Mở phong bì thưởng Tết của chồng, vợ sững sờ thấy dòng chữ phía trên

Nhiều năm nay, tôi vốn không mấy khi hỏi cụ thể chuyện thưởng Tết của chồng, vì anh “dị ứng” chuyện vợ tra khảo tiền bạc. Nhưng có lẽ vì sự dễ dãi này, chồng coi tôi như người ngoài.

7 năm lấy chồng, tôi luôn tâm niệm, vợ chồng phải yêu thương, chia sẻ và cảm thông. Chỉ cần tôi tôn trọng đối phương, cho anh khoảng trời riêng thì chắc chắn anh cũng tôn trọng và cho tôi sự tự do như vậy. Vậy nên mấy năm nay chúng tôi cứ sống như thế, không ai động chạm quá sâu vào chuyện của người khác. Nhưng dần tôi cảm thấy sự “tự do” trở thành sự vô tâm, hờ hững. 

Mỗi lần chồng đi đâu, làm gì, tôi cũng không được biết. Lương tháng của anh được bao nhiêu tiền, tôi chưa từng được anh nói qua. Tôi chỉ biết mỗi tháng anh đưa cho 10 triệu chi tiêu. Khi nào có khoản lớn, tôi sẽ bàn với anh rồi hai đứa tính toán đóng góp, hoặc anh có thì đưa thêm cho tôi nhiều hơn. 

thuongtet sohu.jpeg
Vợ choáng vì tiền thưởng Tết của chồng. Ảnh minh họa: Sohu

Những năm gần đây, mỗi dịp Tết nhất, hai vợ chồng đều bàn với nhau chi tiêu những gì. Tôi chủ động ghi ra những khoản cần làm cho Tết như biếu nội, biếu ngoại, sắm đào, quất rồi mừng tuổi thế nào… Rồi từ đó, chồng góp thêm tiền, tôi là người chủ động lo toan.

Tôi cũng tò mò muốn biết chồng được thưởng Tết bao nhiêu, có được tăng lương không nhưng năm nào anh cũng giấu nhẹm. Anh không bao giờ nói cụ thể số tiền mình được thưởng, cũng không nói chuyện mình có mức lương bao nhiêu. 

Có năm tôi gặng hỏi, thế là anh cáu, nói tôi tò mò. Theo anh, vợ chồng sống với nhau quan trọng là tình cảm, cứ soi mói chuyện tiền bạc, kinh tế là anh không thích. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, ngay đến chồng làm lương được bao nhiêu, thưởng Tết được mấy đồng mà mình không biết thì còn làm vợ kiểu gì. Gặp bạn bè, đứa nào cũng khoe chồng được thưởng Tết cao, cho vợ bao nhiêu tiền còn mình chưng hửng, tôi cảm thấy quá ngại, không biết nói gì. 

Lần này, tôi quyết định truy đến cùng khoản thưởng Tết của chồng. Công ty chồng tôi hay trao phong bì vào cuối năm, trong đó có tờ giấy ghi rõ số tiền thưởng và tăng lương. Thấy chồng không để ý, tôi lén mở trộm phong bì để đọc. Vừa đọc dòng đầu tiên, tôi đã sững người.

“Kính chúc giám đốc kinh doanh M.T và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng…”. Sau đó là thông tin về tiền thưởng, tiền lương được tăng của chồng tôi. Tôi choáng quá. Vậy là chồng mình đã làm giám đốc và làm từ khi nào mà tôi không được biết? Nhìn xuống dòng ghi số tiền lương, thưởng của anh mà tôi suýt ngất.

Bấy lâu nay, tôi chỉ nghĩ anh có mức lương bằng 1/8 như thế chứ không thể ngờ chồng mình lại quyền chức, lương thưởng cao như vậy. Thế mà lúc nào anh cũng kêu khó khăn rồi chỉ “nhả” cho tôi vài triệu lẻ để chi tiêu. Nếu tôi có xin thêm, thì anh cũng thở dài thở ngắn. Vài ba đồng bạc biếu bố mẹ vợ ăn Tết từ mấy năm trước, anh cũng tính toán, kêu vợ phải tiết kiệm.

Tự nhiên trong lòng tôi nổi sóng gió. Thực sự, tôi không biết chồng làm giám đốc từ bao giờ cũng không biết anh lương cao như vậy. Còn khoản thưởng Tết thì tôi thực sự sốc luôn. 

Tôi định bụng sẽ làm rõ mọi chuyện với chồng, nhưng nếu anh biết tôi xem trộm phong bì thì không biết sóng gió gì sẽ xảy ra nữa đây. Nghĩ lại tôi thấy mình đã sai ngay từ đầu khi vạch rõ ranh giới kinh tế với chồng để giờ đây chúng tôi như hai kẻ xa lạ trong gia đình…

Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết cổ truyền, người dân khắp mọi miền đang tất bật chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Từ chuyện mua sắm, chuẩn bị Tết tới những nỗi lòng tết nội tết ngoại, những sẻ chia về cuộc sống khó khăn, bộn bề… đều là những mảng màu làm nên bức tranh ngày Tết.

Mời bạn đọc cùng chia sẻ với VietNamNet những khoảnh khắc thú vị, những câu chuyện ngày Tết của gia đình mình. Bài viết liên quan, vui lòng gửi về: bandoisong@vietnamnet.vn

Độc giả An An (Hà Nội)

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Đang cập nhật dữ liệu !