Được phát hiện lần đầu tại tỉnh Hưng Yên vào đầu tháng 2/2019, tính đến tháng 4/2019, theo thống kê của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Dich tả lợn Châu Phi (ASF) đã lây nhiễm sang 23 tỉnh, thành phố của cả nước bao gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Lai Châu, Bắc Giang, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, Vĩnh Phúc.

Một điểm đáng chú ý là dịch bệnh được phát hiện chủ yếu ở các trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt. Tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy là 73.000 con.

Mặc dù ASF không lây sang người nhưng tâm lý người tiêu dùng e ngại đã làm cho thị trường thịt lợn ảm đạm và giá thịt lợn giảm mạnh. Theo thống kê của bộ NN&PTNT, giá thịt lợn hơi giảm trung bình 14% từ mức 46.000-52.000 đồng/kg vào tháng 01/2019 (thời điểm trước khi phát hiện dịch) xuống 38.000-46.000 đồng/kg.

Chính phủ đã kịp thời thay đổi chính sách để khống chế nạn dịch. Vào thời điểm bắt đầu bùng phát ASF tại Việt Nam, hộ chăn nuôi được hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi theo quy định tại Nghị định 02/2017.

Tuy nhiên, quy định này phần nào khiến hộ chăn nuôi không chủ động thông báo việc lợn mắc bệnh và mang đi tiêu hủy với các lý do:

Giá hỗ trợ chưa sát với thị trường, trong khi giá thịt lợn hơi vào ngày 20/02/2019 (ngay sau khi phát hiện dịch) là 49.000-56.000 đồng/kg hơi ở các tỉnh miền Nam, 45.000-49.000 đồng/kg hơi ở các tỉnh miền Trung và 46.000-52.000 đồng/kg hơi ở các tỉnh miền Bắc;

Hiện nay không có sự khác biệt giữa giá hỗ trợ tiêu hủy lợn giống và lợn thịt, trong khi lợn giống có giá trị cao hơn nhiều so với lợn thịt;

Hơn nữa, điều kiện để được nhận hỗ trợ tương đối khó khăn khi người chăn nuôi phải đăng ký kê khai ban đầu, được UBND cấp xã xác nhận khi bắt đầu nuôi lợn. Trong khi đó, đa số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ đều nằm xen kẽ trong khu dân cư và không đăng ký ban đầu với các cấp quản lý.

Vì những lý do kể trên, hộ chăn nuôi có xu hướng bán lợn bệnh hoặc nghi bệnh, mà không thông báo để có biện pháp xử lý phù hợp, làm tăng nguy cơ lây lan dịch.

Gần đây, nghị quyết 16/NQ-CP được ban hành trong phiên họp thường kỳ tháng 02/2019 của Chính phủ đã kịp thời thay đổi quy định nói trên, cụ thể:

Đối với lợn con, lợn thịt các loại, hỗ trợ với mức tối thiểu 80% giá thị trường tại thời điểm và tại địa phương có dịch bệnh xảy ra.

Đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác, hỗ trợ với mức từ 1,5 đến 2,0 lần so với mức hỗ trợ các loại lợn khác tại thời điểm có dịch bệnh.

Chủ vật nuôi được hỗ trợ khi có lợn buộc phải tiêu hủy không nhất thiết phải đáp ứng điều kiện đăng ký kê khai ban đầu được UBND cấp xã xác nhận khi bắt đầu nuôi lợn.

Theo Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), việc thay đổi chính sách này là rất kịp thời và hợp lý khi cả giá, cơ chế cũng như điều kiện nhận hỗ trợ đã được điều chỉnh theo hướng thuận lợi hơn cho chủ vật nuôi. Do đó, chính sách này được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến việc khống chế ASF, từ đó giúp giá thịt lợn trên thị trường phục hồi.

Thậm chí, giá thịt lợn có thể tăng cao hơn thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh do khan hiếm nguồn cung sau dịch. Thực tế, giá cả thị trường đang có dấu hiệu phục hồi trên cả nước.

VDSC cho rằng ASF có thể vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho những doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn như Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC), Tập đoàn Masan (MSN), hay CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (VSN) bởi các lý do:

Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bị tổn hại nguồn lực lớn sau nhiều đợt dịch bệnh liên tiếp, cộng với tâm lý e ngại nên việc tái đàn từ khu vực này sẽ hạn chế. Nguồn cung cấp thịt lợn cho thị trường sẽ chỉ còn nằm trong tay các doanh nghiệp;

Người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mua hàng ở các kênh phân phối hiện đại, vốn là lợi thế của các doanh nghiệp lớn, như siêu thị, cửa hàng thực phẩm để đảm bảo nguồn gốc và chất lượng thịt.

Do đó, nếu kiểm soát được lượng hàng dự trữ và đảm bảo được trang trại của mình không bị nhiễm bệnh, các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn có thể được hưởng lợi từ dịch tả lợn châu Phi.

Nguyễn Tuân
Từ khóa: Dịch tả lợn châu phi ASF Giá thịt lợn Giá thịt lợn hơi Dabaco DBC Visan Masan MSN

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.