Tỷ phú lao dốc chỉ sau một thông báo, nữ Chủ tịch bị bắt vì thao túng giá

Công an TP Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ hình sự đối với bà Phạm Thị Hinh về tội thao túng thị trường chứng khoán. Doanh nhân 41 tuổi từng gây chú ý khi cổ phiếu vừa lên sàn đã giàu hơn những đại gia lão làng nhanh chóng mất hơn 1600 tỷ đồng sau một thông báo ngắn

Nữ Chủ tịch bị bắt vì thao túng giá

Ngày 22/3/2019, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố thông tin, vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu KSA của Công ty cổ phần Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận đã được khởi tố.

Trước đó, ngày 21/3/2019 Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ hình sự đối với bà Phạm Thị Hinh về tội thao túng thị trường chứng khoán.

Bà Phạm Thị Hinh, SN 1973, hộ khẩu thường trú: Tổ 20A, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận, Chủ tịch HĐQT, người đại diện pháp luật CTCP chứng khoán VSM.

Qua quá trình điều tra, căn cứ tài liệu chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu của CTCP Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (mã cổ phiếu: KSA), xảy ra trên địa bàn TP Hà Nội gây thiệt hại cho nhà đầu tư; khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ hình sự đối với bà Phạm Thị Hinh về tội thao túng thị trường chứng khoán theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự.

Chào sàn vào ngày 27/7/2010 với mức giá đóng cửa phiên đầu tiên 60.000 đồng, KSA từng là cổ phiếu “nóng” trong lĩnh vực khoáng sản, thế nhưng sau đó, hoạt động của doanh nghiệp này đã lộ ra không ít bất thường và gây bất ổn tâm lý cho cổ đông và nhà đầu tư như nghi án “trụ sở ma”, sự bất nhất trong số liệu báo cáo tài chính…

Tỷ phú lao dốc chỉ sau một thông báo ngắn gọn

Sau khi thông tin Yeah1 bị Youtube thông báo sẽ chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung (Content Hosting Service Agreement) kể từ 31/3/2019, cổ phiếu YEG liên tục lao dốc. Sau 13 phiên liên tục “rơi tự do” kể từ đầu tháng 3 tới nay, YEG đánh mất tổng cộng 144.500 đồng mỗi cổ phiếu, tương ứng giảm 60,16% giá trị và xu hướng giảm của YEG chưa có dấu hiệu dừng lại.

Với sở hữu trên 11,43 triệu cổ phiếu YEG tương ứng 37,41% cổ phần công ty, ông ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống – Chủ tịch HĐQT Yeah1 mất khoảng 1.650 tỷ đồng.

Giá trị tài sản cổ phiếu của ông Tống hiện chỉ còn 1.094 tỷ đồng và nếu trong phiên tiếp theo YEG tiếp tục đà giảm thì nhiều khả năng con số này sẽ sụt xuống dưới ngưỡng 1.000 tỷ đồng.

Trên bảng xếp hạng người giàu chứng khoán Việt Nam, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống nhanh chóng bị bật khỏi top 50. Trước đó, doanh nhân 41 tuổi từng gây chú ý khi vừa mới đưa Yeah1 lên sàn đã giàu hơn những đại gia lão làng như ông Trương Gia Bình – Chủ tịch FPT hay ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) – Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai.

Siêu khủng tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tài sản gấp 10 lần người đứng liền sau

Thống kê của Forbes cho thấy, tính đến thời điểm 20/3/2019, giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam hiện nay đã đạt 8,1 tỷ USD, tăng 1,5 tỷ USD so với thời điểm tạp chí này công bố danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2019 vào ngày 5/3 vừa qua.

Khối tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup hiện lớn hơn gấp 10 lần so với người đứng thứ 2 trong danh sách tỷ phú chứng khoán là ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank (TCB), cổ đông lớn của Masan Group (MSN).

Top 5 tỷ phú chứng khoán gần đây có thêm một gương mặt nữ, đó là bà Phạm Thu Hương, vợ ông Phạm Nhật Vượng. Tài sản của bà Hương hiện nay trên 17.000 tỷ đồng.

Sau TP.HCM, đến lượt taxi Đà Nẵng liên thủ kiện Grab

Chủ tịch Hiệp hội taxi Đà Nẵng, cho biết, đơn vị đang làm việc với văn phòng luật sư hoàn tất thủ tục pháp lý để chuẩn bị khởi kiện Grab. Ông cho hay, nội dung khởi kiện được bàn thảo để có sự đồng thuận giữa các thành viên hiệp hội (8 hãng xe đang hoạt động tại Đà Nẵng).

Cơ sở để khởi kiện được đưa ra là Grab đã vi phạm pháp luật và gây thiệt hại về kinh tế cho Hiệp hội taxi Đà Nẵng.

Theo phân tích của văn phòng luật sư P&L.D (đơn vị hỗ trợ pháp lý cho Hiệp hội taxi Đà Nẵng), có cơ sở để cho rằng việc tiến hành thí điểm ứng dụng GrabCar trong thời gian qua tại TP Đà Nẵng là vi phạm pháp luật.

Văn phòng hỗ trợ của Grab tại Đà Nẵng

Phía luật sư cho rằng, khi Bộ GTVT quyết định cho phép thí điểm ứng dụng Grab tại Đà Nẵng, UBND TP đã có 2 công văn đề nghị Bộ GTVT chưa triển khai và ngừng bổ sung các ứng dụng tương tự GrabCar tại TP. Đà Nẵng. Như vậy, UBND TP đã có quan điểm rất rõ ràng trong việc không cho phép thực hiện ứng dụng Grab tại Đà Nẵng.

Trả lời hai công văn của TP. Đà Nẵng, Bộ GTVT cũng có công văn số 2283/BGTVT-VT với nội dung giao quyền quyết định việc thực hiện thí điểm ứng dụng GrabCar tại Đà Nẵng cho UBND TP này. Theo đó, Grab chỉ được thực hiện thí điểm ứng dụng khi có sự phối hợp quản lý của Sở GTVT TP.

Đến thời điểm hiện tại, UBND TP. Đà Nẵng chưa có bất kỳ văn bản nào cho phép Grab được triển khai hay cấp phép hoạt động cho Grab. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở GTVT, Grab đã hoạt động tại TP này trong suốt 3 năm qua.

Lộ bí ẩn chủ mới Tập đoàn Hoàn Cầu

Ông Nguyễn Chấn sở hữu 89,99% cổ phần (tương đương gần 1.053 tỷ đồng) của Tập đoàn Hoàn Cầu. Thế nhưng, cuối năm 2017, số cổ phần của ông Chấn đã được sang nhượng cho Dương Tiến Dũng – một cái tên hoàn toàn mới mẻ.

Công ty TNHH Hoàn Cầu được đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 1/2/1993, gồm 3 cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Chấn (nắm 51,78%), bà Trần Thị Hường (nắm 38,21%) và ông Nguyễn Quốc Toàn (nắm 10%).

Cái tên Dương Tiến Dũng hoàn toàn mới lạ trong cơ cấu cổ đông của Tập đoàn Hoàn Cầu. Dường như, ông Dũng chỉ là khâu trung gian nhận chuyển nhượng số cổ phần từ ông Chấn.

Bởi, chỉ 8 tháng sau (tháng 7/2018), phần vốn của ông Dương Tiến Dũng lại được sang tên cho ông Phan Đình Tân. Lúc này ông Tân trở thành người nắm giữ 99% vốn góp của Hoàn Cầu.

Theo tìm hiểu của PV, ông Dương Tiến Dũng (SN 1954) được biết đến là người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Diamond Nha Trang. Công ty này mới được thành lập vào tháng 11/2017, với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, có ngành nghề chính là Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Ông Dũng nắm 97% vốn điều lệ tại đây. 3% còn lại do hai bà Trần Thị Y và Trần Thị Trúc Linh nắm giữ.

Có khá ít thông tin về doanh nhân Dương Tiến Dũng, chỉ biết rằng ông Dũng có cùng địa chỉ với bà Trần Thị Y.

Nói về bà Y, nữ doanh nhân này là người đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Nam Phương ĐL – một doanh nghiệp được thành lập tháng 7/2016, với vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, bà Y không phải là cổ đông lớn nhất của Nam Phương ĐL.

Người nắm cổ phần chi phối tại Nam Phương ĐL là bà Trương Thị Mỹ An với tỷ lệ sở hữu 85%. Đáng chú ý, bà An có cùng địa chỉ với ông Dương Tiến Dũng và bà Trần Thị Y.

Theo dữ liệu, bà Trương Thị Mỹ An có hơn 8,6 triệu cổ phần tại Nam Á Bank.

Còn địa chỉ đăng ký của ông Dũng, bà Y và bà An chính là địa chỉ Doanh nghiệp tư nhân dịch vụ nhà hàng An An. Đây là doanh nghiệp sở hữu nhà hàng An được biết đến của gia đình Á hậu Dương Trương Thiên Lý (vợ ông Nguyễn Quốc Toàn – Chủ tịch Nam Á Bank, con trai bà Tư Hường).

PV (tổng hợp)
Từ khóa: Phạm thị Hinh khoáng sản Bình Thuận Vingroup Phạm Nhật Vượng Nguyễn Ảnh Nhượng Tống YEG Grab

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.