Khói thuốc lá có thể gây đột biến gen

Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), trên 5.700 thành phần hóa học được tìm thấy trong khói thuốc lá, trong đó có hơn 70 tác nhân gây ung thư như benzen, ethylen qxit, vinyl chloride, asen (thạch tín)...

Khói thuốc lá chứa 70 tác nhân gây ung thư

Khói thuốc lá - nguồn cơn gây ung thư

Khói thuốc lá được xem là tác nhân gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư.

PGS.TS.BS Lê Văn Quảng, Phó giám đốc Bệnh viện K cho biết: “Khi đi vào cơ thể, các chất gây ung thư có trong khói thuốc lá hầu hết sẽ được chuyển hóa và gây ung thư theo nhiều cơ chế khác nhau như gắn với bộ gen gây nên các đột biến gen; gắn với màng tế bào làm rối loạn quá trình phát triển của tế bào; hoặc kích thích quá trình viêm dẫn đến tăng sinh mạch máu bất thường và phát triển ung thư”.

Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. Tỉ lệ hút thuốc ở nam giới ở mức 45,3%, nữ 1,1%.

“Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, hô hấp và bệnh ung thư. Các nghiên cứu đã chứng minh hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư cả ở nam giới và nữ giới, bao gồm ung thư phổi, khoang miệng, vòm họng, hầu họng, thanh quản, tụy, bể thận, bàng quang...” BS Lê Văn Quảng cho hay.

PGS.TS.BS Lê Văn Quảng

Theo số liệu mô phỏng từ WHO, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong liên quan đến sử dụng thuốc lá. Điều này có nghĩa là mỗi ngày có hơn 100 người Việt chết vì những bệnh do hút thuốc gây nên. Con số tử vong liên quan đến thuốc lá dự kiến sẽ tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030.

Theo số liệu ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) và ước tính ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 165.000 ca mắc mới và khoảng 114.000 người tử vong vì ung thư. Trong đó, ước tính có khoảng 1/3 các trường hợp là do có liên quan đến sử dụng thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá thụ động.

Nicotine có hại không?

Từ trước đến nay, phần lớn mọi người vẫn hiểu nhầm nicotine rất độc hại và là nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan đến thuốc lá. Tuy nhiên, điều này không đúng. Theo nghiên cứu của Viện Y tế và Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia Anh quốc, các độc tố và chất gây ung thư trong khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong, không phải là nicotine.

Tuy nhiên, do tính chất gây nghiện, nicotine không hoàn toàn vô hại. Vì thế, thuốc lá cũng như những sản phẩm có chứa nicotine vẫn được khuyến cáo không nên sử dụng, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người có các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao…

Theo PGS.TS.BS Lê Văn Quảng, người ta hút thuốc bởi nhiều lý do, nhưng chủ yếu là muốn tập làm người lớn, chứng tỏ bản lĩnh đàn ông ở tuổi thiếu niên; công việc nhiều áp lực, cần độ tập trung cao, cần suy nghĩ ra nhiều ý tưởng mới; muốn giảm stress bằng một công cụ hữu hiệu, nhanh chóng và phổ biến…

Bên cạnh đó, giá thành thuốc lá tại Việt Nam khá rẻ, mua dễ dàng, các chế tài về xử phạt chưa đủ tính răn đe nên vẫn còn rất nhiều người hút thuốc. Một nguyên nhân khác nữa là ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và người xung quanh chưa cao nên việc hạn chế hút thuốc còn nhiều khó khăn.

An Nhiên

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !