Novaland bất ngờ tuyên bố "kiệt sức", hội đồng quản trị gồm những ai?

Tập đoàn địa ốc Novaland vừa gây sốc khi lá đơn “kêu cứu khẩn cấp” của tập đoàn được gửi đến Bộ trưởng Bộ Xây dựng vào đúng ngày mùng Một Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Theo nội dung đơn, Novaland cho biết hơn 2 năm qua, doanh nghiệp này đã tự mình chèo chống, làm hết những gì có thể để vượt qua khó khăn. Nhưng đến bây giờ, Novaland đã “kiệt sức” vì đang bị mất tính thanh khoản.

Novaland khẩn cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho Công ty TNHHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 (Công ty thành viên của Novaland) được tiếp tục phát triển dự án khu dân cư tại khu đất 30,224ha phường Bình Khánh, quận 2, TP.HCM, vì đây là dự án đã đủ điều kiện bán hàng. Kèm theo đó là “thông điệp” Novaland đưa ra là để tránh những hệ lụy xấu không thể nào cứu vãn được nếu cổ phiếu của Novaland bị mất tính thanh khoản như: có thể nợ xấu 50.000 tỷ đồng, gần 250.000 khách hàng biểu tình đòi trả nhà, đòi lấy lại tiền, gây mất trật tự, an ninh thành phố, gây kiện tụng quốc tế dây chuyền phức tạp, mất công ăn việc làm cho hàng chục nghìn gia đình, giảm niềm tin của doanh nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư…

Lá đơn kêu cứu được “leak” ra bên ngoài dường như theo cách có chủ ý bởi cùng thời điểm đó, trên trang chủ website của Novaland đăng tải thông cáo báo chí về dự án khu dân cư Bình Khánh tại quận 2, TP.HCM.

Được biết, Novaland do ông Bùi Thành Nhơn, một trong 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Tỷ phú Bùi Thành Nhơn là kỹ sư nông nghiệp và được biết đến là một trong những chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại TP.HCM từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch Tập đoàn địa ốc Novaland.

Đứng sau ông Nhơn là ông Bùi Xuân Huy – thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Novaland. Ông Huy tốt nghiệp kỹ sư xây dựng và quản lý công nghiệp, ĐH Bách khoa TP.HCM.

Từng tham gia HĐQT Novaland nhưng rồi từ nhiệm vào tháng 11/2016. Đến tháng 5/2017 ông Bùi Xuân Huy lại được bầu bổ sung vào HĐQT của công ty để thay thế cho Bùi Cao Nhật Quân, con trai Chủ tịch Bùi Thành Nhơn.

Sau khi vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) được mở rộng, cộng với việc hình ảnh của một “bad boy” sau scandal lộ ảnh trụy lạc, HĐQT Novaland quyết định miễn nhiệm ông Bùi Cao Nhật Quân khỏi vị trí Tổng Giám đốc và thành viên HĐQT. Từ đó ông Bùi Xuân Huy nắm giữ các vị trí thay cho “cậu ấm” nhà ông Nhơn.

Mặc dù rút hết khỏi các vị trí trong BĐQT và ban điều hành, nhưng Bùi Cao Nhật Quân vẫn nắm giữ hơn 31,3 triệu cổ phiếu NVL (5,26% vốn điều lệ), tương đương hơn 2.100 tỷ đồng tại thời điểm từ nhiệm.

Một thành viên HĐQT khác của Novaland là bà Hoàng Thu Châu. Bà Châu có hơn 10 năm làm quản lý tại doanh nghiệp địa ốc này và hiện đang làm "phó tướng" cho ông Bùi Xuân Huy, phụ trách lĩnh vực tài chính.

Ngoài 3 thành viên kể trên, HĐQT Novaland có thêm hai thành viên độc lập gồm bà Nguyễn Bích Thủy và ông Phạm Tiến Vân.

Bà Bích Thủy được giới thiệu là một nhà hoạch định chiến lược và là nhà điều hành cao cấp với hơn 20 năm kinh nghiệm quốc tế trong cả khu vực kinh tế công và kinh tế tư nhân. Trong khi đó, ông Phạm Tiến Vân từng tốt nghiệp trường Đại học tổng hợp Kim Nhật Thành (Triều Tiên), cựu Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc.

Ông Vân cũng từng làm cố vấn cho một loạt tập đoàn như Chamvit, Posco E&C, AIC, Samsung, APM.

Trên thị trường chứng khoán, diễn biến giá cổ phiếu NVL đang gặp nhiều bất lợi. Trong hai phiên liên tiếp ngày mùng 4 và mùng 5 tháng 2, NVL đều giảm giá 1.000 đồng/cp. Đóng cửa phiên 5/2 cổ phiếu NVL ở mức giá 54.000 đồng/cp.

Với mức giá này, giá trị cổ phiếu NVL do Chủ tịch Bùi Thành Nhơn nắm giữ còn 10.307 tỷ đồng, giảm 382 tỷ đồng sau hai phiên vừa qua. Đây cũng là mức sụt giảm tính từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán bởi cổ phiếu NVL đã trải qua 3 phiên giảm giá, 1 phiên tăng giá và 1 phiên đứng giá.

Hiền Anh
Từ khóa: Novaland NVL Bùi Thành Nhơn Bùi Cao Nhật Quân Kêu cứu

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.