Quả ngọt từ nghị lực và lòng nhân ái của “thầy giáo không bằng cấp”

Hàng trăm học sinh được thầy Dũng dạy đã đỗ điểm cao vào đại học, trong số đó có rất nhiều em từng rớt đại học đến tìm “thầy giáo không bằng cấp” để ôn lại cũng đậu những trường danh tiếng. Có những em được dạy miễn phí, đến bây giờ thầy Dũng có hàng chục con nuôi...

Mỗi ngày lễ Tết, thầy trò, cha con lại sum vầy đông đúc trong niềm hạnh phúc.

Bù đắp cho học sinh cả kiến thức và tâm lý

Đối tượng ưu tiên của “thầy giáo không bằng cấp” Đặng Tiến Dũng (ở thôn Phúc Lâm, xã Phúc Đồng, Hương Khê, Hà Tĩnh) là học sinh lớp 12 để thi lại đại học. Mỗi khi các em thi trượt đại học thì áp lực về tâm lý là rất lớn, kiến thức hẫng hụt. Thầy Dũng phải dành nhiều thời gian và trí tuệ để bù đắp cho các em về tâm lý và kiến thức. Mỗi ngày từ 2 đến 3 lớp, lớp ít có hơn 10 em, nhiều trên dưới 50 em, chủ yếu là ôn thi đại học và phụ đạo cho các em học sinh các cấp.

Với học sinh 12 thi đại học, thầy Dũng hướng dẫn các em tham khảo, giải các đề thi khối A, khối B, khối D và ôn luyện kiến thức tổng hợp theo đăng kí dự thi; thầy dạy 5 trình theo đề thi trắc nghiệm của Bộ.

Khi được hỏi, chưa học xong chương trình lớp 7, làm sao để cập nhật kiến thức văn hóa các môn, các cấp học, nhất là lớp 12, "người thầy không bằng cấp" cười hiền lành, chia sẻ rất thật: “Vốn kiến thức tôi có được từ tình thương với các con, cùng học với con và các cháu học sinh. Muốn nắm vững kiến thức, tôi phải nghiên cứu rất kỹ bộ sách giáo khoa, nghiên cứu và cập nhật được chương trình mới của Bộ Giáo dục”.

Mỗi ngày thầy Dũng dạy 2 - 3 lớp.

Thầy Dũng cho rằng, trong mỗi con người không hoàn hảo tuyệt đối, nhưng có những vấn đề người này không biết nhưng khác lại rất thành thạo, sáng ý; đặc biệt là sự hội tụ các em học ở nhiều trường, nhiều địa bàn đến với nhau, có việc thầy còn "bí" nhưng học trò luận giải rất nhanh. Bằng cách đó, để học sinh bổ sung kiến thức và sự hiểu biết cho nhau.

Cũng theo thầy Dũng, không thể truyền thụ hết kiến thức trong sách cho các em, nhưng phải định hướng cho các em những bí quyết để tiếp thu tốt nhất những kiến thức cần thiết.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài, mỗi ngón đều có chức năng trọng yếu và có thể trở thành cái công cụ của một thiên tài”…, “Phải dùng mọi biện pháp có hiệu quả để để khơi dậy cái vốn trí tuệ có thể còn tiềm ẩn trong mỗi em, kể cả những em trong đời sống bình thường hình như rất kém thông minh, biết đâu trong bộ óc đầy bí ẩn của em đó có một nguồn tư duy về một lĩnh vực nào đó, mà trong cuộc sống của gia đình, nhà trường, xã hội chưa có cơ hội khơi dậy, làm xuất hiện, nảy nở”. Chính thầy Dũng đã khơi dậy được điều ấy.

ThầyDũng thường xuyên cập nhật chương trình mới của Bộ để thực hiện tốt việc ôn luyện cho học sinh.

Mỗi năm trôi qua, danh sách học sinh được thầy Dũng bồi dưỡng có kết quả tốt trong học tập và thi cử càng dài thêm. Chưa tính việc bồi dưỡng kiến thức cho các em chuyển lớp, chuyển cấp, trong gần 20 năm qua đã có hàng trăm em được thầy bồi dưỡng đã thi đỗ vào đại học, mỗi năm có 20 đến 25 em; nhiều em thi lại đã đậu nguyện vọng một các trường đại học có danh tiếng.

Đặc biệt, năm 2019 này, cả 21 em được thầy bồi dưỡng đều thi đậu vào đại học từ 20,5 đến 24 điểm. Thầy Dũng tâm sự: "Sẽ cố gắng trau dồi kiến thức để giúp nhiều em học sinh học tập tốt và thành đạt trong cuộc sống, góp phần tạo sức lan tỏa của phong trào khuyến học trong nhân dân, thực hiện lời Bác Hồ đã dạy là “Tàn nhưng không phế”.

Đong đầy hạnh phúc từ nghị lực và việc làm nhân ái

Chi phí học chủ yếu do phụ huynh tự nguyện. Những năm đầu mở lớp do phụ huynh hoặc các cháu lớn tự nguyện giúp làm công như cày cấy, gặt hái, làm vườn… Đến khi mở lớp công khai, thầy chỉ thu mỗi buổi học 10 ngàn đồng. Các em con gia đình chính sách, nhà nghèo, tàn tật được miễn đóng góp. Không những thế, mỗi tuần, thầy dạy miễn phí 1 buổi cho con cháu trong thôn và con cháu dòng họ Đặng hoặc mua sách vở, giày dép, máy tính bảng, đồ dùng học tập tặng các em có hoàn cảnh khó khăn, lo bữa ăn trưa cho các em ở xa…

Với những việc làm giàu nghị lực và đầy nhân văn của anh đã nhận được tình yêu thương, quý trọng của các bậc phụ huynh, học sinh và bà con lối xóm. Ngoài sự thành đạt của 5 đứa con, trong số các cháu dược anh bồi dưỡng trưởng thành, có 24 cháu nhận làm con nuôi của gia đình, hơn 10 cháu sau khi ra trường, anh đích thân đi xin việc cho các cháu.

Thầy trò chụp ảnh kỷ niệm sau mỗi mùa thi.

Mỗi khi Tết đến Xuân về, thầy Dũng hay tổ chức kỷ niệm lớp học, các em lại sum vầy ấm cúng trong tình yêu thương trìu mến với người đã có công nâng bước cuộc đời mình.

Có những học sinh muốn trả ơn thầy đã thầm lặng thuê ô tô chở 60 xe đất để đổ vườn cho thầy trồng rau. Một chuyện thật cảm động là khi bố thầy đau nặng nằm viện, các phụ huynh và các con nuôi thay nhau chăm sóc; khi bố thầy qua đời, ngoài con cháu trong nội tộc, gần bốn chục cháu đến đeo băng để tang ông.

Ông Phan Khắc Sơn - Bí thư Chi bộ thôn Phúc Lâm cho hay: “Anh Dũng không chỉ chăm lo việc học cho các cháu, mà việc của đoàn thể, của thôn, xã anh đều tham gia đầy đủ, vừa đóng góp, vừa tuyên truyền vận động bà con thực hiện; chỉ tiếc là thôn nghèo quá, không làm cho anh được cái phòng dạy học đàng hoàng”.

ThầyĐặng Tiến Dũng được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về tấm gương rèn luyện, làm theo Bác Hồ trong dịp tổng kết cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2010.

Nghị lực phi thường và tấm lòng nhân văn cao cả của anh Đặng Tiến Dũng đã được tổ chức và nhân dân ghi nhận. Anh được Tỉnh ủy Hà Tĩnh tặng Bằng khen và vinh danh là một trong những tấm gương tiêu biểu về học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; nhưng có một phần thưởng cao quý đối với anh, không phải ai, dù ở môi trường nào cũng có được, đó là “tình đời và tình người đọng lại”.

Từ tấm gương sáng của anh Dũng cho chúng ta có cách nhìn thấu đáo và khoa học hơn trong đánh giá con người về bằng cấp và năng lực thực tiễn, từ lời nói đến việc làm; càng có ý nghĩa hơn nhiều khi chúng ta đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Theo Dân trí

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !