NSƯT Trung Anh: “Ngoài đời tôi khá cục tính, rất nghiêm khắc với các con”

Khác với hình ảnh bố Sơn ấm áp, nhẹ nhàng trong Về nhà đi con, ngoài đời NSƯT Trung Anh là người bố vô cùng yêu thương, chăm sóc cho con, thế nhưng tình cảm và cách thể hiện của ông với con lại khác hoàn toàn. Trung Anh không ngần ngại chia sẻ, anh đã từng tát con đôi lần vì sự nóng tính của mình

Về nhà đi con khép lại để lại nhiều dư âm trong lòng khán giả. Có người vui, hạnh phúc, có người buồn và hụt hẫng. Họ vui vì sau bao nhiêu “biến cố”, một cái kết đẹp đã đến với tất cả nhân vật. Họ hụt hẫng, luyến tiếc vì sau hơn 4 tháng đồng hành cùng phim, thói quen 9h mỗi tối ngồi chờ xem diễn biến gia đình ông Sơn đã không còn.

Quả thực, Về nhà đi con không đơn thuần chỉ giúp giải trí, mà còn có khả năng gắn kết các thế hệ, truyền tải những thông điệp ý nghĩa, nhân văn, xứng đáng là “bộ phim quốc dân” của mọi người, mọi nhà.

Phim Về nhà đi con kết thúc viên mãn, khán giả tiếc nuối vì hết phim

Sau khi tập cuối bộ phim Về nhà đi con kết phúc,NSƯT Trung Anh (vai bố Sơn)  đã có buổi giao lưu trực tuyến cùng khán giả và thẳng thắn trả lời các câu hỏi xoay quanh nhân vật cũng đời sống riêng tư của bản thân. 

NSƯT Trung Anh thừa nhận, ngoài đời mình là người cục tính, rất nghiêm khắc với các con. Ảnh: Lê Anh Dũng

Chia sẻ cảm xúc sau khi bộ phim kết thúc, NSƯT Trung Anh cho biết, bản thân ông cảm thấy có chút tiếc nuối, lưu luyến dù rằng “biết bộ phim nào cũng đi đến hồi kết”.

Cảm giác của Trung Anh không có gì lạ, bởi không chỉ với anh, mà cả Thu Quỳnh, Bảo Thanh, Bảo Hân và cả đoàn làm phim ‘Về nhà đi con’ từ khi nào đã coi nhau như gia đình. Trung Anh thường nói đùa với bạn bè, đồng nghiệp và cả khán giả rằng: “Cả gia đình tôi đi đóng phim đấy”.

Có thể nói, vai ông Sơn khá gần gũi với Trung Anh ngoài đời, anh cũng đưa kinh nghiệm ngoài đời sống vào phim càng khiến nhân vật trở nên gần gũi hơn. Trung Anh đã góp phần rất lớn cho thành công của từng vai diễn cũng như cả bộ phim.

Nhờ hiệu ứng từ phim, Trung Anh (bố Sơn) cùng 3 người con Thu Quỳnh (vai Huệ), Bảo Thanh (vai Thư), Bảo Hân (vai Ánh Dương) trở thành những cái tên được săn đón nhất tại làng giải trí phía Bắc với vô số lời mời đi sự kiện, đóng quảng cáo. Không chỉ nhận sự quan tâm lớn trên mạng xã hội, họ được khán giả vây kín để bày tỏ sự ngưỡng mộ mỗi khi xuất hiện ở đời thường.

Trung Anh góp phần rất lớn cho sự thành công của Về nhà đi con (Ảnh: VOV)

Ngoài đời nghệ sĩ Trung Anh có một gia đình hạnh phúc viên mãn nhưng trong phim là chuỗi những tâm trạng đau đớn, thất vọng, giằng xé khi vướng vào những bất hạnh của các con, nhất là với Thư.

Khi được hỏi rằng, cảm xúc được lấy từ đâu để Trung Anh có được những cảnh quay "để đời" như vậy, Trung Anh cho rằng, đối với người diễn viên, không thể lấy những gì của bản thân mình để diễn. Như thế thì diễn viên quá nghèo nàn. “Tôi lấy cảm xúc từ những kinh nghiệm sống, sự quan sát cuộc sống, những thứ tôi lượm lặt được trong quá trình mình chứng kiến”.

Gia đình nhỏ hạnh phúc của NSƯT Trung Anh

Trong về nhà Về nhà đi con, hình ảnh ông Sơn trong mắt khán giả là ông bố rất ấm áp, nhẹ nhàng tình cảm, luôn cư xử tôn trọng con cái song cũng có lúc yếu đuối, ủy mị, chia sẻ về điều này, nghệ sĩ Trung Anh thẳng thắn cho biết, ngoài đời, ông là một ông bố  rất nghiêm khắc, là người nóng tính và có chút cục tính.

“Những lúc nóng lên, tức giận tôi cũng thi thoảng tát con một cái. Tất nhiên giờ thì các con lớn rồi, thì tôi thôi", anh kể.

Ngoài ra, chia sẻ thêm về diễn biến tâm lý “giằn vặt” chính mình khi ông Sơn quyết định lên chùa, chi tiết này được nhiều khán giả cho là “thừa” và mất đi sự hấp dẫn trong mạch phim. Trước câu hỏi nay, Trung Anh cho rằng, đó hoàn toàn là diễn biến tâm lý bình thường của một người bố.

“Trong phim, để dẫn tới cái kết ông Sơn lên chùa, bao sự kiện khiến ông đau buồn, nghĩ tới quyết định của ông với con cái khiến ông cảm thấy chưa đúng. Cho nên, khi ông cho rằng tất cả điều đó làm ảnh hưởng tới con cái rất ghê gớm, ông muốn tĩnh tâm lại, bình tĩnh hơn. Việc lên chùa cũng là ý của tôi”.

Tập cuối Về nhà đi con két thúc, NSƯT Trung Anh khép lại một vai diễn là người bố quốc dân gần gũi với hình ảnh khắc khổ thường thấy của anh trên màn ảnh. Chia sẻ sự thành công nhất của mình có được sau bộ phim, Trung Anh cho hay đó chính là sự yêu mến của hàng triệu khán giả.

"Tất cả diễn viên trong phim đều có sự may mắn, giúp diễn viên có cảm xúc. Phim vừa quay vừa phát sóng, hiệu ứng của khán giả giúp toàn bộ ê-kíp làm phim và cảm hứng khi làm được tăng lên nhiều. Tôi xem trong các trang mạng, nhiều người thường thốt lên: Lâu lắm rồi mới xem phim Việt Nam; Từ nay sẽ xem phim truyền hình của Việt Nam,... đây là sự khích lệ cho chúng tôi tiếp tục sáng tạo. Không chỉ riêng "Về nhà đi con" mà "Quỳnh búp bê", "Người phán xử"... đều nhận được sự quan tâm của khán giả. Chính vì thế tôi nghĩ sự chuyên nghiệp của phim Việt được nâng cao chính là điều mà tôi cũng rất hài lòng".

NSƯT Trung Anh sinh năm 1961 ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, anh từng có một tuổi thơ đầy đau thương và mất mát vì chiến tranh. Năm 7 tuổi, mẹ, dì và chị gái của anh qua đời trong một vụ ném bom, chỉ có anh là người sống sót. Trung Anh sau đó ra Hà Nội để đoàn tụ với cha và anh trai. 

Năm 17 tuổi, anh trở thành một trong những hạt nhân đầu tiên của lớp đào tạo diễn viên khóa 1 của Nhà hát Kịch Việt Nam cùng Lan Hương, Đỗ Kỷ, Quốc Khánh, Trọng Trinh. Nam nghệ sĩ được khán giả truyền hình yêu thích qua các bộ phim như “Nơi ẩn nấp bình yên”, “Ngự lâm không kiếm”, “Hôn nhân trong ngõ hẹp”, “Nếp nhà”...

Năm 37 tuổi, anh mới lập gia đình. Hiện, vợ chồng NSƯT Trung Anh cùng 2 người con (1 trai, 1 gái) đang rất hạnh phúc. Anh hiện hoạt động nghệ thuật tại Nhà hát kịch Việt Nam.

L.Nguyen
Từ khóa: NSƯT Trung Anh bố Sơn Về nhà đi con Bảo Thanh bộ phim quốc dân

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !