Thầy giáo già lập Quỹ thiện nguyện nổi tiếng nhờ câu nói bất ngờ từ người mẹ bị mù

Gắn bó trọn đời với nghề giáo và làm từ thiện, thầy Trần Quốc Thường được các thế hệ đồng nghiệp và học trò yêu mến, các mảnh đời bất hạnh tin yêu. Nhân ngày NGVN 20/11, Infonet xin được giới thiệu về nhà giáo, nhà từ thiện tận tâm Trần Quốc Thường.

Trường THCS Nguyễn Biểu vừa tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày thành lập, thầy Thường đã làm hiệu trưởng tại đây 16 năm

Gần 30 năm làm quản lý giáo dục

Sinh năm 1958 tại làng Yên Hồ (Đức Thọ, Hà Tĩnh), một ngôi làng giàu truyền thống hiếu học, khoa bảng. Đặc biệt dòng họ Trần tại đây đã sinh ra 13 giáo sư Tiến sĩ, 23 thạc sĩ. Nối gót tiền nhân, Trần Quốc Thường sớm bộc lộ là một học sinh có năng khiếu văn chương, luôn đứng ở vị trí đầu trong những học sinh cùng trang lứa.

Lớn lên, với ước mơ, hoài bão trở thành thầy giáo, từ năm 1975 đến 1978, chàng trai trẻ Trần Quốc Thường tham gia học tại Trường Sư phạm 10+3 Hà Tĩnh. Ra trường, được phân công về giảng dạy tại Trường THCS Quỳnh Tân (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Với trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng, chẳng lâu sau thầy giáo trẻ Trần Quốc Thường được cử làm Tổ trưởng chuyên môn.

Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, năm 1983, thầy Thường được chuyển về Trường PTCS Trung Lễ (Đức Thọ, Hà Tĩnh), đây là một phân hiệu của Trường Năng khiếu Đức Thọ. Đến năm 1989 thì được đề bạt làm Phó hiệu trưởng của nhà trường.

Sau 1 năm làm hiệu phó, năm học 1989 - 1990, thầy được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường THCS Quang Vĩnh. Từ đây, thầy Trần Quốc Thường được điều động làm hiệu trưởng ở các trường như THCS Nguyễn Biểu, THCS Thanh Dũng, THCS Đức Lâm, Chuyên viên Phòng Giáo dục - Đào tạo Đức Thọ rồi trở về làm hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Biểu - một ngôi trường danh tiếng ở đất học Đức Thọ cho đến ngày 01/3/2018 thì nghỉ hưu theo chế độ.

Gia đình đã truyền cảm hứng cho thầy tham gia công tác thiện nguyện không biết mệt mỏi. Thầy Thường là người đứng bên trái (Ảnh trái)

Trong khoảng thời gian gần 30 năm làm công tác quản lý (từ 1989 đến 2018), thầy Trần Quốc Thường có 2 lần làm hiệu trưởng tại trường THCS Nguyễn Biểu. Điều vinh dự là ngôi trường này vừa tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày thành lập trường thì thầy Thường đã làm hiệu trưởng tại đây 16 năm, góp phần vào thành tích dạy và học của nhà trường.

Trên lĩnh vực chuyên môn, thầy Trần Quốc Thường được xem là người hiểu sâu biết rộng, đã từng đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh và chiến sỹ thi đua cấp tỉnh. Thường xuyên làm giám khảo, chấm thi giáo viên giỏi và sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện. Ở cương vị quản lý, thầy luôn coi trọng chất lượng giáo dục, phát huy tốt tinh thần đoàn kết, được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao, nhân viên kính nể.

Ngoài ra thầy còn tham gia viết bài về lĩnh vực văn hóa giáo dục được đăng tải trên và các báo tạp chí Dân trí, Thế giới trong ta, giaoduc.net, Văn hóa Hà Tĩnh, Văn nghệ TP HCM....

Người bạn đời của thầy Trần Quốc Thường là cô Trần Thị Minh Hồng (SN 1959), một đồng nghiệp gần gũi, một người vợ thủy chung, một người con dâu hiếu thảo, một hậu phương vững chắc để thầy có thời gian phấn đấu cho sự nghiệp. Hiện cô thầy có hai con trai thành đạt, đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội.

Gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của thầy Trần Quốc Thường về sau này. Trước đây, phụ thân thầy từng làm cán bộ lâm nghiệp, cán bộ địa chất, Cụ rất gương mẫu và có uy tín trong tất cả các hoạt động ở địa phương, nhất là công tác từ thiện. Mẹ thầy là xã viên HTX, khi về già thì bị mù lòa và bại liệt. Chính hai cụ đã nêu gương và truyền cảm hứng cho thầy tham gia công tác thiện nguyện không biết mệt mỏi.

Với những đóng góp của mình, thầy Trần Quốc Thường được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng Bằng khen.

Nhà thiện nguyện tận tâm

Thầy Thường chia sẻ: “Năm 2012, mẹ tôi từng nói: Con phải làm một điều gì đó để giúp đỡ những người có hoàn cảnh ốm đau, tàn tật như mẹ. Chính vì vậy, năm 2013, tôi đã chuyển Quỹ khuyến học (do tôi thành lập năm 1995, khi mới về làm Hiệu trưởng tại quê nhà, dành cho học sinh Trường THCS Nguyễn Biểu), thành Quỹ Nhân ái Hồng La, nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, giúp đỡ, cưu mang những người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh để thỏa nguyện ước mơ của mẹ”.

Theo thầy Thường, đối tượng mà Quỹ Nhân ái Hồng La hướng đến là các cụ già cô đơn, bại liệt, mù lòa, tâm thần, trẻ mồ côi khuyết tật, học sinh nghèo vượt khó.

“Xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, thấu hiểu những mảnh đời bất hạnh, nên tôi đã khâu nối những mạnh thường quân, những tổ chức, cá nhân với tấm lòng lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều để sẻ chia, đỡ đần để họ có cuộc sống tốt hơn", thầy Thường chia sẻ.

Từ khi Quỹ Nhân ái Hồng La ra đời đến này đã xây dựng được 9 ngôi nhà tình thương, mỗi nhà từ 60 đến 85 triệu đồng; Trao quà cho 21 liệt sĩ Gạc Ma ở các tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Phúc Thọ (Hà Nội), Phú Thọ với số tiền 168 triệu đồng.

Quỹ Nhân ái Hồng La còn cưu mang tiền ăn hàng tháng cho 40 đến 43 cụ già cô đơn, bại liệt, mù lòa, tâm thần và 40 em mồ côi, không nơi nương tựa với số tiền 300 ngàn/tháng; Tặng học bổng cho 11 em sinh viên với số tiền từ 12 đến 20 triệu đồng/năm. Đặc biệt, trong năm 2019, Quỹ Nhân ái Hồng La đã kết nối với anh Lương Nam, một Công ty ở Hà Nội, cưu mang 8 sinh viên với tổng số tiền 12 triệu đồng/năm cho đến hết khóa học.

Kỷ niệm chương về khuyến học, nhân đạo.

Bên cạnh đó, Quỹ Nhân ái Hồng La còn hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Hồng Lĩnh tổ chức bữa cơm miễn phí suốt 2 năm (2016 - 2017). Riêng từ năm 2018 - 2019, hỗ trợ cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đức Thọ 3 bữa cơm miễn phí vào các ngày thứ 3, thứ 5 và thứ 7 hàng tuần. Đồng thời, mỗi tháng 1 lần quỹ Nhân ái Hồng La phối hợp với Huyện Đoàn Đức Thọ, tổ chức một chương trình ca nhạc hát cho bệnh nhân nghe tại Bệnh viện Đức Thọ.

Không dừng lại ở đó, Quỹ Nhân ái Hồng La còn hỗ trợ cho Trung ương Hội người mù Việt Nam các cuộc hội thảo tại thành phố Buôn Mê Thuột và Trung tâm đào tạo và phục hồi chức năng của Hội người mù Việt Nam 180 cái radio để nghe thời sự trị giá 45 triệu đồng; Tặng 25 tủ sách cho nhà trường, bệnh viện, làng trẻ mồ côi Hà Tĩnh, Trung tâm dạy trẻ khuyết tật, Làng trẻ mồ côi Hà Tĩnh.

Không những thế, Quỹ Nhân ái Hồng La còn triển khai chương trình 50 đàn gà cho em (áp dụng cho trẻ mồi côi) trị giá trên 25 triệu đồng; Tri ân thầy cô giáo nhân ngày 20/11; Chương trình tiếp sức đến trường (Mỗi chương trình từ 60 - 70 triệu); Trung thu yêu thương; Tủ quần áo miễn phí; Tặng ti vi cho khoa thận Bệnh viện Đức Thọ trị giá 8.500 ngàn đồng; Tặng thư viện tỉnh một dự án sách trị giá 25 triệu đồng (của Hội Nhà văn tặng Quỹ Nhân ái Hồng La).

Ngoài ra, còn khâu nối các tổ chức thiện nguyện trong nước và quốc tế, đồng tài trợ cho chương trình Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Ngã ba Đồng Lộc; đám cưới của 65 cặp khuyết tật tổ chức tại Hà Nội; Cứu trợ lũ lụt lên đến hàng tỷ đồng; giới thiệu tư vấn việc làm cho sinh viên mới ra trường; Lo hậu sự cho một số cụ già cô đơn sau khi qua đời (hòm vỏ, lễ tang); Khâu nối để đưa trẻ mồ côi vào các trung tâm nuôi dưỡng.

Nhiều Bằng khen dành cho cá nhân thầy Trần Quốc Thường và Quỹ Nhân ái Hồng La

Nhóm Nhân ái Hồng La và thấy giáo Trần Quốc Thường đã được Trung ương Hội người mù, Trung ương Hội Chữ thập đỏ, Trung ương Hội Khuyến học tặng bằng khen và kỷ niệm chương.

Tất cả mọi hoạt động đều gắn với chính quyền địa phương, nhất là các đoàn thể. Mọi chi tiêu được công khai minh bạch nên được các nhà hảo tâm tin tưởng và ủng hộ, nên mọi chương trình đều cán đích mỹ mãn.

Trần Hoàn
Từ khóa: Trần Quốc Thường Giáo dục Ngày Nhà giáo Việt Nam Xã Yên Hồ Từ thiện Quỹ Nhân ái Hồng La Thầy giáo

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Chuyện cảm động ở khu dân cư thấy nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến đêm

Thương bé gái 1 tuổi theo mẹ đi giao hàng, những phụ nữ tốt bụng ở ngõ 885, Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội âm thầm hỗ trợ chỗ ở, miễn giảm học phí, san sẻ bỉm sữa, thức ăn…

Jennifer Lopez mặc nội y khoe đường cong ở tuổi 55 khiến gái trẻ phải ghen tỵ

Jennifer Lopez khoe đường cong nghẹt thở trong loạt ảnh quảng cáo nội y mới.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Phía sau chuyện nữ cử nhân chở con 1 tuổi đi giao hàng đến nửa đêm xôn xao mạng

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, Phượng Mùi Mấy không chọn công việc văn phòng do vướng bận con nhỏ. Hàng ngày, cô chở theo con gái 1 tuổi đi giao hàng đến nửa đêm mới về chỗ trọ.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Đang cập nhật dữ liệu !