Góc nhìn khác về việc không công bố tên thí sinh trong vụ gian lận điểm thi

Xung quanh vụ sửa điểm thi vô tiền khoáng hậu tại Hòa Bình, Sơn La có rất nhiều ý kiến tranh luận việc nên hay không nên công khai danh sách thí sinh và phụ huynh liên quan. Chúng tôi xin trích đăng hai ý kiến ngược chiều nhau nhưng nhận được nhiều quan tâm của dư luận những ngày gần đây...

Nhiều ý kiến tranh luận việc nên hay không nên công khai danh sách thí sinh và phụ huynh liên quan đến gian lận điểm thi (ảnh: Tuổi trẻ)

Chị Nguyễn Thu Hằng chia sẻ trên FB của mình:

"Một trong những mối quan tâm lớn nhất của công chúng và cuộc tranh luận sôi nổi nhất giữa các chuyên gia về vụ việc gian lận điểm thi ở Sơn La, Hòa Bình và Hà Giang là liệu có nên công bố tên của 222 thí sinh đã được nâng điểm cùng phụ huynh hay không? Câu trả lời của mình là: Không.

Nêu tên sau khi kết án và vấn đề đạo đức báo chí.

Tháng 02/2009, tòa án phúc thẩm của Thụy Điển đã giữ nguyên bản án tù chung thân của Christine Schürrer, một phụ nữ Đức 32 tuổi bị kết án giết hai đứa trẻ mới biết đi tại Arboga vào năm 2008.

Mặc dù tên cô đã xuất hiện và dễ dàng được tìm thấy trên các hãng tin nước ngoài cùng những mạng xã hội như Facebook, hầu hết các tòa soạn của Thụy Điển vẫn chờ cho đến ngày bản án kết tội cô được tòa án chính thức công bố, họ mới xuất bản tên của Schürrer.

Thậm chí, tờ Dagens Nyheter vẫn kiên quyết và cứng đầu gọi cô là “một phụ nữ người Đức” cho đến tận khi bản án phúc thẩm được công bố (các biên tập khác đã háo hức được gọi tên cô ngay sau bản án sơ thẩm). Và cần phải nói rõ rằng, việc công bố tên nghi phạm không hề vi phạm luật pháp Thụy Điển.

Lý giải cho sự tự kiểm duyệt (self-censorship) rất cố chấp này, Britt Börjesson, giáo sư về đạo đức truyền thông tại Đại học Gothenburg cho rằng: “Điều quan trọng là cho họ cơ hội để trở lại và một lần nữa trở thành công dân tốt. Thêm vào đó, việc Thụy Điển giữ bí mật chi tiết thông tin cá nhân của tội phạm không chỉ chống lại nguy cơ tái phạm tội, mà còn giúp các bị cáo nhận được sự xét xử công bằng.”. Cô cũng nhấn mạnh thêm: “Nó (việc nêu tên – ND) không hề bất hợp pháp. Chúng tôi chỉ nghĩ rằng đó là một biểu hiện của đạo đức báo chí đúng đắn”(1).

Xét về khía cạnh này, mình không thể nhịn được việc ca ngợi hành động của một số báo chí công bố chức danh/nghề nghiệp của phụ huynh thí sinh Sơn La, trong khi khả năng cao là họ hoàn toàn nắm trong tay tên họ từng người. Với họ, việc không công bố tên chưa hẳn là không thể, mà là không muốn.

Còn với những tờ báo không giấu nổi sự háo hức khi công bố “tin độc quyền” danh sách chi tiết thông tin của từng thí sinh cùng phụ huynh trai gái, bao gồm cả họ tên thì với tư cách là độc giả, từ này mình sẽ không bao giờ đóng góp cho báo đấy dù chỉ 1 view nào nữa!

Biết tên để làm gì?

Một câu hỏi mà những người đang ủng hộ việc công khai tên thí sinh cùng phụ huynh rất cần trả lời là động cơ của việc biết họ tên của thí sinh và phụ huynh là gì?

Việc biết tên có khiến cho bất kỳ tranh luận của bạn về vụ việc này trở nên thuyết phục hơn không? Không! Việc biết tên có khiến cách giải quyết các thí sinh được nâng điểm trở nên sáng tỏ hơn không? Không! Việc biết tên có giúp xác định cá nhân đó vô can hay có tội không? Không! Việc biết tên có giúp những thí sinh đã trượt oan được đi học lại không? Cũng không!

Thế thì chúng ta cần biết tên để làm gì? Phải chăng là để lăng mạ, để sỉ nhục, để công kích cá nhân, để chế hình trên mạng, để lục lọi đời tư và phỉ báng từng mảnh trong cuộc đời mỗi người từ giờ trở về trước? Hay để khắc ghi và dai dẳng chì chiết trong suốt phần đời của họ tự nay trở về sau?

Chúng ta cứ hô hào nhau phải trở thành những người tử tế. Và rồi những người tử tế đang cố làm gì đây?"

Trái ngược hoàn toàn với quan điểm trên, nhà báo Công Luân - báo Người Đưa Tin chia sẻ: "Nhiều người cho rằng cần đưa danh sách này ra ánh sáng vì các thí sinh gian lận trên đều đã 18 tuổi, độ tuổi đủ trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật và dư luận. Bản thân tôi ủng hộ quan điểm này.

Tôi tin, các em biết bố mẹ mình mua điểm cho mình vào trường đại học (phần đa đều là các trường công an, quân đội đi học được miễn học phí, ra trường thì được bố trí ngay việc làm), bởi lẽ làm sao một người đi thi chỉ làm được 3 điểm mà kết quả báo về lên tới 29 điểm lại không biết, vậy nên thật khó để nói các em chỉ là nạn nhân của bố mẹ.

Việc công khai danh tính của những em này sẽ là bài học nhãn tiền cho những con người biết xấu hổ khác từ bỏ ý định gian lận ở những kỳ thi tiếp theo. Không chỉ thế, điều này còn giúp cho những sinh viên đến từ Sơn La, Hòa Bình ở các trường đại học được “minh oan”, suốt những tháng ngày qua các em phải sống trong nỗi hổ thẹn, những ánh mắt nghi ngờ đến từ bạn bè, mà nguồn cơn lại là do những người vô lương thực hiện ở quê nhà.

Thay vì dành tình thương cho những thí sinh gian lận, dư luận hãy quay sang dành tình thương và đòi hỏi quyền lợi cho ít nhất 110 thí sinh khác đang bị cướp chỗ bởi những em này. Ai thương những đứa trẻ nghèo bị cướp chỗ nơi giảng đường đại học?

PV
Từ khóa: danh sách thí sinh gian lận điểm thi Hòa Bình Sơn La gian lận điểm thi

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !