Tình hình dịch tả lợn châu Phi mới nhất: Xuất hiện ổ dịch đầu tiên ở TT Huế

Tình hình dịch tả lợn châu Phi ở Việt Nam đang có dấu hiệu xuất hiện nhiều ổ dịch mới, lan rộng ra nhiều địa phương... Tính đến nay đã có gần 20 địa phương xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, trong đó xuất hiện thêm một số tỉnh mới là Bắc Ninh, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế...

Tiêu hủylợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính tới thời điểm hiện tại, cả nước đã có tổng cộng 19 tỉnh nhiễm dịch tả heo châu Phi, trong đó, Bắc Ninh, Lạng Sơn và Thừa Thiên Huế là các địa phương vừa mới công bố dịch.

Dưới đây là danh sách 18 tỉnh xuất hiện dịch tả lợn châu Phi mới nhất:

Thừa Thiên Huế xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên

Chiều 18/3, lực lượng chức năng huyện Phong Điền phối hợp với Cơ quan Thú y vùng III đến xã Phong Sơn nơi xảy ra lợn chết để lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm cho thấy 3 con lợn dương tính với tả lợn châu Phi. 

Bắc Ninh công bố dịch tả lợn châu Phi

Thông tin từ tỉnh Bắc Ninh cho biết, ngày 16/3, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 3 hộ dân thuộc xã Đại Xuân, huyện Quế Võ và xã Tam Đa, huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), với tổng số 94 con lợn mắc bệnh. 

Tỉnh Bắc Ninh đã tiêu hủy số lợn bị mắc bệnh và thực hiện các biện pháp khoanh vùng bệnh dịch, khử trùng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi, khu vực xung quanh bằng vôi bột, hóa chất;…

Lạng Sơn:

Trước đó, vào ngày 15/3, Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình đã ký quyết định công bố dịch tả lợn châu Phi tại thôn Nà Lùng, xã Xuân Mãn. Hiện chính quyền địa phương đã tiêu hủy ngay toàn bộ số heo của gia đình ở xã Quỳnh Mỹ và phun trừ hóa chất, vôi bột khử trùng tiêu độc ở các hộ trong xóm 7 và các xóm tiếp giáp.  

Tỉnh Nghệ An xuất hiện thêm ổ dịch mới

Sáng 16/3, cơ quan Thú y vùng III đã có kết quả chính thức về mẫu xét nghiệm dương tính với dịch tả lợn châu Phi tại một hộ ở xóm 8, xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lưu. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Nghệ An đã xuất hiện hai ổ dịch tả lợn châu Phi. 

Thông tin mới nhất ngày 14/3 cho biết, Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh Nghệ An đã lấy mẫu đem đi xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus dịch tả heo châu Phi tại một gia đình nuôi lợn ở xã Quỳnh Mỹ (huyện Quỳnh Lưu).

Thêm ổ dịch mới tại tỉnh Sơn La:

Tỉnh Sơn La vừa phát hiện thêm 1 ổ bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai.

Cụ thể, kết quả giám định từ Cục Thú y, mẫu bệnh phẩm lợn tại một gia đình ở bản Pom Bẹ (xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai) cho kết quả dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Trước đó, vào ngày 11/3, tại địa bàn bản Huổi Ái, xã Mường É (Thuận Châu) đã xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi. Kết quả chính thức xác định mẫu bệnh phẩm dương tính với virus bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đây là địa phương đầu tiên của tỉnh Sơn La ghi nhận có bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Như vậy, tính đến ngày 17/3, tỉnh Sơn La đã có 2 huyện phát hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi với 4 ổ dịch tại các xã Mường É, Phỏng Lái, Mường Bám của huyện Thuận Châu và xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai.

Tỉnh Bắc Kạn: Ngày 12/3, theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cho biết, sau khi một hộ gia đình tại thôn Thôm Tà, xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn thông báo về trường hợp một con lợn của gia đình bị ốm, có các biểu hiện nghi vấn của dịch tả lợn châu Phi, cơ quan chuyên môn của tỉnh đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm gửi đi phân tích.

Kết quả cho thấy, mẫu bệnh phẩm dương tính với virus tả lợn châu Phi.

Dịch tả lợn châu Phi lan rộng ở Thái Nguyên: Tính đến ngày hôm qua (12/3), tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi mới là xã Tân Khánh (huyện Phú Bình) và xã Đông Cao (thị xã Phổ Yên).

Công tác tiêu hủy đàn lợn đã được tiến hành triển khai ngay sau đó. Tính đến ngày 12/3, tổng đàn lợn bị tiêu hủy ở thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình là 131 con.

Trước đó, vào ngày 7/3, UBND huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) đã công bố dịch đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Úc Kỳ. Và Thái Nguyên là tỉnh thứ 10 trong cả nước đã xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Trước đó vào ngày 05/03, 32 con lợn của một gia đình ở xã Úc Kỳ bị ốm chết, vì vậy UBND huyện Phú Bình đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và thú y lấy mẫu xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm đã xác định các mẫu dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Để tránh bệnh lây lan, các cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ 52 con lợn của gia đình đồng thời, UBND huyện Phú Bình đã lập 02 chốt kiểm dịch trên các tuyến đường qua địa bàn xã Úc Kỳ.

Quảng Ninh phát hiện thêm 2 ổ dịch tả lợn châu Phi 

Sáng 14/3, cơ quan thú y Quảng Ninh cho biết đã ghi nhận thêm một ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại khu dân cư Bí Trung, phường Phương Đông, TP Uông Bí.

Ngay khi phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 5, ngay trong sáng 14/3, cơ quan thú y và chính quyền TP Uông Bí đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ 27 con lợn mắc bệnh, đồng thời thực hiện các biện pháp khoanh vùng, dập dịch; giám sát chặt chẽ nguồn gốc lợn đưa vào các cơ sở giết mổ tập trung.

Cũng trong ngày 14/3, lực lượng chức năng huyện Hải Hà đã tiêu hủy 6 con lợn với tổng trọng lượng 450kg của một hộ chăn nuôi tại thôn 8, xã Quảng Chính do dương tính với dịch tả lợn châu Phi.

Như vậy, đến nay trên địa bàn huyện Hải Hà đã xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi. Và chỉ trong ngày 14/3, Quảng Ninh lại phát hiện thêm 2 ổ dịch tả lợn châu Phi mới, nâng tổng số lên 6 ổ dịch trong toàn tỉnh.

Trước đó vào chiều ngày 13/3, đàn lợn 43 con của một gia đình ở thôn 11, xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên được cơ quan thú ý xác định dương tính với bệnh tả lợn châu Phi và buộc phải mang đi tiêu hủy toàn bộ.

Ngày 12/3, UBND huyện Hải Hà cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại hộ gia đình xã Quảng Thịnh. Đây là hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ với quy mô 39 con lợn.

Theo đó, khoảng ba, bốn ngày trước, đàn lợn của gia đình bắt đầu có dấu hiệu ốm, chết. Thấy lợn chết nhiều, đến 11 giờ, ngày 11/3, gia đình mới báo cho cán bộ thú y đến lấy mẫu xét nghiệm, kết quả các mẫu xét nghiệm đều dương tính với dịch tả lợn châu Phi.

Như vậy, tính đến thời điểm này, xã Quảng Thịnh là ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 3 xuất hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Trước đó, vào sáng 11/3, UBND thị xã Đông Triều cho biết đã phát hiện thêm 1 ổ dịch tả lợn châu Phi ở xã Bình Dương với kết quả xét nghiệm dương tính trên đàn lợn của một gia đình ở thôn Bắc Mã 1. Đây là ổ dịch thứ hai xuất hiện tại Quảng Ninh và cùng trên địa bàn huyện Đông Triều. Ngay sau khi có kết quả, lực lượng chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ 53 con lợn của gia đình này.

Và vào sáng 9/3, tỉnh Quảng Ninh đã công bố ổ dịch lợn tả châu Phi tại thôn Đức Sơn, xã Yên Đức, thị xã Đông Triều. Đây là ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Quảng Ninh.

Trước đó, ngày 6/3, một trong tổng số 14 con lợn của một gia đình ở thôn Đức Sơn có biểu hiện sốt, bỏ ăn. Sang ngày 7/3, đàn lợn của gia đình này đồng loạt mắc các triệu chứng sốt, bỏ ăn, phân táo bón.

Ngày 8/3, nhận được thông tin, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh đã lấy bốn mẫu phẩm gửi lên Chi cục Thú y vùng II (Hải Phòng) xét nghiệm. Đến 23h30 cùng ngày, kết quả cho thấy bốn mẫu phẩm dương tính với dịch tả lợn châu Phi.

Sáng 9/3, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã khoanh vùng, phun khử trùng, rắc vôi bột xung quanh chuồng trại và tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh trên.

Hà Nội:

Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, ngày 16-3, bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại một hộ chăn nuôi ở thôn Mạch Tràng, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, với 48 con bị mắc. Lực lượng chức năng của huyện đã nghiêm túc thực hiện biện pháp tiêu hủy, khống chế bệnh dịch lây lan... 

 Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội vừa cho biết, ngoài Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh và Hoàng Mai thì mới đây Hà Nội lại phát sinh thêm một ổ dịch mới ở Sóc Sơn.

Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, đã phát hiện 5 ổ dịch tại 5 xã, phường thuộc 5 quận, huyện của thành phố.

Trước đó, chiều 7/3, TP Hà Nội công bố phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm với tổng số 29 con. Đây là ổ dịch thứ 4, sau quận Long Biên, huyện Đông Anh và quận Hoàng Mai.

Và ngày 6/7, Trạm thú y quận Hoàng Mai đã tổ chức tiêu hủy 46 con lợn mắc dịch tả châu Phi của gia đình ở phường Lĩnh Nam.

Trước đó, vào ngày 5/3, UBND huyện Đông Anh cho biết, trên địa bàn xã Thụy Lâm đã xuất hiện 1 ổ dịch tả lợn châu Phi. Ngay trong đêm 5/3, đàn lợn 10 con đã bị tiêu hủy. Huyện đang khẩn trương triển khai các biện pháp dập, khống chế dịch. 

Đến sáng 6/3, huyện Đông Anh đã tiến hành tổng vệ sinh môi trường, phun thuốc tiêu độc khử trùng trên địa bàn toàn xã Thụy Lâm. Đồng thời lập 3 chốt kiểm soát việc vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào xã Thụy Lâm. 

Trước đó, vào ngày 24/2, ổ dịch tả lợn châu Phi ở Hà Nội được phát hiện tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên. 

Nam Định: Ngày 8/3, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nam định gửi yêu cầu xét nghiệm virus gây dịch tả lợn châu Phi đến Chi cục Thú y Vùng I bằng mẫu bệnh phẩm của lợn tại xã Trực Thắng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Sau khi tiến hành xét nghiệm trên 5 mẫu bệnh phẩm của lợn, kết quả cho thấy 4/5 mẫu dương tính với dịch tả lợn châu Phi.

Kết quả xét nghiệm này xác nhận Nam Định là tỉnh thứ 13 đã bị dịch tả lợn Châu Phi. Sáng hôm qua 10/3, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y Nam Định đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tiêu hủy toàn bộ 80 con lợn.

Tại tỉnh Ninh Bình: Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình cho biết, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình vừa xuất hiện ổ dịch dương tính với dịch tả lợn châu Phi tại huyện Hoa Lư.

Ngay trong sáng 9/3, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành tiêu hủy 59 con lợn có mẫu xét nghiệm dương tính với virus dịch tả lợn Châu Phi  

5 xã ở Điện Biên có dịch tả lợn châu Phi

Ngày 12/3 tại bản Huổi Cắm xã Búng Lao, huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên, người dân báo lên chính quyền địa phương về tình trạng lợn bị bệnh chết không rõ nguyên nhân. Huyện Mường Ảng đã nhanh chóng lấy mẫu xét nghiệm và đến ngày 13/3, kết quả xét nghiệm có 1 mẫu dương tính với dịch tả lợn châu Phi. Như vậy, sau huyện Tuần Giáo, Mường Ảng là huyện thứ hai trên địa bàn tỉnh Điện Biên ghi nhận xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Trước đó, Chi cục Thú y tỉnh Điện Biên vừa cho biết, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn các bản Bon A, Lóng Luông, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.

Và vào ngày 4/3, tỉnh Điện Biên đã phát hiện được có dấu hiệu đầu tiên về dịch tả lợn châu Phi, sau đó, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tiến hành lấy 4 mẫu xét nghiệm và đều cho kết quả dương tính.

Hòa Bình: Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện vào ngày 5/3 tại xã Hợp Thanh, huyện Lương Sơn.

Sau khi kiểm tra đàn lợn hiện có của một gia đình ở xã Hợp Thành cho đã cho kết quả dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi. Hiện UBND xã Hợp Thanh, huyện Lương Sơn đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và thực hiện các nội dung chống dịch theo kế hoạch của UBND huyện.

Hưng Yên: Dịch tả lợn châu Phi lan rộng 43 xã với 9 huyện thị

Chi cục thú y Hưng Yên cho biết, dịch tả lợn châu Phi hiện đang lan nhanh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đến thời điểm này dịch đã lan rộng ra 43 xã với 9/10 huyện, thành phố gồm: Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên.

Đến ngày 16/3, toàn tỉnh có 29 xã công bố dịch, số lợn phải tiêu hủy là hơn 5.200 con, trọng lượng hơn 400 tấn, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Chi cục Thú y tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với cơ quan chuyên môn lấy 549 mẫu huyết thanh, 8 mẫu bệnh phẩm của lợn ốm, chết để xét nghiệm. Kết quả có 244/549 mẫu huyết thanh và cả 8/8 mẫu bệnh phẩm dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi. 

Trước đó, dịch tả lợnn châu Phi xuất hiện ở Hưng Yên vào chiều 5/3 khi phát hiện đàn lợn gần 50 con của gia đình anh Hưng có biểu hiện sổ huyết, dãi, 20 con đồng loạt chết. 

Ngay sau đó, lực lượng thú y đã huy động máy xúc chôn 20 xác lợn và thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi bằng cách rắc vôi bột khử trùng khu chăn nuôi. 

 Thái Bình: 95 xã/6 huyện có dịch tả lợn châu Phi, mỗi ngày tiêu hủy 60 tấn lợn

Theo Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Bình, tính đến ngày 14/3, bệnh đã lây lan ra 6 huyện là Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Vũ Thư, Kiến Xương, với tổng số 95 xã có dịch. Trong đó có huyện Đông Hưng có tới 36/44 xã có dịch.

Tổng số lợn bị bệnh được tiêu hủy tại Thái Bình, tính đến ngày 14/3, là 12.061/971.000 con trong tổng đàn lợn của Thái Bình. Số lợn bị tiêu hủy có trọng lượng 695.765kg. Chỉ tính riêng trong 3 ngày, từ ngày 12-14, mỗi ngày Thái Bình phải tiêu hủy 60 tấn lợn.

Là một trong 8 địa phương đang phải đương đầu với dịch tả lợn Châu Phi. Dịch tả châu Phi ở Thái Bình phát hiện ổ dịch đầu tiên ở địa bàn xã Lô Giang, huyện Đông Hưng. Tính đến chiều 27/2, đã có tổng số 191 con lợn phải tiêu hủy.

Hải Phòng: Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Hải Phòng từ ngày 22/2, đến nay đã lan ra 6 xã của hai huyện Thủy Nguyên và Tiên Lãng. Số lợn phải tiêu hủy là hơn 400 con.

Tỉnh Hải Dương: 7 huyện xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

Sau khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Kinh Môn thì các huyện: Tứ Kỳ, Ninh Giang, Gia Lộc, Kim Thành và Bình Giang, cũng lần lượt xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.

Và ngày 17/3, Thanh Miện công bố có dịch tả lợn châu Phi, nâng tổng số huyện có dịch tả lợn châu Phi lên 8 huyện.

Sáng nay 7/3, Chi cục Thú y tỉnh Hải Dương cho biết đã phát hiện ổ dịch tả lợn thứ 2 trong tỉnh, đó là ổ dịch mới phát hiện ở xã Minh Hòa, huyện Kinh Môn, sau khi cho kết quả các mẫu bệnh phẩm trên đàn lợn đầu cho kết quả dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi. Hiện công tác tiêu hủy lợn đã được nghiêm túc thực hiện. 

Trước đó, ổ dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Hải Dương được phát hiện tại một số hộ chăn nuôi ở xã Hiến Thành (huyện Kinh Môn), hiện UBND huyện Kinh Môn tiêu hủy gần 110 con lợn bệnh. 

Tiếp đó, ngày 3/3, tại xã Đại Đồng (huyện Tứ Kỳ) cũng đã tiêu hủy 47 con lợn từ 1,5 - 3 tháng tuổi do bị mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tỉnh Thanh Hóa: Dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 15 xã

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết, tính đến trưa 17/3, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 17 thôn, 15 xã của 3 huyện Yên Định, Thiệu Hóa và TP Thanh Hóa. Theo đó, số lượng lợn phải tiêu hủy 1.230 con lợn với tổng trọng lượng hơn 62 tấn.

Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cho biết, vào ngày 25/2 đã xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Định Long, huyện Yên Định.

Trước đó, ngày 23/2, cơ quan chức năng nhận tin báo về hiện tượng lợn bị ốm tại một gia trại ở xã Định Long. Ngay sau đó, Chi cục thú y Thanh Hóa sau đó đã cùng các đơn vị liên quan lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm mẫu huyết thanh và phủ tạng lợn chết cho thấy dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Ngay lập tức, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy đàn lợn 226 con. Để ngăn chặn dịch bùng phát, địa phương này đã lập các chốt chặn 24/24. Huyện này cũng đã phun hóa chất để tiêu độc, khử trùng theo quy định. 

Tại Hà Nam: ngày 26/2, tỉnh Hà Nam xác định có ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại xã Văn Xá, huyện Kim Bảng và hiện đã tiêu hủy đàn lợn nhiễm dịch bệnh tại xã này.  

Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, tỷ lệ chết lên đến 100%. Tại Việt Nam, tình hình dịch tả lợn châu Phi đang có dấu hiệu lan rộng.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi: Dấu hiệu và triệu chứng đơn giản dễ nhận biết nhất

PV (t/h)

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.