Đối phó với Trung Quốc, Mỹ chọn 2.000 tên lửa hay phát triển tàu sân bay mới?

Huanqiu dẫn nguồn từ mạng Defense News cho biết, hiện nay, nội bộ chính trường Mỹ đang phát sinh cuộc tranh luận mới, đó là, để đối phó Trung Quốc, phải sử dụng tên lửa đạn đạo từ đất liền hay tàu sân bay.

2.000 quả tên lửa sẽ tạo ra khác biệt

Cuộc tranh luận về tương lai của tàu sân bay đang tạo ra nhiều khó khăn cho Bộ Quốc phòng Mỹ. Trọng tâm của cuộc tranh luận là chọn tiếp tục đầu tư vào các trụ cột cung cấp năng lượng toàn cầu của Mỹ kể từ Thế chiến II - tàu sân bay và liên đội hàng không biên chế trên tàu sân bay hay là từng bước cắt giảm đầu tư vào hệ thống này đồng thời tăng cường đầu tư lực lượng mới, ví dụ như tên lửa vượt siêu âm tầm trung.

Theo báo cáo, trong cuộc trả lời phỏng vấn tháng 9/2019, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về Nghiên cứu kỹ thuật Michael Griffin đã đưa ra vấn đề này. “Bạn cho rằng Trung Quốc sẽ lo lắng vấn đề nào: Mỹ và đồng minh khu vực Tây Thái Bình Dương có khả năng tấn công Trung Quốc bằng 2.000 quả tên lửa thông thường hay là một tàu sân bay mới? Bởi vì 2 vấn đề này có kinh phí đầu tư gần bằng nhau”, ông Michael Griffin nói.

Bố trí 2.000 quả tên lửa ở Tây Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc đang là một trong những sự lựa chọn mới của một bộ phận quan chức cấp cao Mỹ. Nguồn: Huanqiu

Trong vấn đề ông Michael Griffin đưa ra, có nhiều chuyên gia Mỹ cũng như quan chức trong Quốc hội và Hải quân Mỹ không chấp nhận, nhưng cũng có một bộ phận quan chức cấp cao bày tỏ hoài nghi về tương lai của tàu sân bay Mỹ.

Theo ông Michael Griffin, khoản chi cho các cụm tàu sân bay của, hạm đội Hải quân và Phòng không của Mỹ vẫn tính quyết định đến khả năng và tầm ảnh hưởng của quân đội Mỹ trên toàn cầu. “Nếu như chúng ta lùi bước đầu tư hoặc không tiếp tục đầu tư, chúng ta sẽ mang trận địa này nhường cho đối thủ”, ông Michael Griffin.

Tuy nhiên, các đối thủ của Mỹ trong đó có Trung Quốc đang phát triển hoặc đã phát triển thành công những biện pháp khắc chế Hải quân Mỹ. Do vậy, cùng với những khoản đầu tư truyền thống thì Mỹ phải có những khoản đầu tư cho tương lai để duy trì vị thế số 1 của Mỹ. Ông Michael Griffin nói: “Trên thực tế Trung Quốc có rất nhiều khoản chi cho tấn công, có đủ khả năng tấn công vượt qua khoảng cách hàng nghìn km, đồng thời có thể tấn công chính xác”.

Điều này yêu cầu Mỹ phải có biện pháp mới để đối phó những mối đe dọa này. Việc bố trí 2.000 quả tên lửa ở khu vực Thái Bình Dương sẽ giúp cho các lực lượng của Mỹ giảm thiểu tối đa rủi ro trước các cuộc tấn công, đồng thời cũng đe dọa trực tiếp tới các lực lượng và lãnh thổ Trung Quốc.

Trung Quốc đang phát triển nhiều tên lửa mới để cạnh tranh với Mỹ . Nguồn: Huanqiu.

Mạng Defense News cho rằng, cho dù như thế nào, nếu như Mỹ tìm kiếm một biện pháp đối phó với các tên lửa tấn công của Trung Quốc thì việc triển khai vũ khí siêu thanh ở Thái Bình Dương là điều cần thiết. Nhưng điều này sẽ không có lực ảnh hưởng như phát biểu của ông Griffin. Ngay cả khi Mỹ có vũ khí siêu âm, cũng không có gì đảm bảo rằng “nhất kích tất sát”, cùng với đó Mỹ cũng chưa có năng lực bố trí nhiều hệ thống hỗ trợ tấn công tầm xa như vậy.

Tàu sân bay vẫn có vai trò quyết định

Chuẩn Đô đốc Roy Kelly - Tư lệnh Hải quân Đại Tây Dương cho biết, hiện nay không có hệ thống vũ khí hoặc tổ hợp hệ thống vũ khí nào có khả năng linh hoạt, nhanh nhẹn như tàu sân bay hạt nhân của Mỹ. Việc triển khai các tàu sân bay có khả năng đáp ứng nhanh, thời gian đồn trú dài, khả năng chiến đấu đa dạng, nhận thức không gian chiến trường, khả năng chỉ huy và kiểm soát mạnh mẽ. Đây là năng lực mà Mỹ buộc phải sở hữu trong cuộc cạnh tranh của các nước lớn. “Sự tồn tại của nó có thể tạo ra ưu thế có lợi cho Mỹ”, ông nói.

Tàu sân bay vẫn có vai trò quan trọng trong việc duy trì vị thế số 1 của Hải quân Mỹ. Nguồn: Huanqiu.

Một phi công kỳ cựu trong Hải quân Mỹ tiết lộ, trên phương diện khả năng sống sót và đưa ra phương án lựa chọn thì tàu sân bay Mỹ vẫn vượt qua bất kỳ tổ hợp hệ thống hay hệ thống vũ khí đơn lẻ nào. Các đối thủ của Mỹ trong một thời gian dài vẫn luôn tìm cách thách thức tàu sân bay Mỹ, nhưng liên đội hàng không trên tàu sân bay không ngừng được nâng cấp, chiến thuật không ngừng được nâng cao, do đó đối phương vẫn chưa thể đưa ra các biện pháp đối phó hiệu quả.

Do các tàu sân bay có thể bố trí linh hoạt, có trọng tải phù hợp, tính năng mạnh mẽ nên nó vẫn có tiềm lực và ý nghĩa lón. Liên đội hàng không trên tàu sân bay không ngừng phát triển, phối hợp với UAV MQ-25 – loại máy bay có thể mang theo những vũ khí tấn công nhanh, càng làm gia tăng vị trí chủ đạo của tàu sân bay trên phương diên đối phó với những đe dọa hiện nay.

Michael O'Hanlon – một nghiên cứu viên cấp cao kiêm Giám đốc Nghiên cứu Chính sách đối ngoại tại Viện Brookings cho rằng, quan trọng nhất vẫn là ngăn chặn các trận chiến cấp độ cao hoặc giữ bất kỳ cuộc xung đột quy mô nhỏ nào ở cấp độ ban đầu và kết thúc chúng. Để đạt được mục tiêu này, tàu sân bay có thể có ý nghĩa hơn.

Kết hợp cả hai phương án trên cũng là một sự lựa chọn

Tom Caracco - một nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế chuyên về tên lửa cho biết, xét trên nhiều phương diện, phương án giải quyết không phải là chọn 1 trong 2 phương án trên. Hiện nay, Mỹ có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào các tàu sân bay, nên việc loại bỏ tàu sân bay để sử dụng tên lửa là điều không phù hợp với chiến lược lâu dài và các chiến thuật hiện nay của Mỹ.

Còn đối với việc bố trí tên lửa, có người nói “chúng ta hãy phóng một loạt tên lửa từ Hawaii là được”, nhưng đây không chỉ là phóng tên lửa, mà còn bắt buộc phải có một “dây chuyền sát thương” hoàn chỉnh. Các lực lương phải biết tên lửa sẽ đi đâu và phải hy vọng rằng sau khi tên lửa ra khỏi bệ phóng, mục tiêu vẫn không di động. Do đó, phải sử dụng kết hợp các biện pháp mới có thể là sự lựa chọn thông minh.

Kết hợp nhiều biện pháp được cho là giải pháp thông minh của Mỹ trong việc đối phó Trung Quốc. Nguồn: Huanqiu

Giới phân tích và một số chuyên gia Mỹ cũng không nhất trí về việc coi “hệ thống vũ khí tấn công nhanh” là biện pháp răn đe có hiệu quả. Nhà phân tích của Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược, cựu sỹ quan chỉ huy tàu ngầm Brian Clarke cho biết, sử dụng vũ khí vượt siêu âm để đối phó với vũ khí vượt siêu âm của quốc gia khác là loại tư duy đối xứng. Điều này có nghĩa là nếu Mỹ sử dụng vũ khí siêu âm để tấn công lãnh thổ của đối thủ cũng đồng nghĩa với việc Mỹ phải chấp nhận một cuộc tấn công hoặc khả năng tấn công của đối thủ với tàu sân bay Mỹ.

Tấn công một nước lớn có trang bị vũ khí hạt nhân cũng chính là chấp nhận lực lượng chiến đấu trên biển của Mỹ phải chịu một cuộc tấn công kiểu “ăn miếng trả miếng”. Điều này nhiều khả năng sẽ trở thành những hành động như áp dụng với Iran hoặc Triều Tiên. Nếu áp dụng với Trung Quốc, liệu rằng Mỹ có thật sự muốn các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ phải chịu một cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” như vậy? Do vậy, sử dụng “hệ thống vũ khí tấn công nhanh” không phải là một biện pháp phù hợp.

Đối phó với bất kỳ xung đột tiềm tàng nào với Trung Quốc đều là một vấn đề nghiêm trọng. Thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ luôn tránh một cuộc xung đột hạt nhân. Trong cuộc chiến tranh Liên Xô–Afghanistan (1979–1989), Mỹ đã huấn luyện binh lính cho Afghanistan đồng thời cung cấp vũ khí cho nước này, nhưng do nguy cơ leo thang chiến tranh với một cường quốc hạt nhân khác, Mỹ đã không trực tiếp chiến đấu với Liên Xô.

Hiện nay, nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân vẫn hiện hữu, nếu như phát sinh bất cứ một cuộc xung đột nào với Trung Quốc, mục tiêu nên là địa phương hóa cuộc xung đột và giảm dần, thay vì phát động cuộc chiến tranh tên lửa diệt vong thế giới ở Thái Bình Dương.

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: quân đội Mỹ vũ khí Mỹ tên lửa Mỹ tàu sân bay Mỹ hàng không mẫu hạm kho vũ khí hạt nhân Mỹ sức mạnh quân sự Trung Quốc quân đội Trung Quốc

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !