Người nông dân thu bội tiền nhờ khởi nghiệp trồng sắn dây, nghệ

Anh Bùi Thanh Tùng cho biết, bao năm nay gia đình anh cũng như nhiều người dân địa phương sống chủ yếu dựa vào nghề trồng sắn dây. Đây là loại cây có nhiều công dụng hay, giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa nóng.

Nói về hành trình gắn bó với cây sắn dây, cây nghệ, anh Bùi Thanh Tùng (xã Văn Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) cho biết: “Tôi sinh ra ở TP Ninh Bình, sau khi học xong Trung học Phổ thông, tôi không học đại học như những bạn cùng trang lứa.

Vốn đam mê với nông nghiệp nên tôi đã dành thời gian tìm hiểu xem đất mình trồng được cây gì và nuôi con gì. Thời ấy, tôi cũng áp lực vì ai cũng nghĩ phải thoát nghề nông nghiệp thì cuộc đời mới đỡ vất vả, nhưng tôi để ngoài tai những lời nói ấy”.

Anh Bùi Thanh Tùng

Khoảng năm 2000 anh Tùng đến xã Văn Phú, huyện Nho Quan để thăm thú cũng như tìm cách phát triển nông nghiệp. Qua phân tích, được biết đất đồi núi khu vực này nhiều sỏi đá, có hàm lượng can-xi rất cao nên anh Tùng quyết định đem thân cây sắn dây đến trồng thử nghiệm.  

Thật bất ngờ, kết quả trồng thử nghiệm cho thấy củ sắn trồng ở đất Văn Phú có hàm lượng khoáng chất cao, rất tốt cho sức khỏe nên anh quyết định gom hết tiền, thậm chí vay mượn về mua đất trồng sắn.

Cho đến giờ khi nói về những thành công của mình, anh Tùng cho rằng đó là sự may mắn cho việc đúng thời điểm bởi những năm 2000 thì đất ở Văn Phú vô cùng rẻ.

Chính vì thế trong thời gian ngắn anh nông dân này đã gom được 3ha và bắt đầu trồng thứ cây quen thuộc với nhà nông là cây sắn dây.

Hồi ấy, sau khi nghiên cứu, học tập kỹ thuật trồng, chăm sóc sắn dây và tìm được giống, anh đã đem những gốc sắn dây đầu tiên về trồng trên đất ở xã Văn Phú với hy vọng tạo ra một mô hình phát triển kinh tế mới cho địa phương.

Theo kinh nghiệm học được, anh đã thay đổi cách trồng truyền thống mà thực hiện theo cách giâm đoạn dây to, mập gần gốc cho mọc mầm rồi chiết cây, để ra rễ mới đem trồng, phương pháp này cho năng suất cao, củ sắn nạc, nhiều bột và không bị xơ.

“Sau khi cải tạo đất, tôi đầu tư tiền để ươm giống, giàn leo cho sắn dây, áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc. Sau 1 năm cây sắn dây cho thu hoạch, năng suất cao. Nếu biết chăm sóc thì sắn dây là loại cây dễ trồng, không kén đất, chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc”, anh Tùng nói.

Những gốc sắn giúp anh Tùng kiếm tiền tỷ.

Bây giờ anh Tùng có khoảng 5ha trồng sắn dây và nghệ, tạo ra thu nhập cả tỷ đồng/năm. Khi đã trồng với số lượng lớn thì quy trình từ lúc trồng đến thu hoạch và sản xuất thành tinh bột sắn dây đều được anh áp dụng máy móc để đỡ tốn sức người. 

Được biết, cây sắn dây trồng từ 9-10 tháng là cho thu hoạch, lúc này lượng tinh bột tạo thành tốt nhất. Anh Tùng chia sẻ kinh nghiệm, mùa thu hoạch sắn dây và củ nghệ so le nhau. Sau khi thu hoạch củ nghệ thì anh bắt đầu trồng sắn dây vào chính khu này, ngược lại chờ đến mùa thu hoạch sắn dây thì củ nghệ lại thay thế luôn vào khu đó. 

Đan xen 2 loại cây ấy là các loại củ quả khác như bưởi, lạc, hành, tỏi… Quy trình hoàn toàn khép kín, mỗi cọng lá, thân cây đều có giá trị của riêng nó chứ không bỏ đi thứ gì.

Anh Tùng hào hứng chia sẻ rằng sắn dây vừa là thực phẩm vừa là loại cây dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Lá sắn dây, thân cây sắn dây và củ sắn dây có thể dùng để giải rượu, trị rắn cắn, điều trị nhiệt miệng, sốt, đái tháo đường, tăng huyết áp, đau mỏi vai gáy nên từ lâu nhiều gia đình đã sử dụng sắn dây, bột sắn dây như một thực phẩm không thể thiếu.

Có lẽ vì thế nên dù trồng với số lượng lớn nhưng anh Tùng cũng không phải lo đầu ra cho sản phẩm. Ngoài bán sản phẩm tươi, anh Tùng áp dụng khoa học kỹ thuật để làm bột tinh chất.

Anh Tùng cho biết, chưa đến vụ tiếp theo nhưng cơ sở sản xuất bột sắn dây và bột nghệ của gia đình đã bán hết sạch, thậm chí còn được đặt hàng ngay cho vụ mới.

Anh Tùng giới thiệu về vườn sắn dây.

“Mô hình trồng cây của tôi là làm ra sản phẩm hữu cơ organic. Vì là sản phẩm bồi bổ sức khỏe nên tôi ưu tiên chất lượng hơn số lượng và có những cam kết đối với khách hàng”, anh Tùng nói.

Từ thành công của mô hình trồng sắn dây, anh Tùng đã mở ra hướng phát triển cây trồng mới cho bà con nông dân tại địa phương. Anh Tùng cũng như nhiều người dân xã Văn Phú đã tích cực thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Hoàng Thanh

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Huế: Trả lại iPhone 14, ví tiền cho những người đánh rơi

Ngày 31/12, theo tin từ Công an TP Huế, đơn vị này cùng một người phụ nữ trú ở TP Huế nhặt được tài sản vừa làm thủ tục trao trả lại ví tiền bên trong có gần 16 triệu đồng cho người đánh rơi.

Bà chủ quán làm từ thiện từ tâm, không tính toán thiệt hơn

Phong cách làm từ thiện từ tâm, không tính toán của chị Nguyễn Thị Thành ở Hà Nội đã từng khiến cư dân mạng bất ngờ hồi tháng 6 năm 2021 khi cả nước đang cao điểm chống dịch Covid-19.Tới bây giờ chị vẫn giữ cho mình phong cách ấy.

Nhóm sinh viên quê Quảng Ninh với chương trình ý nghĩa 'Sưởi ấm vùng than'

Những sinh viên năm thứ nhất, thứ hai quê Quảng Ninh đang theo học tại các trường đại học ở Hà Nội đã định kỳ thực hiện chương trình thiện nguyện 'Sưởi ấm vùng than' khiến nhiều người cảm phục.

Những hệ lụy khi dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm

Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, dù đem lại nhiều lợi ích tích cực nhưng khi con người sử dụng chúng một cách thiếu trách nhiệm thì sẽ dẫn đến vô số hệ lụy.

Những người trẻ 'vẽ điều phi thường nhỏ bé'

Sòi Gòn Trẻ là một nhóm thiện nguyện bao gồm những bạn sinh viên của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã làm công việc đi khắp các cung đường ngõ ngách tại thành phố để tặng quà cho những người lớn tuổi vẫn phải lao động cực nhọc.

Hỗ trợ thanh niên Hà Nam khởi nghiệp

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, các cấp bộ đoàn còn quan tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tư vấn pháp lý; liên kết mạng lưới khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp....

Đang cập nhật dữ liệu !