Những dự án bất động sản ở TP.HCM khiến doanh nghiệp 'cầu cứu'

Nhiều dự án bất động sản tại TP.HCM đang lâm vào tình trạng bị ‘ách tắc’ không thể thực hiện khiến doanh nghiệp điêu đứng, thậm chí dẫn đến phá sản.

Dự án The Water Bay

Dự án khu dân cư 30.224 ha tại phường Bình Khánh, quận 2, TP.HCM có tên thương mại là The Water Bay, có quy mô hơn 4.000 căn hộ và hạ tầng kỹ thuật do Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 (Century 21) là chủ đầu tư.

The Water Bay trải dài gần 500m bên đại lộ Mai Chí Thọ, có vị trí bên sông Sài Gòn, Khu đô thị mới Thủ Thiêm và đảo Kim Cương.

Liên quan đến dự án này, mới đây, Tập đoàn Novaland đã có đơn cầu cứu gửi Bộ Xây dựng xin tiếp tục được thực hiện dự án để tránh bị mất thanh khoản.

Novaland khẩn cầu Bộ trưởng Xây dựng cho công ty con của doanh nghiệp là Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 được tiếp tục phát triển dự án khu dân cư tại khu đất 30,224 ha phường Bình Khánh, quận 2, TP.HCM, vì đây là dự án đủ điều kiện bán hàng và Novaland đã bỏ vào dự án này hơn 6.000 tỷ đồng.

Theo đó, để tránh những hệ lụy xấu không thể nào cứu vãn được nếu cổ phiếu của Novaland bị mất tính thanh khoản như: gây nợ xấu 50.000 tỷ đồng, gần 250.000 khách hàng biểu tình đòi trả nhà, đòi lấy lại tiền, gây mất trật tự, an ninh thành phố, gây kiện tụng quốc tế dây chuyền phức tạp, mất công ăn việc làm cho hàng chục nghìn gia đình, giảm niềm tin của doanh nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư…

Bên cạnh đó, Novaland cũng cho biết, từ năm 2015, tập đoàn đã nắm quyền kiểm soát Công ty Thế kỷ 21 thông qua Công ty Bất động sản Khải Hưng. Sau đó, Công ty Khải Hưng mua thêm cổ phần của Thế kỷ 21, tăng tỷ lệ sở hữu lên đến 99%. Đến nay, Novaland đã chi hơn 5.200 tỉ đồng để sở hữu 99% cổ phần của Công ty Thế kỷ 21. Hiện dự án bị tạm ngưng để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.

Bên trong dự án The Water Bay, hiện công trình đã cơ bản hoàn thành phần móng.

Còn về kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy UBND TP.HCM chấp thuận chuyển mục đích sử dụng hơn 30 ha đất của Century 21 tại dự án Khu du lịch, văn hóa, giải trí thuộc phường Bình Khánh sang xây dựng khoảng 4.000 căn hộ tái định cư và hoán đổi hơn 30 ha đất sạch thuộc 90,2 ha khu tái định cư Nam Rạch Chiếc.

Sau đó, TP.HCM lại chấp thuận cho chuyển khu đất tái định cư này sang đầu tư kinh doanh nhà ở và không thực hiện đấu giá theo quy định, tính tiền sử dụng đất không đúng thời thời điểm giao đất đối với dự án khu dân cư này.

Dự án khu dân cư Phước Kiển

Lô đất dự kiến thực hiện dự án khu dân cư Phước Kiển có diện tích hơn 32 ha được Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận) chuyển nhượng cho Quốc Cường Gia Lai tọa lạc tại ấp 5, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Ngày 5/6/2017, Công ty Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) đã chuyển nhượng hơn 32ha đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho CTCP Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2, thu về ngân sách số tiền 419 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM kết luận, việc ông Tất Thành Cang - nguyên Phó bí thư Thành ủy TP.HCM chấp thuận chủ trương chuyển nhượng hơn 32ha đất đã đền bù của Công ty Tân Thuận tại dự án khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai là không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định của pháp luật, không báo cáo thường trực Thành ủy và Ban thường vụ Thành ủy trước khi quyết định.

Dự án khu dân cư Phước Kiển tọa lạc tại ấp 5, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM, đến nay, đã hơn 10 năm trôi qua vẫn chỉ là một bãi đất hoang với lau sậy và cây cỏ dại mọc um tùm.

Lô đất được chuyển nhượng trên có diện tích là 324.971 m2 (gần 32,5 ha), trong đó có 281.404 m2 có giấy chủ quyền đã sang tên cho Công ty Tân Thuận, còn hơn 41.000 m2 vẫn chưa sang tên nhưng có sổ đỏ đính kèm.

Đây cũng là một trong những dự án khiến Quốc Cường Gia Lai dính nhiều tai tiếng, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Công ty đặc biệt là giá cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp, cuốn bay 1/3 giá trị vốn hóa, tương đương 1.100 tỷ đồng của Công ty. Sự việc cũng khiến bà Nguyễn Thị Như Loan (Chủ tịch Công ty) nhiều lần gửi thông cáo tới báo chí để “thanh minh”.

Theo tìm hiểu, trước đó, đối tác của Quốc Cường Gia Lai là Sunny Land đã tạm ứng 50 triệu USD để giải quyết các khoản nợ hiện hữu và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án tại Phước Kiển. Theo đó, nếu không giải tỏa xong, không giao được đất sạch ở dự án Khu dân cư Phước Kiển thì Quốc Cường Gia Lai sẽ phải đền bù 100 triệu USD hoặc giao toàn bộ dự án Phước Kiển cho đối tác này.

Tuy nhiên, đến nay đã hơn 10 năm trôi qua, dự án Khu dân cư Phước Kiển vẫn chưa thể hoàn thành giải phóng mặt bằng. Trong thời gian đó, Quốc Cường Gia Lai cũng đã từng gửi công văn nhờ đến sự can thiệp của chính quyền để cưỡng chế thu hồi đất.

Lần Đại hội cổ đông gần đây nhất của Quốc Cường Gia Lai, bà Nguyễn Thị Như Loan cho biết, dự án còn 3% đất chưa đền bù xong là trăn trở với lãnh đạo công ty vì dự án đã hơn 10 năm chưa giải phóng mặt bằng dứt điểm.

“Tất cả các hộ lấn chiếm đều không có sổ đỏ, họ vô cất nhà bất hợp pháp trên 100 hộ tại bờ đê. Tôi nhiều lần xin họp và dự họp với TP cũng như huyện Nhà Bè, đó là sự quản lý lỏng lẻo của Nhà Bè. Công ty đã bỏ tiền mua đất ở, đã làm giấy phép xây dựng cho 54 căn, so với mỗi nhà của họ chỉ từ 20m2. Công ty đã giải phóng khoảng 60 hộ giờ còn khoảng 40 hộ”, bà Loan thông tin.

Dự án khu đô thị An Phú - An Khánh

Khu đô thị An Phú – An Khánh, tọa lạc tại phường An Phú, Bình An và Bình Khánh, quận 2, dự án được quy hoạch chi tiết sử dụng đất tỷ lệ 1/500 được phê duyệt theo quyết định số 7226/QĐ-UBND ngày 6/6/2011 của UBND quận 2 với quy mô 131 ha.

Theo tìm hiểu, hiện nay, chủ đầu tư HDTC đang tiến hành xây dựng siêu dự án Laimian City, quy mô lên đến 13.000 căn hộ. Giai đoạn 1 đang tiến hành tại 2 cụm CT1 và CT3. Trong đó, cụm CT3 thuộc phân khu D và CT1 thuộc khu E.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công một số công trình tại khu đô thị này (khu E và khu D), chủ đầu tư đã bị UBND quận 2 và UBND TP.HCM xử phạt hành chính và buộc tạm dừng thi công vì không có giấy phép xây dựng.

Trước sự việc trên, phía chủ đầu tư cũng đã có đơn phản ánh và cho biết, khu E và khu D thuộc dự án đã được phê duyệt trước năm 2006 và cụm công trình chung cư CC04, CC05, CC09 được khởi công xây dựng vào năm 2011, cụm công trình khu E được khởi công xây dựng vào năm 2012 và công trình chung cư C22A được khởi công xây dựng vào năm 2006.

Liên quan đến dự án, mới đây Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Sở Xây dựng TP.HCM và CTCP Phát triển Kinh doanh nhà - HDTC hướng dẫn về giấy phép xây dựng công trình thuộc dự án đồng thời, khẳng định dự án này được miễn giấy phép xây dựng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo văn bản Bộ Xây dựng, trường hợp công trình nêu trên thuộc dự án khu đô thị, khu nhà ở đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước năm 2006 và đã được khởi công như các mốc thời gian trình bày thì thuộc đối tượng không yêu cầu phải có giấy phép xây dựng.

Dự án Khu đô thị An Phú – An Khánh, tọa lạc tại phường An Phú, Bình An và Bình Khánh (quận 2, TP.HCM)đến nay cơ bản đã hoàn thành xong phần móng và một phần tầng hầm, hiên vật liệu vẫn ngổn ngang, chất đống, bên trong công trình có một vài công nhân vẫn hoạt động.

Theo đó, nếu doanh nghiệp tiếp tục xây dựng thì không phải đề nghị cấp phép xây dựng (theo quy định của pháp luật) nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/500, tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật liên quan.

Đồng thời, Bộ Xây dựng đã đề nghị Sở Xây dựng TP.HCM hướng dẫn HDTC thực hiện theo quy định của pháp luật, tham mưu đề xuất UBND TP.HCM các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo Nhà đầu tư

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.