Bí ẩn cá sấu màu da cam sống trong hang, ăn thịt dơi

Không giống những con cá sấu sống ở đầm lầy, những con cá sấu màu da cam sống trong hang động này chuyên ăn dơi và thích sống cô đơn, vô cùng bí ẩn và khiến người ta khiếp sợ.

Khoảng 10 năm trước, một nhóm các nhà khoa học đã quyết định thực hiện một chuyến thám hiểm trong rừng mưa nhiệt đới Gabon ở châu Phi.

Trong một lần mạo hiểm tiến vào hang động Abanda, mò mẫm trong bóng tối và bị dơi tấn công, các nhà khoa học lần đầu chạm trán với một sinh vật đáng sợ, là con cá sấu màu da cam với đôi mắt trừng lớn.

Cá sấu hiếm khi sống trong hang động và sự xuất hiện bất thình lình này đã khiến các nhà khoa học không khỏi ngạc nhiên, sửng sốt.

May mắn thay, con cá sấu này cũng bị bất ngờ như những chuyên gia nghiên cứu và nhanh chóng chạy trốn vào bóng tối.

Sau khi khám phá khoảng 600m trong hang động, các nhà nghiên cứu phát hiện ta, tổng cộng có 9 con cá sấu kỳ lạ sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Không có ánh sáng, khắp nơi đều là phân dơi và có rất ít thứ có thể ăn được.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, có một số con cá sấu đã bị mắc kẹt bên trong những khe hở hẹp và hố sâu, không cách nào thoát ra được.

Trong suốt 10 năm qua, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều chuyến thám hiểm đến hang động Abanda để tìm hiểu rõ hơn nguồn gốc của những cá sấu sống trong hang động và đây là những gì chúng ta biết cho đến thời điểm hiện tại.

Cá sấu hang động Abanda là một loài cá sấu lùn châu Phi, phân bố ở Tây Phi và Trung Phi. Chúng là loài cá sấu nhỏ nhất thế giới với chiều dài trung bình 1,5 mét.

Chúng cũng có vài điểm khác biệt về ngoại hình với những con cá sấu sống trong rừng và đầm lầy. Cá sấu sống trong hang động có phần đầu rộng hơn, thị lực kém và lớp da màu cam kỳ lạ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng nhiều năm ngâm mình trong phân dơi đã làm biến đổi màu da của chúng, giống như cách cơ sở thuộc da xử lý da cá sấu bằng hóa chất để tẩy trắng.

Nhưng sự khác biệt không chỉ nằm ở lớp da. Nhóm nghiên cứu phát hiện đặc trưng di truyền của chúng cũng khác với đồng loại. Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng những con cá sấu trong hang đang trải qua quá trình đột biến và dần dần biến đổi thành loài mới.

Do thay đổi kiểu này cần qua vài trăm thế hệ để tích lũy trong ADN, các nhà khoa học suy đoán chúng tách khỏi họ hàng sống ngoài trời từ vài nghìn năm trước.

"Có thể đó là do sinh sản trong một quần thể rất nhỏ", Olivier Testa, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. "Nếu bạn chọn ra 100 người và để họ ở chung trong 1.000 năm, họ sẽ bắt đầu đột biến bởi họ chỉ sinh sản trong quần thể của mình".

Rất khó xác định lý do, nguyên nhân tại sao những con cá sấu này lại lựa chọn sống trong hang động tối tăm và khắc nghiệt. Có thể chúng thích ăn dơi, dế và tảo.

Thỉnh thoảng, cá sấu vị thành niên cũng rời khỏi hang động để thám hiểm thế giới bên ngoài. Thế nhưng, khi đạt tới kích thước nhất định, chúng bị mắc kẹt bên trong khe hẹp và phải trải qua phần đời còn lại trong bóng tối, ăn dơi và bơi trong phân dơi.

Theo kienthuc
Từ khóa: Cá sấu màu da cam Cá sấu sống trong hang động Cá sấu hang động Abanda Cá sấu lùn châu Phi Loài cá sấu nhỏ nhất thế giới

Ngôi nhà sàn được làm từ 500 khối gỗ lim, mất hơn 2 năm mới hoàn tất

Nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khi du khách đến với TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngôi làng ở Hưng Yên, người dân phất lên nhờ đi khắp cả nước mua thứ đồ 'bỏ đi'

Hơn 30 năm qua, kinh tế của người dân ở làng Khoai (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) phát triển mạnh mẽ, nhiều người thành tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác bỏ đi như nhựa, nilon.

Có con trâu hiếm, lão nông miền Tây thu hút hơn 200 người đến xem mỗi ngày

"Lúc đến mua, chỉ cần nhìn qua là tôi ưng ngay, bộ lông mượt, ánh mắt linh hoạt và khoang khoáy (xoáy trên mình trâu) rất đẹp", ông Càng kể về con trâu hiếm của mình.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Chuyện khó tin trong căn biệt thự bỏ hoang ở Vĩnh Phúc

Được xây dựng cách đây gần 20 năm, căn biệt thự trên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang bị bỏ hoang.

Kỳ lạ phiến đá 'nở hoa' ở Quảng Nam, người dân hiếu kỳ lo hiện tượng thời tiết

Thời gian gần đây, người dân xứ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) xôn xao chuyện một tảng đá "nở hoa" trên dòng sông Trạm.

Giấc mơ cứu cả làng và những huyền tích ly kỳ ở công trình 200 năm tuổi Cần Thơ

Ông Bảy kể, thời khai hoang mở đất, nhiều người bị bệnh nhưng chữa không khỏi. Một hôm, ông từ nằm mơ thấy cụ già bảo dân làng lấy vỏ cây nấu nước uống.

Huyền tích người phụ nữ đập đầu kêu oan cho chồng và phiến đá kỳ lạ ở Thanh Hoá

Quyết tâm tìm bằng được xác chồng để kêu oan, nàng Bình Khương hết lần này đến lần khác lao vào tường đá đến nỗi khắp người bầm tím, tứa máu.

Tico Travel - Điểm sáng trong ngành du lịch Việt

Với mục tiêu trở thành công ty du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp hàng đầu Việt Nam, đem tới những hành trình nghỉ dưỡng trọn vẹn, Tico Travel đã và đang góp phần mang tới những giá trị tốt đẹp cho mỗi khách hàng.

Đang cập nhật dữ liệu !