Năng lượng nguyên tử phục vụ đời sống

Trước đây, mấy tiếng “năng lượng nguyên tử” thường khiến con người can giác vì nó gắng với tàn phá và chết chóc. Tuy nhiên, gần đây con người đã tìm cách sử dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam được đánh giá là có tiềm lực lớn trong lĩnh vực này.

Trung tâm Chiếu xạ đầu tiên của miền Trung và Tây Nguyên đặt tại Đà Nẵng – PVT3.

Chớp thời cơ để đẩy mạnh nguyên cứu ứng dụng năng lượng nguyên tử

Ngay sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cụm từ “Viện Nguyên tử Đà Lạt” gây ấn tượng mạnh đối với giới khoa học, đặc biệt là những người am hiểu vật lý. Vào năm 1962, một cơ sở nguyên cứu hạt nhân đã được xây dựng ở Đà Lạt. Nước Mỹ đã giúp đỡ bằng cách xây dựng lò phản ứng nguyên tử TRIGA MARK – II công suất 250 kW tại đây. Cuối năm 1975, Việt Nam có Viện Năng lượng nguyên tử và viện đó đã tiếp nhận lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Kể từ đây, lĩnh vực nghiên cứu năng lượng hạt nhân ở Việt Nam được quan tâm.

Vào thời điểm này trên thế giới nhiều quốc gia đã xem ngành năng lượng nguyên tử là đầu tàu kéo theo sự phát triển của các ngành khoa học công nghệ khác. Ở Việt Nam, với tầm nhìn xa rộng, nhiều cán bộ khoa học trong lĩnh vực hạt nhân đã được đào tạo ở châu Âu, châu Mỹ. Việt Nam lại được chúng ta đã nhận được cơ quan cơ quan năng lượng hạt nhân thế giới và các đối tác của các nước phát triển quan tâm, giúp đỡ. Như vậy, Việt Nam đã có điều kiện sử dựng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Ở Việt Nam, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ bức xạ. Vào năm 1991 đã thành lập cơ sở chiếu xạ đầu tiên tại Hà Nội. Đến năm 1998, thành lập cơ sở chiếu xạ thứ hai tại thành phố Hồ Chí Minh.Trước khi có thể xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam, chúng ta tiến hành ứng dụng năng lượng hạt nhân trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, nông nghiệp. Hiện cả nước đã có trên 30 cơ sở y học hạt nhân, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương...

Trang bị của y học hạt nhân có 43 thiết bị xạ hình (35 máy SPECT và SPECT/CT, 8 PET/CT). Kỹ thuật xạ hình PET/CT sử dụng 18F-FDG, công nghệ tiên tiến của thế giới hiện đã trở thành kỹ thuật thường quy trong chẩn đoán - điều trị các bệnh về ung thư, tim mạch và thần kinh tại Việt Nam. Số lượng bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và Chợ Rẫy khoảng 7000-8000 lượt/năm. Cả nước hiện có 25 cơ sở xạ trị với nhiều kỹ thuật xạ trị hiện đại, ngang tầm khu vực và quốc tế.

Trên cả nước hiện có gần 200 máy chụp cát lớp vi tính, hơn 50 máy chụp cộng hưởng từ và 21 máy chụp mạch máu, trên 500 máy X quang cao tần. Các kỹ thuật cao về điện quang mới chỉ được áp dụng ở những bệnh viện đầu ngành.Viện nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt) cung cấp gần 400Ci/năm, sản xuất trên các máy cyclotron khoảng 250Ci/năm (tổng lượng cung cấp trong nước đạt gần 50% nhu cầu).

Trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp (CANTI) đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công nhiều loại thiết thiết bị ứng dụng trong công nghiệp dầu khí. Ngoài ra, Trung tâm còn nghiên cứu và chế tạo thiết bị CT GORBIT và phần mềm dựng ảnh đã xuất khẩu sang 7 nước theo đặt hàng của IAEA. Theo đánh giá của IAEA năm 2014, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 8 trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu về đột biến tạo giống, được trao Giải thưởng thành tựu xuất sắc về đột biến tạo giống cho Viện Di truyền nông nghiệp và GS.TS. Trần Duy Quý và 02 giải thưởng về thành tựu trong lĩnh vực đột biến tạo giống cho tập thể Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam và Trung tâm hạt nhân thành phố HCM, và cho 2 cá nhân của Sở NN&PTNT Sóc Trăng. Ngoài ra, công nghệ hạt nhân còn được sử dụng trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, phòng tránh thiên tai…

Nhà máy Chiếu xạ đã đi vào hoạt động – PVT1

Đà Nẵng đã có tên trên bản đồ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bức xạ

Trong quy hoạch phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, thành phố Đà Nẵng là một trong những địa điểm được chú ý. Vào đầu năm 2019, Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai công nghệ bức xạ (trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) cho biết đơn vị vừa đưa vào hoạt động Nhà máy Chiếu xạ đặt tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Nhà máy ứng dụng công nghệ chiếu xạ có chức năng bảo quản thực phẩm, thủy hải sản; khử nấm mốc, bảo quản dược liệu, khử trùng vật phẩm y tế… Nhà máy chiếu xạ này là cơ sở đầu tiên của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Nhà máy sử dụng công nghệ chiếu xạ tiên tiến, hiện đại sử dụng nguồn phóng xạ Cobalt-60.

Nhà máy có trang bị hệ thống kho lạnh công suất lớn để đáp ứng yêu cầu lưu trữ hàng hóa. Sau khi đi vào hoạt động, nhà máy đã thực hiện chiếu xạ những lô hàng thủy sản đông lạnh đầu tiên với sản lượng để phục vụ xuất khẩu.Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết, việc đưa vào vận hành nhà máy có ý nghĩa rất lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung và Tây Nguyên; góp phần thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm có yêu cầu nghiêm ngặt về bảo quản chất lượng đến các thị trường khó tính trên thế giới.

Việc đưa Nhà máy Chiếu xạ ở Đà Nẵng vào hoạt động là sự kiện có ý nghĩa nhưng đây mới chỉ là bước đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Trong tương lai không xa, Đà Nẵng sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong việc thực hiện chức năng lớn lao của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam.

Nguyên Hồ

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !