Các đại sứ hiến máu cứu người trước Tết nguyên đán

Sáng nay 22/1/2019, tại trụ sở Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, các Đại sứ, Phó Đại sứ, cán bộ ngoại giao đến từ Phái đoàn Liên minh châu Âu và các Đại sứ quán quốc gia thành viên đã cùng nhau trao giọt máu hồng vì người bệnh cần máu.

Đại sứ Bruno nhận giấy chứng nhận sau hiến máu

Đại sứ Bruno Angelet - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam chia sẻ: "Tôi đã tham gia hiến máu tại Việt Nam 4 lần. Trong lần hiến máu gần nhất của tôi vào thời điểm đang khan hiếm nhóm máu O cuối tháng 8 vừa qua, tôi đã quyết động sẽ tổ chức ngày hiến máu cho các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Hiến máu là việc nhỏ nhưng rất quan trọng mà mỗi người dân đều có thể làm vì người bệnh cần máu".

Đại sứ Liên minh châu Âu Bruno Angelet (bên phải) cùng Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkermanrạng rỡ hiến máu vì người bệnh

Khác với ngài Bruno, nhiều đại sứ rất hân hoan khi lần đầu tiên được hiến máu. Tân Đại sứ Ba Lan Wojciech Gerwel cho biết: "Tôi rất vui khi được cùng với Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên, các nhà ngoại giao cùng hiến máu ngay trước Tết nguyên đán của Việt Nam. Việt Nam và Ba Lan đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài, ngày hiến máu hôm nay chính là đóng góp nhỏ của chúng tôi để thúc đẩy tình hữu nghị giữa 2 nước. Tôi hi vọng năm tới sẽ có thêm nhiều người Ba Lan tại Việt Nam tham gia hiến máu”.

Phó Đại sứ Liên minh châu Âu Axelle Nicaise tham gia hiến máu

Chương trình hiến máu còn thu hút đông đảo cán bộ ngoại giao và nhân viên các Đại sứ quán thành viên Liên minh châu Âu. Anh Tô Ngọc Anh (nhóm máu O) – Cán bộ Phát triển bền vững cùng bà Resachbha FitzGerald – Phó bộ phận Phát triển của Đại sứ quán Ailen cho rằng chương trình rất ý nghĩa để mỗi người vừa được làm việc tốt, vừa giúp được người bệnh. Bà Resachbha FitzGerald cũng bày tỏ sự vui mừng khi nhắc đến chương trình kết nghĩa giữa Hội Rối loạn Đông máu Việt Nam và Hội Hemophilia Ireland trong chăm sóc, phát triển hoạt động cho người bệnh hemophilia tại Việt Nam.

Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman (bên trái) và Đại sứ Ba Lan Wojciech Gerwel hân hoan lần đầu tiên hiến máu

TS. Bạch Quốc Khánh - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trân trọng cảm ơn việc làm đầy tính nhân văn của những người hiến máu và khẳng định: "Con người dù ở dân tộc nào, ở đất nước nào đều chung những suy nghĩ cao đẹp và hiến máu là một trong những việc làm thể hiện sâu sắc nhất tinh thần nhân văn của cộng đồng".

Các đại sứ, phó đại sứ mong muốn tiếp tục lan tỏa thông điệp hiến máu cứu người

Dù bận rộn nhiều công việc nhưng nghĩa cử cao đẹp của các nhà ngoại giao đã tạo nên ngày Thứ Ba đỏ ý nghĩa tại Liên minh châu Âu và góp thêm những món quà sự sống cho người bệnh trước thềm Tết đến Xuân về.

Tại tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu, mỗi năm có 15 triệu người hiến máu với 20 triệu đơn vị máu được hiến tặng. 1.400 cơ sở truyền máu tại các nước Liên minh châu Âu đã sử dụng 25 triệu đơn vị chế phẩm máu cho cấp cứu và điều trị.

Khánh Ngọc

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !