Giám đốc Sở Y tế Hà Giang: Sẽ đề nghị khen thưởng kíp đỡ đẻ dưới vực sâu

Đánh giá cao khả năng ứng phó, cũng như cách xử trí tình huống khẩn cấp kịp thời, chính xác của kíp cấp cứu, đỡ đẻ dưới vực sâu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang Lương Viết Thuần cho biết sẽ đề nghị Bộ Y tế khen thưởng.

Cháu bé quấn trong tã được nhân viên y tế đưa từ dưới vực lên đường

Chia sẻ với phóng viên Infonet, ông Thuần cho biết, “ban đầu kíp cấp cứu không nghĩ là đỡ đẻ. Nhận được thông tin đây là một ca tai nạn khi hai vợ chồng bị lao xuống vực, bệnh viện cho BS với điều dưỡng đi cấp cấp cứu. Xuống đến nơi “phát hiện” người vợ đau bụng, trở dạ kíp cấp cứu đã xử trí ngay lập tức – đỡ đẻ ngay dưới vực.

Ông Thuần cho biết, huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) là huyện vùng sâu vùng xa, từ huyện lên Thành phố 60 km đường đèo, đi lại vô cùng khó khăn. Tuy nhiên khi người dân có nhu cầu lực lượng y bác sĩ đã đáp ứng và giải quyết kịp thời ngay tại chỗ.

Tình huống này là điển hình cho sự ứng phó linh hoạt của đội ngũ y bác sĩ nơi đây. Bởi theo Giám đốc Sở Y tế, “anh chị em đã nhiệt tình, trình độ khả năng của đội cấp cứu khá tốt.  Nếu không linh hoạt thì có thể kíp cấp cứu sẽ phải khênh, phải cáng người bệnh, sản phụ từ vực lên đường rồi có khi còn di chuyển về cơ sở y tế gần nhất. Mà độ sâu của vực sâu 10 m,sau đó từ mặt đường di chuyển tiếp 4- 5km nữa mới đến BV huyện. Nếu như vậy chắc chắn phải gọi thêm người, lại phải đợi người đến “ứng cứu” như thế thì…muộn mất”.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang cũng cho biết, sáng nay 1/2 , Sở Y tế tỉnh Hà Giang sẽ có văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị khen thưởng đột xuất cho kíp cán bộ bác sĩ tham gia cấp cứu, đỡ đẻ thành công ở dưới như thế này.

Xác nhận thông tin này, lãnh đạo Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng Bộ Y tế cho biết, đây là tình huống đáng được khen thưởng. Bởi thể hiện được trách nhiệm, năng lực đáp ứng của y tế tuyến cơ sở nói chung và của kíp y bác sĩ trực tiếp tham gia cấp cứu nói riêng.

 “Bộ sẽ có khen thưởng xứng đáng đối với trường hợp này. Hiện Bộ đang chờ đề xuất của Sở gửi lên”, vị đại diện Bộ Y tế nói.

Trước đó, BS Nguyễn Ngọc Chung, giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bắc Mê (Hà Giang) cho biết các bác sĩ bệnh viện vừa đỡ đẻ thành công một sản phụ trở dạ sinh con vô cùng hy hữu.

Theo đó, ngày 31/1 đội trực cấp cứu của bệnh viện nhận được tin báo của người dân về việc có trường hợp bị tai nạn giao thông ngã xuống vực. Ngay sau đó, bệnh viện đã cử một đội cấp cứu đến hiện trường và kết quả ngoài sự tưởng tượng ban đầu.

Người bị nạn là sản phụ Giàng Thị Thao (38 tuổi, ở Lạc Nông, Bắc Mê, Hà Giang) mang thai lần thứ 5. Theo chia sẻ của người chồng, đây là lần mang thai thứ 5 của chị Thao. Sáng cùng ngày, do thấy có dấu hiệu chuyển dạ đau bụng nên chồng đã dùng xe máy chở vợ đến viện sinh con. Do đi nhanh nên cả hai vợ chồng gặp tai nạn và rơi xuống khe núi (sâu khoảng 10 mét), sau đó không tự trèo lên được nên đã nhờ người gọi cấp cứu đến hỗ trợ.

Khi đội cấp cứu có mặt tại hiện trường, qua thăm hỏi, được biết sản phụ mang thai đủ tháng và có dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Các bác sĩ đã tiến hành đỡ đẻ ngay tại đó.

Sau những giây phút hồi hộp và căng thẳng, một bé gái nặng 3kg đã cất tiếng khóc chào đời. Sau đó, các nhân viên y tế cùng người dân hỗ trợ sản phụ đưa lên xe cấp cứu và chuyển về viện theo dõi. Tính đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của hai mẹ con vẫn ổn định.

Theo nhận định của BS Chung đây là ca sinh đẻ rất hy hữu và có phần may mắn, bởi sản phụ gặp tai nạn và rơi xuống vực sâu là rất nguy hiểm. “May mắn là đội cấp cứu đã có mặt kịp thời để hỗ trợ sản phụ sinh đẻ”, BS Chung nói.

Là người trực tiếp đỡ đẻ cho sản phụ Giàng Thị Thao, BS Nguyễn Thị Săm cho biết: “Tôi bất ngờ khi đến hiện trường vụ tai nạn. Đây là lần đầu tiên tôi gặp trường hợp đặc biệt như vậy”.

BS Săm cho biết thêm, tính từ thời điểm nhận được tin báo có vụ tai nạn, cho đến khi cháu bé chào đời chỉ diễn ra trong vòng 10 phút. Sự việc diễn ra nhanh đến nỗi bác sĩ Săm không kịp hỏi ai là bố cháu bé. “Thời điểm đó có 3-4 người đứng ở trên đường. Khi cháu bé chào đời, không thấy gia đình chuẩn bị tã sơ sinh nên tôi kéo vội chiếc khăn trên đầu sản phụ để quấn cho cháu bé”, BS Săm kể lại.

Khi cháu bé chào đời, BS Săm đã kẹp rốn đồng thời đưa cháu bé lên xe cấp cứu. “Do dưới khe núi rất rậm rạp, không thể dùng cáng nên sản phụ được dìu lên đường. Còn tôi vừa đi vừa phải nâng cháu bé lên cao để cây cỏ không cứa vào người. Lúc đó tôi cũng lo vì nhỡ trượt chân là có chuyện xảy ra”, BS Săm nói.  Đưa lên đường thành công, hai mẹ con sản phụ ngay lập tức được đưa về viện theo dõi.

N. Huyền

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !