Cái Tết khốn khổ ở nhà ngoại của người phụ nữ 32 tuổi

Tôi cứ băn khoăn, suy nghĩ mãi một điều: Biết bao giờ mọi người mới mở lòng, cởi mở hơn với những cái Tết quê ngoại?

Tôi năm nay 32 tuổi, tôi với chồng đã cưới nhau được 7 năm. Chồng bằng tuổi tôi. Chúng tôi yêu nhau khi còn học đại học. Khi yêu nhau, tôi với anh cứ nghĩ mọi thứ đều là màu hồng. Ai ngờ, sau khi cưới, mọi thứ thay đổi 180 độ khiến tôi choáng ngợp.

Tôi quê ở Bắc Ninh, trong khi chồng quê ở Nghệ An, cách nhau đến 400km. Chúng tôi đều làm việc ở Hà Nội nhưng cứ có ngày nghỉ lễ, Tết là chồng tôi đòi về quê nội chứ hiếm khi đả động đến quê ngoại. Vậy là cứ mỗi lần có nghỉ lễ, Tết vợ chồng tôi lại căng thẳng, cãi vã về chuyện sẽ về quê ai.

Chồng tôi vốn tính gia trưởng nên lúc nào cũng nghĩ nhà nội là phần hơn, “thuyền theo lái, gái theo chồng”.

Cái Tết khốn khổ ở nhà ngoại của người phụ nữ 32 tuổi. Ảnh minh họa

Nói đến ngày nghỉ Tết, tôi lại rớt nước mắt vì tủi thân. Suốt 27 năm đón Tết ở nhà ngoại, tôi vui mừng, phấn khởi bao nhiêu thì 5 năm về nhà chồng, tôi buồn tủi, cô đơn bấy nhiêu.

Cứ đến 30, mùng 1 Tết, lòng tôi lại chùng xuống nhớ về quê ngoại, nhớ những phút giây đầm ấm, sum họp. Nhiều đêm tôi khóc, nhắn tin tâm sự với mẹ, mẹ chỉ khuyên tôi cố gắng hòa nhập với nhà chồng, dần dà rồi sẽ quen.

Suốt mấy ngày Tết, tôi chỉ lui cui trong xó bếp, nấu nướng, dọn dẹp đến tối mịt. Chưa kể, tôi còn bị mẹ chồng soi mói, xét nét từng tí một. Tôi làm gì cũng không thể vừa được ý bà. Cứ nghĩ đến đón Tết quê chồng là tôi lại nổi da gà.

Suốt 5 năm qua, cứ đến Tết là tôi theo chồng về quê chồng đón Tết. Hết Tết, vợ chồng tôi mới qua nhà ngoại thăm hỏi qua loa rồi về Hà Nội đi làm trở lại. Đến Tết năm ngoái, tôi lấy hết can đảm và lý lẽ để “đàm phán” chuyện ăn Tết ở quê ngoại với chồng. Tôi nói với chồng rằng tôi đã chấp nhận 5 năm ăn Tết ở quê chồng, giờ tôi muốn 1 năm được về ăn Tết ở quê ngoại.

Nghe tôi nói, chồng tôi nổi giận lôi đình, anh nói rằng tôi đã lấy chồng thì suốt đời phải ăn Tết ở quê chồng, như phụ nữ bao đời nay vẫn vậy. Vì chuyện này mà vợ chồng tôi cự cãi, chiến tranh lạnh suốt cả tháng nhưng ý tôi đã quyết nên không thay đổi.

Sau đó, vợ chồng tôi về quê chồng đưa Tết, tôi cũng thưa chuyện với mẹ chồng rằng sau 5 năm đón Tết ở quê nội, tôi xin phép đón Tết ở quê ngoại 1 năm. Nào ngờ, nghe thấy câu đó, mẹ chồng tôi ra sân, cầm chiếc chổi lớn, quét lấy quét để và lẩm bẩm: “Tôi đây cả đời còn chưa được đón Tết ở quê ngoại đây, các chị giờ tân tiến quá rồi, không biết phép tắc gì. Có giỏi thì đi luôn đi, không phải về đây nữa.”

Tết năm ngoái, một mình tôi đưa con gái về quê ngoại ăn Tết. Bố mẹ tôi ban đầu rất bất ngờ. Bố tôi vẫn giữ tư tưởng cũ nên nên trách mắng tôi nhiều. Bố nói rằng tôi đã lấy chồng thì phải theo chồng, không được nặng lòng với nhà đẻ.

Mẹ tôi thì rơm rơm nước mắt, sợ tôi về quê ngoại ăn Tết làm mếch lòng nhà chồng, sợ người nhà chồng gây khó dễ cho tôi, sợ tình cảm vợ chồng tôi bị sứt mẻ. Bao nhiêu năm mới được về quê ngoại ăn Tết mà tôi thấy cảm giác không còn được vui như xưa.

Tết đến, tôi chẳng dám đi đâu vì đến nơi nào mọi người gặp cũng hỏi rằng: “Chồng đâu? Sao không ăn Tết ở quê chồng? Sao không dẫn chồng về? Vợ chồng lục đục à, có ly thân không?”

Không những thế, ai đến nhà gặp tôi cũng trách mắng chuyện tôi dẫn con về ăn Tết ở quê ngoại là sai, trái với phép tắc. “Nhà nội lúc nào cũng phải hơn, đã lấy chồng rồi thì phải ăn Tết ở quê nội chứ cháu. Bao đời nay đã như thế rồi”, dì nói những câu làm tôi rất thất vọng. Tết ở nhà ngoại tưởng vui nhưng cuối cùng chẳng được như tôi mong đợi!

Sau cái “Tết quê ngoại”, mẹ chồng cũng giận dỗi tôi vài tháng rồi sau lại bình thường trở lại. Năm nay, Tết lại sắp đến, tôi lại buồn tủi nhớ đến những cái Tết buồn và cô đơn nơi quê chồng. Nhưng nghĩ đến ăn Tết ở quê ngoại, tôi cũng chẳng thấy vui.

Tôi cứ băn khoăn, suy nghĩ mãi một điều: Biết bao giờ mọi người mới mở lòng, cởi mở hơn với những cái Tết quê ngoại?

Mai/danviet.vn
Từ khóa: Tết Canh Tý 2020 chuyện nhà ngày Tết Tết trong gia đình Việt

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Diễn viên Thu Quỳnh tuyên bố không làm đám cưới, không muốn tái hôn

Thu Quỳnh cho biết cô quyết định làm mẹ đơn thân, không kết hôn và không làm đám cưới và đó là lựa chọn của nữ diễn viên 'Về nhà đi con'.

Lã Thanh Huyền gửi lời ngọt ngào kỷ niệm 18 năm bên chồng đại gia

Với Lã Thanh Huyền, có được một người bạn đời như chồng mình là hạnh phúc lớn nhất của cô.

Đang cập nhật dữ liệu !