Sếp Sơn Hà nói về tham vọng “từ bể phốt đến nóc nhà”

Chia sẻ với báo chí dịp đầu năm 2019, ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà (mã chứng khoán: SHI) tiết lộ mục tiêu lấy gia đình của mỗi người Việt làm trung tâm, trong đó Sơn Hà sẽ trang bị mọi thiết bị trong gia đình, từ bể phốt cho đến tận nóc nhà (rooftop).

Sơn Hà vốn được biết đến với sản phẩm bồn chứa nước trên các nóc nhà và máy nước nóng năng lượng mặt trời. Thời gian gần đây, công ty mở rộng sang sản xuất các sản phẩm gia dụng phục vụ nhà bếp như: bình nước nóng, chậu rửa, máy lọc nước RO, bếp từ, máy hút mùi,…

Theo tiết lộ của Chủ tịch Lê Vĩnh Sơn, ngoài thiết bị nhà bếp, Sơn Hà sẽ bắt tay vào sản xuất thiết bị điện gia dụng và năm 2019, đồng thời cũng sẽ lấn sân sang lĩnh vực điện lạnh.

“Trong mỗi ngôi nhà của các gia đình Việt cần những vật dụng gì thì chúng tôi cố gắng nghiên cứu và phát triển, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu về đặc tính, thói quen của người Việt,” doanh nhân Lê Vĩnh Sơn nói.

Tuy nhiên, hai dự án tâm đắc nhất mà ông Sơn và các cộng sự đang theo đuổi, đó là năng lượng sạch và bồn Septic thay cho bể phốt thông thường.

Doanh nhân Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch CTCP Quốc tế Sơn Hà (SHI).

Lý giải cho hướng đi này, người sáng lập công ty Sơn Hà chia sẻ, bản thân ông và các cộng sự luôn mong muốn giúp cho công ty phát triển, tạo ra công nghệ mới, nhưng đồng thời phải giúp phát triển đất nước, giúp được cho người dân cái gì hữu hiệu, với ông, đó chính là giá trị nhân văn.

“Có thể mọi người chưa tin, nhưng thực sự chúng tôi đã nghĩ rất nhiều đến người tiêu dùng. Trong dịp kỷ niệm 20 năm thành lập công ty vừa qua, tôi đã cam kết với người dân Việt là sẽ không làm bất cứ việc gì làm ảnh hưởng đến môi trường, không khai thác, phá hoại tài nguyên thiên nhiên, chắc chắn chúng tôi không làm hại đồng bào mình. Và tôi tin rằng không riêng gì Sơn Hà, rất nhiều doanh nghiệp họ cũng có quan điểm như vậy”.

Từ bể phốt chôn ngầm….

Và để cụ thể hóa cam kết đó, ông Sơn cho hay đang cố gắng thay đổi thói quen của người Việt, đó là thay vì mỗi gia đình đều xây bể phốt tự hoại bằng gạch hay bê tông cốt thép, có thể thay thế bằng bể phốt thông minh Septic trước khi thải ra môi trường.

Trong các gia đình dùng bể phốt xây gạch thông thường hoặc bê tông như hiện nay, sau một thời gian nhất định sẽ có sự xâm nhập của nước từ bể phốt sang bể nước sinh hoạt cũng được đặt ngầm.

BOD (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hóa) ra môi trường của các bể phốt xây bằng gạch phố biến hiện nay là 100, nên khi thải ra môi trường đã bức tử các con sông ở các đô thị. BOD của bồn Septic là 30, nhưng đây mới chỉ là tiêu chuẩn của khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Mẫu bể phốt Septic.

Ông Sơn cho hay mục tiêu của công ty là sản xuất ra những bể Septic có BOD dưới 20. Từ 60 năm trước, Nhật Bản từng gặp vấn đề trong xả thải hệt như Việt Nam hiện nay. Chính phủ Nhật từng kêu gọi các tập đoàn hàng đầu tập trung nghiên cứu tìm ra giải pháp, và bể phốt thông minh ra đời từ đó. Bể phốt thông minh không dùng hóa chất mà dùng nguyên tắc vi sinh, các loại vi khuẩn có trong bể sẽ ăn hóa chất có bên trong qua nhiều tầng.

“Khi Sơn Hà đặt vấn đề với đối tác Nhật Bản, họ rất mừng và cử ngay một doanh nghiệp chuyên về chuyển giao công nghệ sang làm việc với Sơn Hà vào đúng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 để chuẩn bị cho việc hai bên cùng nhau chế tạo. Họ đề nghị chúng tôi sau khi chế tạo thành công nên làm việc với Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành quy chuẩn mới trong xả thải BOD ra môi trường.” Chủ tịch Công ty Sơn Hà tỏ ra hào hứng với kế hoạch mới.

…đến nóc nhà từng hộ dân

Một dự án rất mới lạ tiếp theo Sơn Hà đang đeo đuổi, đó là dự án năng lượng sạch, trong đó có pin năng lượng mặt trời. Nhưng sự khác biệt ở đây chính là việc mỗi gia đình Việt đều có thể tự sản xuất điện mặt trời và bán cho nhau.

Trong sản xuất điện theo kiểu truyền thống, việc đầu tư hệ thống truyền tải điện là quá lớn. Do vậy, giải pháp mà Sơn Hà lựa chọn là “rooftop – trên nóc nhà”.

Theo nguyên tắc, điện bao giờ cũng ưu tiên từ ngọn xuống, trong khi người dùng dùng điện từ dưới lên. Số càng cao, giá càng đắt, nhưng điện mặt trời sẽ trừ cho người dùng từ trên cao xuống với giá cao trước, nên người dùng sẽ có lợi.

Khi điện mặt trời không được dùng hết, lượng điện dư thừa sẽ được ghi nhận qua một đồng hồ đo điện hai chiều, và ngành điện sẽ trả cho hộ dân phần điện dư thừa đó.

Rất may mắn là Bộ Công thương mới ban hành hướng dẫn giao EVN mua lại điện năng lượng mặt trời, cơ chế này sẽ dọn đường cho xu hướng phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam. Bởi nếu không có cơ chế cho phép EVN mua lại điện dư thừa, người dân sẽ băn khoăn trong việc quyết định đầu tư hệ thống điện mặt trời trên chính mái nhà của mình.

“Chúng tôi xác định nếu một sản phẩm không mang lại lợi ích cho người dân thì chắc chắn người ta không mua sản phẩm của mình. Dân yêu mến sản phẩm của mình có nghĩa là sản phẩm của mình phải đem lại lợi ích cho họ, chứ không thể hô hào khẩu hiệu chung chung là vì môi trường, vì tương lai thế này thế kia. Khi có lợi ích, người dân sẽ ủng hộ,” ông Hoàng Mạnh Tân nói.

Mái nhà là không gian tuyệt vời để tận dụng năng lượng mặt trời.

Theo dự báo, nhu cầu về điện năng của Việt Nam ngày một tăng, đến năm 2025 tổng nhu cầu điện năng sẽ gấp đôi năm 2018; đến năm 2030 gấp 3 lần năm 2018. Như vậy, về mặt kỹ thuật  chúng ta sẽ không đủ điện để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

“Điện hạt nhân thì không được phép làm, thủy điện cũng đã khai thác hết nguồn lực, nhiệt điện thì gây ô nhiễm môi trường. Như vậy theo đánh giá của Sơn Hà, chỉ còn con đường duy nhất là năng lượng sạch,” ông Lê Vĩnh Sơn nói.

Để chuẩn bị cho tham vọng biến mỗi mái nhà Việt thành nơi sản xuất năng lượng sạch, ông Lê Vĩnh Sơn cho biết ông vừa sang Israel vào đầu năm 2019. Điều khiến ông kinh ngạc là tất cả các mái nhà của người dân ở đất nước Do Thái này đều được lắp hệ thống Thái dương năng (năng lượng mặt trời). Cách đây 20 năm, Chính phủ Israel đã bắt buộc các hộ dân phải lắp đặt Thái dương năng và đến nay họ vẫn tiếp tục.

Tại các mái nhà xưởng, những nơi có mặt bằng ở trên cao đều được tận dụng để lắp pin năng lượng mặt trời. Israel là một đất nước công nghệ và đến nay họ vẫn chọn năng lượng mặt trời, đó là lý do Sơn Hà tìm kiếm sự hợp tác từ đất nước này trong lĩnh vực năng lượng sạch. Bên cạnh đó công ty cũng liên doanh với Đức để thực hiện dự án này.

Chủ tịch Lê Vĩnh Sơn nói về bí quyết để “đi tắt” trong việc đón đầu công nghệ: “Về mặt công nghệ, chúng tôi vẫn chọn cách đứng trên vai người khổng lồ, chọn những hãng công nghệ tốt nhất để liên doanh theo tỷ lệ tối thiểu là 50-50 hoặc Sơn Hà phải nắm cổ phần chi phối, cùng đầu tư, cùng chia sẻ lợi nhuận. Như vậy, rất nhanh chóng chúng tôi có được công nghệ”.

Nguyễn Tuân

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

Hóa đơn tiền điện tăng vì đổi ngày ghi số, hàng triệu khách hàng có lo thiệt?

Việc thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ lần này của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã được lên kế hoạch từ trước Tết. Hàng triệu khách hàng có phải lo lắng việc bị thu tiền điện cao hơn trước?

Kiều bào được “mua đất, mua nhà” sẽ làm bùng nổ thị trường bất động sản

Việc Luật Đất đai năm 2024 quy định người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam nhằm khuyến khích, góp phần thúc đẩy đầu tư và thu hút kiều hối từ công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào trong nước.

Đoàn khách Hạ Long tố nhà hàng ở Hải Dương 'chặt chém' hoá đơn gần 6 triệu

Cho rằng bị "chặt chém" sau khi ăn uống tại một nhà hàng ở TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thành viên trong nhóm thực khách đã đăng bài lên mạng xã hội.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.