Hàn Quốc “đau đầu” vì tình trạng nghèo khó của người cao tuổi

Tại Hàn Quốc, một điều nghịch lý đó là mặc dù đời sống ngày càng hiện đại, rất nhiều người cao tuổi đang phải cố gắng sống bằng những đồng lương hưu ít ỏi của mình.

Ở tuổi 70, ông Son không muốn điều gì hơn ngoài việc có được 10.000 won, tức khoảng 9USD, để sống qua ngày.

Những người lớn tuổi ở Hàn Quốc đã phải tìm những đồng lẻ để sống qua ngày.

Mỗi ngày, ông thường có thói quen đi bộ đến Công viên Tapgol ở thủ đô Seoul, tại đây ông và những người bạn khác mua những bát súp tiết bò có giá 2.500 won để ăn trưa. “Tôi nghĩ rằng chỗ này là nơi có giá ăn rẻ nhất cả nước”, ông Son bộc bạch. “Sau đó, chúng tôi uống cà phê giá 200 won”.

Lương hưu mỗi tháng của ông Son là 250.000 won, thế nhưng trên thực tế sau khi đã trả những chi phí sinh hoạt, những gì còn lại là rất ít. “Tôi thậm chí còn không thể sưởi ấm phòng của mình bao lâu mà mình muốn. Tôi chỉ bật một lúc rồi phải tắt đi để tiết kiệm tiền”, ông nói.

Dù vậy ở một quốc gia đang có dân số ngày càng già đi và những người già đang đối mặt với tình trạng nghèo khó như Hàn Quốc, ông Son vẫn được coi là may mắn hơn nhiều người khác.

Trong bối cảnh các thế hệ trẻ đang dần từ bỏ quan niệm kính lão đắc thọ từng tồn tại trong hàng ngàn năm qua và chính phủ đang gặp khó khăn, rất nhiều người già đang tìm đến cái chết. Theo Trung tâm Phòng chống nạn Tự sát, một văn phòng trực thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho biết, một cuộc khảo sát được tiến hành trên 100.000 người cho thấy có đến 48,8% người trong độ tuổi 70 và 70% người trong độ tuổi 80 trở lên đã tự sát. Tỉ lệ tự tử trung bình ở Hàn Quốc là 24,3%.

Mặc dù Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang thực hiện những bước đi để thay đổi cơ chế lương hưu của đất nước, vốn được coi là yếu kém nhất Châu Á hiện nay, song vấn đề người già rất có thể sẽ đeo bám các chính trị gia Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ tới.

Do phần lớn lương hưu cho họ đều được dùng để trang trải các khoản phí sinh hoạt cơ bản, những gì còn lại đối với những người lớn tuổi là rất ít.

Ông Cho Hyun-yun, một nhà nghiên cứu tại Đại học Dongguk (Hàn Quốc) tin rằng, “chính sự bất đồng chính trị và sự thiếu trách nhiệm của quốc hội và chính phủ là lý do vì sao người lớn tuổi của Hàn Quốc có tỉ lệ nghèo khó và tự sát cao nhất” trong tất cả các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). “Điều cần thiết đó là các đảng chính trị phải cùng nhau giải quyết sự nghèo khó của người cao tuổi”.

Tình hình ở Hàn Quốc còn tệ hơn Nhật Bản, một quốc gia khác cũng đang chống chọi với vấn đề dân số già. Dữ liệu của OECD cho thấy rằng trong năm 2015, có đến 45,7% số người Hàn Quốc ở độ tuổi trên 65 đang sống trong cảnh nghèo khổ, cao nhất trong tất cả các quốc gia thành viên và vượt xa con số của Nhật Bản.

Thế hệ những người trong độ tuổi từ 60 đến 80 ở Hàn Quốc hiện nay là thế hệ cuối cùng chủ động hỗ trợ tài chính cho cha mẹ của họ trước đây, và giờ đây họ cũng là những người đầu tiên không được sự trợ giúp nào từ thế hệ trẻ. “Các con tôi không biết phải giúp đỡ cha mẹ như thế nào”, ông Kang, 79 tuổi cho biết. “Tôi không thể xin tiền con trai hay con dâu của tôi”.

Kim Yu-kyung, một nhà nghiên cứu của Viện Y tế và Các vấn đề Xã hội Hàn Quốc nhận định: “Cơ cấu gia đình ở Hàn Quốc đã nhỏ lại, xã hội giờ đây trở nên tự thân vận động hơn. Người dân tin rằng chính phủ có thể và phải hỗ trợ những người già chứ không phải các gia đình chủ động làm vậy”.

Cho đến lúc này, chính phủ Hàn Quốc đang thất bại trong việc này. Theo Chỉ số Lương hưu Toàn cầu Melbourne Mercer 2018, cùng với Nhật bản, Trung Quốc và Ấn Độ, Hàn Quốc được xếp loại D, nghĩa là quốc gia này vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết.

Những người già ở Hàn Quốc mua các cốc cà phê có giá 200 won.

Tồi tệ hơn nữa, chính sách thắt lưng buộc bụng của nhiều công ty đã buộc nhiều người Hàn Quốc phải nghỉ hưu sớm khi chỉ mới ngoài 50 tuổi, mặc dù theo hiến pháp độ tuổi nghỉ hưu hợp pháp là 60 tuổi. Điều này có nghĩa là người lao động phải tìm đủ mọi cách để kiếm sống thêm 1 thập kỷ trước khi được trợ cấp lương hưu.

Chính phủ của ông Moon đã buộc phải hành động triệt để vì một nguyên nhân chính trị khác. Rất nhiều người già ở Hàn Quốc vẫn còn ủng hộ cựu Tổng thống Park Geun-hye, người hiện đang thụ án 25 năm tù giam vì tội tham nhũng. Họ thường phản đối chính sách đối thoại với Triều Tiên của ông Moon, bởi nhiều người vẫn còn ký ức về Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 và vẫn có suy nghĩ thù địch với người láng giềng phương Bắc.

Việc bà Park là con gái của ông Park Chung-hee, người lãnh đạo đất nước khi kinh tế phát triển cũng khiến nhiều người mến mộ bà. “Họ là thế hệ vẫn còn lưu luyến quá khứ khi họ từng là những người đóng góp cho công cuộc công nghiệp hóa của Hàn Quốc”, ông Choi Jong-sook, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Dân chủ Hàn Quốc cho biết. “Lý do họ bám lấy “quá khứ vàng son” của mình là bởi thực tại của họ quá khổ cực”.

Với hi vọng thu hút được sự ủng hộ của của những người lớn tuổi trước khi cuộc bầu cử Tổng thống tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2022, ông Moon đã nâng lương hưu cơ bản, một khoản trợ cấp do chính phủ chi trả cho những người ở tuổi 65 trở lên, lên thành 300.000 won vào tháng 4 năm ngoái.

Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cũng đang thực hiện thay đổi cơ chế Lương hưu Quốc gia, được dựa trên các khoản thuế mà người dân phải trả khi còn lao động. Cơ chế này được đề ra vào năm 1988 nhưng mãi đến năm 1999 mới được áp dụng, và sự chậm trễ này là một trong những nguyên nhân người lớn tuổi phải sống bằng những đồng lương eo hẹp.

Trong khi các nghị sĩ vẫn đang loay hoay tìm những phương án khác nhau, những người lớn tuổi (đặc biệt là những người sống ở vùng nông thôn) vẫn tiếp tục cuộc sống khổ cực của mình.

Nhiều người già đã xuống đường để phản đối chính phủ Tổng thống Moon Jae-in.

Thống kê về nạn tự sát ở Hàn Quốc cho thấy sự phân bố rất rõ ràng. Năm 2017, thủ đô Seoul là nơi có tỉ lệ người già tự sát thấp nhất với 18,1% trong 100.000 người, còn tỉnh Nam Chungcheong là nơi có tỉ lệ cao nhất là 26.2%. Các chuyên gia nhận định rằng ở khu vực tỉnh lẻ, người dân nhận được sự trợ giúp ít hơn so với thành phố.

“Có rất ít cơ sở y tế và xã hội để những công dân lớn tuổi có thể yêu cầu sự giúp đỡ ở những vùng quê”, ông Choi Myung-min, một giáo sư về phúc lợi xã hội của Đại học Baeksoek ở Cheonan, tỉnh Nam Chungcheong (Hàn Quốc). “Những người không có khả năng làm việc đều bị đào thải khỏi cộng đồng”.

Nhận thấy thực tế này, tháng trước Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon đã yêu cầu thành viên nội các thiết lập cơ chế để cấp chính quyền trung ương và địa phương sẽ phối hợp với nhau để phòng ngừa tỉ lệ tự sát của người lớn tuổi.

Tuy nhiên sẽ rất khó để có được một phương án hữu hiệu khi ở Hàn Quốc người trẻ tuổi cũng đang gặp khó khăn để tìm việc. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên đã luôn ở mức 8%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ thất nghiệp trung bình ở Hàn Quốc. Điều này có nghĩa là ông Lee Sang-kyu (70 tuổi) thường không kiếm được việc ở các cửa hàng hay nhà hàng nơi mình sống, bởi việc làm ở những nơi này thường đã bị những người trẻ tuổi giành mất.

Giờ đây, ông Lee chỉ kiếm được 6.000 won mỗi ngày bằng việc bán giấy và hộp đã qua sử dụng ở Seoul. Khoản tiền này chỉ vừa đủ để ông có thể sống qua ngày.

“Tôi có thể mua được một ít rau ăn kèm mỗi bữa”, ông nói. “Mỗi tháng tôi được trả lương hưu quốc gia 250.000 won nhưng tôi không được xét nhận lương hưu cơ bản vì tôi sở hữu một căn nhà”. Khoản tiền này đơn giản là “quá thấp để trang trải chi phí sinh hoạt” của ông.

Anh Tuấn (lược dịch)
Từ khóa: Hàn Quốc người lớn tuổi lương hưu khó khăn nghèo khổ

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !