Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho ngành thực phẩm đồ uống

Hiệp định UKVFTA giúp các doanh nghệp Việt Nam và Vương quốc Anh tăng khả năng tiếp cận thị trường của nhau bao gồm lĩnh vực thực phẩm và đồ uống ((F&B).

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) chính thức có hiệu lực vào tháng 5/2021 đã giúp hoạt động thương mại và đầu tư song phương gia tăng, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và Vương quốc Anh tiếp cận thị trường của nhau.

Trong năm 2021, thương mại Việt Nam - Vương quốc Anh đã đạt 6,6 tỉ USD vào năm 2021, tăng 17,2% so với năm 2020. Đây là kết quả tích cực từ mối quan hệ thương mại song phương mạnh mẽ, và chia sẻ các cam kết chiến lược chung về thương mại toàn cầu, dòng vốn và đầu tư tự do giữa hai nước. 

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội tiếp cận thị trường thực phẩm và đồ uống cho các doanh nghiệp Việt Nam và Vương quốc Anh. (Ảnh minh họa)

Bộ Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh coi Việt Nam là thị trường tiềm năng và là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Với dân số gần 100 triệu người và thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.560 USD (năm 2021), Việt Nam là thị trường tiêu thụ lớn. 

Sau khi tất cả quy định hạn chế liên quan tới đại dịch Covid-19 được dỡ bỏ và cuộc sống người dân trở lại bình thường, nhu cầu tiêu dùng tại Việt Nam đã tăng trở lại, trở thành động lực giúp ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) quay lại tăng trưởng. 

Vào năm 2021, tổng giá trị tiêu thụ thực phẩm và đồ uống của Việt Nam ước đạt 816 nghìn tỉ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2020, đóng góp khoảng 13% vào GDP. Chi tiêu cho ngành thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam và chiếm khoảng 35% tổng chi tiêu tiêu dùng.

Báo cáo từ công ty tư vấn và tình báo thị trường Mordor Intelligence dự báo ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 8,65% trong giai đoạn năm 2021 – 2026.

Theo cam kết của FTA, hầu hết các mức thuế sản phẩm thực phẩm và đồ uống sẽ dần được loại bỏ trong vòng 2 - 9 năm. Một số sản phẩm có thể sử dụng hạn ngạch thuế quan, đưa thuế suất về 0% đối với các nhà xuất khẩu được phê duyệt như một phần của hạn ngạch xác định trước.

Các mặt hàng F&B mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Anh là đồ uống (chủ yếu là rượu vang và rượu mạnh), cá và động vật giáp xác, sản phẩm của ngành xay xát, chế phẩm ngũ cốc, bột mì, tinh bột hoặc sữa và các sản phẩm từ sữa. Thuế suất tối huệ quốc (MFN) của Việt Nam đối với các sản phẩm F&B nằm trong khoảng 3 - 60%. Việc cắt giảm thuế quan theo Hiệp định UKVFTA mang lại cho các nhà xuất khẩu Vương quốc Anh những lợi thế thị trường đáng kể.

Thị trường F&B Việt Nam

Theo Vietnam Briefing, thị trường thực phẩm và đồ uống của Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất toàn cầu (xếp thứ 10 ở châu Á) vào năm 2019 theo chỉ số BMI. Tổng doanh thu mảng thực phẩm và đồ uống đạt 41,7 triệu USD  vào năm 2020.

Ngành F&B của Việt Nam gia tăng dần giá trị thị trường nhờ sự kết hợp của các xu hướng tích cực như tăng dân số, tăng thu nhập hộ gia đình, và thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh năm 2018, nhu cầu thị trường đối với thực phẩm và đồ uống không cồn tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng 11,6% trong giai đoạn 2018 - 2022 và trị giá 40 tỉ USD vào năm 2021.

Người Việt Nam dành một phần lớn thu nhập cho đồ ăn thức uống. Các ước tính cho thấy khoảng từ 20% - 48% thu nhập hộ gia đình được chi cho tiêu dùng thực phẩm và đồ uống. Việt Nam cũng là nước tiêu thụ bia hàng đầu châu Á.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có dân số thuộc tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh và lực lượng dân số trẻ khá lớn. Trong một báo cáo năm 2018, PwC dự đoán rằng tầng lớp trung lưu của Việt Nam có thể đạt 44 triệu người vào năm 2020 – chiếm hơn 1/3 tổng dân số. Và đến năm 2030, quy mô tầng lớp trung lưu của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 95 triệu người.

Khi tầng lớp trung lưu của Việt Nam phát triển và thu nhập khả dụng của tất cả các thành phần dân cư tăng lên, khả năng chi tiêu lớn hơn sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu trong ngành thực phẩm và đồ uống mà đặc biệt là ăn uống bên ngoài.

Dân số tầng lớp trung lưu ngày càng tăng của Việt Nam phản ánh tốc độ tăng trưởng GDP kép hàng năm của đất nước là 5% trong 20 năm qua, nhanh hơn 1,7 lần so với mức trung bình toàn cầu.

Tính đến năm 2020, một hộ gia đình trung bình hiện có thu nhập khả dụng là 4.890 USD, trong khi thu nhập khả dụng bình quân đầu người ước tính là 1.910 USD.

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !