Có "vá" được "lỗ hổng" trong tiêm vắc xin phòng sởi?

Ngày 9/3, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã kiểm tra công tác phòng chống bệnh sởi tại TP.HCM – địa phương đang có số ca mắc tăng cao bất thường từ cuối năm 2018 đến nay.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thăm bệnh nhi mắc sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, từ năm 2018 đến hết tháng 2/2019, thành phố ghi nhận có 4.327 ca sởi, trong đó riêng 2 tháng đầu năm 2019 có đến hơn 2.600 ca.

Dù hiện nay số ca sởi đang có xu hướng giảm nhưng vẫn còn rất cao so với những năm trước. Bệnh sởi xuất hiện ở 285/319 phường xã, chiếm 89%. Riêng những quận huyện giáp ranh các tỉnh có khu công nghiệp thì số ca sởi tăng cao.

Qua phân tích tình hình, Sở Y tế ghi nhận 97% trường hợp mắc sởi không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ.

Hiện nay, tỷ lệ tiêm sởi tại TP.HCM ước đạt 96% mũi thứ 1 và 80% mũi thứ 2. Tỷ lệ này còn cách khá xa so với mục tiêu đạt 95% độ bao phủ tiêm chủng đối với bệnh sởi.

Trước tình hình đó, Sở Y tế đã thực hiện chiến dịch bổ sung tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi. Thành phố có khoảng 300.000 trẻ trong độ tuổi này chưa tiêm chủng hoặc chưa rõ lịch sử tiêm chủng. Tuy nhiên, sau thời gian triển khai tích cực, độ bao phủ vắc xin này của thành phố cũng mới chỉ đạt 85%.

Một trong những khó khăn hiện nay, theo ông Nguyễn Hữu Hưng, là các địa phương vẫn chưa thể quản lý được tình trạng tiêm chủng của trẻ trong cộng đồng, nhất là những trẻ không đến trường, ở nhà ông bà giữ hoặc gửi người quen… Đây chính là những “lỗ hổng” khiến cho bệnh sởi gia tăng nhanh trong thời gian qua.

Chỉ ra cách vá các “lỗ hổng” này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng, Sở Y tế nên triển khai tiêm phòng vắc xin trong các bệnh viện nhi bởi hiện 3 bệnh viện nhi đồng của TP.HCM. Mỗi ngày nơi đây tiếp nhận số lượng lớn trẻ đến khám bệnh và điều trị.

Bên cạnh đó, thành phố cũng cần “đẩy” vắc xin sởi của chương trình tiêm chủng mở rộng vào các cơ sở tiêm chủng dịch vụ bởi đặc điểm của cư dân đô thị là ưa chuộng vắc xin dịch vụ và sẵn sàng bỏ qua mũi sởi 9 tháng để chờ đến khi trẻ 12 tháng mới tiêm dịch vụ mũi tổng hợp sởi – quai bị - rubella. Đây chính là khoảng thời gian trẻ dễ mắc bệnh và lây lan trong cộng đồng.

Ngoài ra, cần tuyên truyền đúng để người dân nâng cao nhận thức, không theo phong trào “anti vắc xin” trên mạng xã hội. “Nếu trẻ không được chích ngừa sởi đầy đủ thì chắc chắn sẽ mắc sởi, năm nay không mắc thì năm sau sẽ mắc, vì thế quan trọng vẫn là phải vá ngay các lỗ hổng tiêm chủng”, bác sĩ Khanh nhận định.

Đồng tình với quan điểm này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo Sở Y tế TP.HCM phối hợp với ngành giáo dục, UBND các quận, huyện tích cực triển khai các biện pháp đẩy mạnh điều tra tình trạng tiêm chủng trong cộng đồng, nhất là nhóm trẻ dưới 5 tuổi để vận động phụ huynh tiêm chủng cho trẻ đầy đủ.

Bên cạnh đó, công tác tuyền thông trực tiếp tại những khu vực đông dân nhập cư, nhà trọ công nhân để họ hiểu đúng về tiêm chủng vắc xin cũng cần được chú trọng, kết hợp với tuyên truyền về phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Ngoài ra, các trạm y tế cần nâng số ngày tiêm chủng từ 1 ngày như hiện nay lên thành 2-3 thậm chí là 4 ngày trong 1 tháng để tạo thuận lợi hơn cho người dân khi đưa trẻ ra tiêm chủng. Đồng thời Trung tâm Y tế thành phố cần lập các đội tiêm chủng lưu động, tìm mọi cách vá “lỗ hổng” đang tồn tại trong tiêm chủng, sớm ngăn chặn dịch sởi lây lan ra cộng đồng.

An Nhiên

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

4 dấu hiệu dễ bị bỏ qua của tiền ung thư đại trực tràng

Tổn thương tiền ung thư đại trực tràng không đau đớn khiến nhiều người nhầm với bệnh vặt nên không đi khám. Tế bào ác tính âm thầm xâm lấn, di căn tới các bộ phận khác.

Vị thuốc 'quý như vàng' giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Tam thất là vị thuốc quý, còn được gọi là kim bất hoán (vàng không đổi), bởi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Cách giải rượu bằng loại lá quen thuộc, giá rẻ

Nước lá dong có thể giảm tình trạng say rượu, giúp mát gan, giải độc. Bạn chỉ cần nấu nước hoặc giã lấy nước uống.

Các yếu tố tác động tới nồng độ cồn sau khi uống rượu bia

Cùng uống một lượng rượu như nhau nhưng nồng độ cồn trong máu của mỗi người có thể khác biệt.

Đang cập nhật dữ liệu !