Những khả năng xấu có thể xảy ra trên tàu lặn mất tích

Hiện chưa rõ chuyện gì đã xảy ra trên chiếc tàu lặn mất tích khi tham quan xác tàu Titanic ngày 18/6 nhưng các chuyên gia cho rằng, tình hình có vẻ không khả quan.
Ảnh: Reuters

Hãng tin CNN dẫn lời các chuyên gia cho biết, tàu lặn có thể gặp một số trục trặc sau đây. 

Rủi ro lớn nhất là mất điện: Chuyên gia tàu ngầm, Phó Giáo sư tại Đại học Adelaide - ông Eric Fusil nói, việc mất điện có thể khiến tàu mất liên lạc. Một số tàu lặn có nguồn năng lượng thứ hai để sử dụng trong trường hợp hệ thống điện chính bị hỏng. Tuy nhiên, hiện không rõ liệu tàu lặn Titan có nguồn điện dự phòng khi nó mất tích hay không. 

Chập điện có thể gây cháy trên tàu: Theo ông Eric Fusil, chập điện gây cháy không chỉ làm hỏng hệ thống của tàu mà còn tạo ra khói độc trong một không gian nhỏ, kín và đó là một mối nguy hiểm lớn đối với những người trên tàu. 

Bị ngập luôn là mối đe dọa và ở độ sâu của xác tàu Titanic, áp suất cực lớn sẽ khiến hầu hết các con tàu nổ tung, ông Fusil cho biết. Theo công ty vận hành tàu OceanGate, tàu lặn Titan được trang bị một tính năng an toàn mới cải tiến giúp theo dõi áp suất lên tàu và kích hoạt cảnh báo cho người lái nếu phát hiện có vấn đề gì đó bất thường. 

Nguy cơ bị vướng: Theo ông Fusil, do dòng chảy dưới nước mạnh và nhiều mảnh vỡ của tàu Titanic nằm ở đáy đại dương, có khả năng tàu lặn bị mắc kẹt hoặc đường đi của nó bị chặn. 

Tàu lặn Titan, chở 5 người, mất liên lạc với tàu mẹ vào Chủ nhật (18/6) sau 1h45 lặn xuống biển để ngắm xác tàu Titanic ở ngoài khơi bờ biển Canada. Tàu Titanic, của Anh đã va phải một tảng băng trôi và chìm ngay trong chuyến đi đầu tiên vào tháng 4/1912. Xác của nó nằm cách Cape Cod, bang Massachusetts của Mỹ 1.450km về phía đông và cách St.Johns, Newfoundland 644km về phía nam. Do xác tàu Titanic nằm ở độ sâu 3.810m dưới nước, nơi không có ánh mặt trời xuyên qua nên chỉ có những thiết bị chuyên dụng mới có thể đi xuống độ sâu như vậy mà không bị áp lực nước khổng lồ đè bẹp. 

Tàu lặn Titan bé, thiết bị điều khiển đơn giản

                                                 Bên trong tàu lặn Titan. Video: BBC

Phóng viên Gabe Cohen của hãng tin CNN cho biết, trong chuyến tham quan tàu lặn Titan hồi 2018, ông vô cùng ngạc nhiên vì mức độ đơn giản của các thiết bị điều khiển tàu. 

"Con tàu nhỏ xíu, khá chật chội. Bạn chỉ có thể ngồi bên trong, cởi giày ra. Nó được vận hành bằng một thiết bị điều khiển trò chơi, về cơ bản giống như một bộ điều khiển PlayStation. Tàu có thể lặn sâu hơn 3.900m. Vào thời điểm tôi nhìn thấy, người ta đang thu dọn đồ đạc trên tàu và sẵn sàng cho một trong những chuyến thám hiểm. Vì vậy, tôi rất buồn khi chứng kiến những gì đang xảy ra lúc này". 

Theo ông Cohen, OceanGate - công ty vận hành tàu lặn Titan, đã tiến hành nhiều cuộc thám hiểm tới các xác tàu đắm trong nhiều năm qua, chứ không chỉ riêng tàu Titanic. 

Trong khi thảo luận về việc tàu lặn Titan sử dụng các sản phẩm thân thiện với người tiêu dùng trên tàu, chẳng hạn như bộ điều khiển trò chơi, Cohen nói rằng ông đã hỏi OceanGate về điều đó. "Họ cũng nhấn mạnh rằng cấu trúc sợi carbon của Titan có thể thực hiện một nhiệm vụ như vậy một cách đáng tin cậy. Họ không tiếc bất kỳ chi phí nào để thực hiện điều đó - đó là điều họ đã nhiều lần nói với tôi".

Ông Cohen cũng đề cập tới một bài báo của hãng CBS hồi năm ngoái rằng con tàu từng bị lạc trong hơn 2h và không thể nhận tin nhắn từ tàu phía trên.

Hoài Linh

Khoảnh khắc cây khổng lồ đổ ngang đường, đè bẹp hàng loạt ô tô

Một cây cổ thụ khổng lồ đã đổ xuống một trong những con đường đông đúc nhất ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur làm 1 người thiệt mạng, đè bẹp hàng loạt ô tô.

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !