Đôi vợ chồng trẻ bỏ nhà thành phố, công việc thu nhập cao để ra ngoại ô làm nông

Bỏ cuộc sống nhộn nhịp, xô bồ và ồn ào nơi thành phố, bỏ lại tất cả công việc, địa vị xã hội vợ chồng chị Nguyễn Thu Hằng trở về với thiên nhiên,sống chậm lại, làm ra những sản phẩm sạch cho gia đình ở nơi chân núi Ba Vì.

Đây là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Thu Hằng, từng là giám đốc tài chính của công ty tư vấn y dược quốc tế IMC. Nhưng đúng lúc khi sự nghiệp đang thăng hoa thì chị lại cùng chồng quyết định ra ngoại ô làm “lão nông tri điền”, rời xa cuộc sống tấp nập, ồn ào của thủ đô Hà Nội.

Bỏ nhà thành phố để về quê làm nông

Một quyết định khó khăn và quá trình hòa nhập môi trường sống mới

Mới nghe câu chuyện của chị chắc hẳn cũng có nhiều thắc mắc tạị sao chị Hằng  làm vậy? Công việc và cuộc sống của chị là mơ ước của nhiều người. Chia sẻ về quyết định đặc biệt này chị Hằng bày tỏ: “Trước đây công việc của vợ chồng tôi khá áp lực, tôi luôn luôn mong muốn được nghỉ ngơi thư giãn, dành nhiều thời gian cho bản thân. Nhưng công việc nó cứ cuốn mình theo và tôi vẫn chưa thực hiện được điều đó. Rồi cơ duyên tôi được tặng một cuốn sách có tựa đề “Cuộc các mạng một cọng rơm” của tác giả người Nhật có tên Fukuoka về cách làm nông nghiệp theo kiểu tự nhiên. Trong cuốn sách cũng không chỉ nói về cách trồng cây tự nhiên hiệu quả mà còn nói về phong cách sống giản dị và thuận theo tự nhiên. Trong cuốn sách tác giả cũng có viết một câu tôi rất tâm đắc đó là : “Con người cũng là một trong những động vật, mà động vật trong tự nhiên thì được ăn thức ăn sạch, chơi bất cứ khi nào chúng muốn, ngủ khi cơ thể cần, còn con người thì ăn những thức ăn kém ăn toàn, chơi thì không có thời gian, ngủ thì hiếm khi thảnh thơi..” nên lúc đó vợ chồng tôi quyết định trở về với thiên nhiên, để được hưởng cuộc sống mà mình nên có.

Chị Nguyễn Thu Hằng hạnh phúc với quyết định của mình

Quyết định của chị phải mất đến hai năm mới thành hiện thực, sau một thời gian chuẩn bị về mặt nhà cửa đất đai ở nơi chân núi Ba Vì, chị quyết định chuyển cả gia đình mình xuống đây sinh sống, riêng con gái chị ở lại với ông bà để tiếp tục việc học hành. Thời gian đầu vợ chồng chị chỉ ở đây khoảng 5 ngày còn cuối tuần sẽ quay lại Hà Nội với con gái. Chị chia sẻ: “ Tôi cảm thấy mình rất may mắn vì được gia đình ủng hộ đặc biệt là chồng tôi. Còn bố mẹ tôi thay vì phản đối thì họ lại lo lắng cho tôi nhiều hơn, một người bình thường chỉ làm công việc văn phòng thì có thể thích ứng được với cuộc sống lao động chân tay, một cuộc sống tự cung tự cấp hay không? ”

Thời gian đầu khi mới trở về vùng quê sinh sống, chị Hằng và chồng cảm thấy khó có thể tiếp tục vì lối sống ở đây quá chậm, ngoài ra việc chồng trọt theo nguyên tắc thuận theo tự nhiên của chị vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cây cối không xanh tốt mà thay vào đó cứ chết dần, chị phải rất vất vả chống thêm cọc để nâng đỡ cho cây cùng như thường xuyên để mắt đến chúng. Để làm quen với lối sống này anh chị không chỉ ngày một ngày hai mà phải trường kì chiến đấu. Chị cũng chia sẻ: “Thật sự lúc ban đầu tôi và chồng có cảm giác hơi hụt hẫng vì nhịp sống quá chậm, khác xa với nhịp sống trên thành phố. Nhưng chồng tôi bảo mình cứ thử 6 tháng xem sao nếu bắt nhịp được thì tốt không được thì mình quay về thành phố chỉ lên Ba Vì vào cuối tuần. Ngoài ra cũng có trở ngại về vấn đề như vì cách Hà Nội hơn 30km nên tìm được thợ điện hay nước rất khó, chúng tôi phải tự học rồi làm.”

Cuộc sống tụ cung tự cấp

Chính nhờ sự động viên của chồng, chị vững tin hơn vào lựa chọn của mình. Giờ đây chị có thể làm được mọi việc như một người nông dân thực thụ. Hàng ngày dậy từ 5 giờ sáng ra làm vườn cho tới khi nắng lên cao thì nghỉ ngơi, ăn sáng rồi tiếp tục thư giãn làm những điều mình muốn. Buổi chiều lại tiếp tục công việc làm vườn của mình. Vợ chồng chị giờ đây có thể hoàn toàn tự sửa chữa được đường nước hoặc chăn nuồi đàn gà, vườn rau cũng như các loại cây ăn trái.

Rồi cũng được hưởng trái ngọt  

Phương pháp trồng cây của chị Hằng dựa trên nguyên lý sự cân bằng sinh thái. Chị chia sẻ: “Tôi trồng cây giống như ở trên rừng, do hệ sinh thái cân bằng nên cây cối ít bị sâu bệnh, các tầng tán cây phân bố hợp lý để phân tán côn trùng, côn trùng ăn cây này rồi thì sẽ không ăn cây kia, tự nó cân bằng sinh thái con nọ ăn con kia như chim chóc thì ăn sâu bọ, kiến thì ăn bọ phấn trắng,…Nên tôi cứ để cây cối phát triển tự nhiên như rừng, nó tự cân bằng sinh thái lẫn nhau thì cây vẫn phát triển tốt mà sức đề kháng của nó lại cao. Chứ không dùng các loại thuốc trừ sâu, hay các sản phẩm phân bón hóa học khác. Tôi chỉ nuối trùn quế, phủ đất bằng phân chuồng, đậu tương,..giúp tái tạo hệ vi sinh vật đa dạng. Nên các loại rau củ, cây trái chúng tôi làm ra đều đảm bảo sạch 100%, không có một chất độc hại nào.”

Vườn rau sạch 100% của chị Hằng

Làm theo phương pháp này thời gian đâu tuy cây cối không được tươi tốt nhưng hiện tại sau gần 4 năm vườn cây nhà chị Hằng đã có sức đề kháng rất tốt, chống lại được các loại bệnh tật thường gặp.

Chị Hằng và chồng chỉ trồng các loại rau vừa đủ cung cấp cho gia đình chị ở đây và ở thành phố vì chị bảo muốn làm rau sạch thì mất rất nhiều công sức, để đảm bảo chất lượng thì hai vợ chồng chị không kham nổi mà phải thuê người dân ở đây đến giúp nhưng như thế mình lại vướng vào vòng xoay cơm áo gạo tiền. Chính vì thế chị chỉ tập trung vào cây ăn quả như cây cam canh, cây bưởi, cây chanh đào. Nếu số lượng thu hoạch thừa ra thì chị mới bán ra thị trường không chị chủ yếu mang tặng người thân, bạn bè. Vì làm nông nghiệp sạch nên sản lượng ít mà lại mất nhiều thời gian, nhưng bù lại thì sản phẩm luôn đảm bảo sức khỏe.

Vườn cây ăn quả của chị Hằng

Giờ đây chị Hằng và chồng đã hoàn toàn thích ứng được với cuộc sống ở nơi đây, chị chia sẻ: “Ở đây người dân chủ yếu là người dân tộc nên họ thật thà và hiền lành lắm. Chúng tôi và họ sống chan hòa như một bản làng, nhà nào mới thu hoạch được gì thì mang sang tặng nhau. Như trứng hoặc cá là tôi thường không phải mua hoặc chăn nuôi vì họ thường tặng tôi rồi. Giờ chúng tôi thấy sống ở đây thoải mái lắm, nếu không có việc gì phải về thành phố thì toàn bộ thời gian là tôi ở đây để chăm sóc cho mảnh vườn. Con gái tôi cùng thường lên đây vào dịp cuối tuần.”

Chị Hằng bên vườn cây cảnh xanh tốt của mình

Nhìn những mảnh vườn xanh tốt và không khí trong lành ở nơi rừng núi Ba Vì quả thực vợ chồng chị Hằng đã được đền đáp những quãng thời gian khó khăn khi mới hòa nhập môi trường này. Sống và được làm điều mình thích chắc chắn rằng sẽ đem lại nhiều “trái ngọt” cho gia đình chị về cả mặt vật chất và tinh thần.

Mai Ly
Từ khóa: nông nghiệp sạch

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !