Hà Tĩnh: Người phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc sau 30 năm trở về đoàn tụ với gia đình

Sau gần 30 năm lưu lạc ở Trung Quốc, chiều 3/11/2022, bà Trần Thị Lô (54 tuổi) đã được đoàn tụ cùng người thân tại quê nhà ở thôn Hòa Bình xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Sau gần 30 năm mất liên lạc, bà Lô (ở giữa) được người thân đón về trong niềm vui sướng vô bờ bến

Tối 3/11, ông Nguyễn Khắc Phong, Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) xác nhận, chiều nay chính quyền địa phương và người thân vừa đón nhận bà Trần Thị Lô (54 tuổi) sau nhiều năm lưu lạc ở Trung Quốc trở về quê hương.

Theo ông Phong, trước đây bà Lô cùng người thân đi vào miền Nam làm kinh tế mới. Do tính tình không được nhanh nhẹn, hoạt bát như người khác, nên trong một lần đi lạc, người phụ nữ này đã bị lừa bán sang Trung Quốc.

Mặc dù gần 30 năm lưu lạc bên xứ người nhưng bà Lô vẫn nói và nghe được tiếng Việt. Khi về đến nhà, bà Lô vẫn nhận ra làng xóm cũng như người quen sau nhiều năm xa cách. Hiện tại bà Lô đang ở nhà người em trai là Trần Xuân Tưởng tại thôn Hòa Bình, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Khi về đến nhà, bà Lô vẫn nhận ra làng xóm cũng như người quen sau nhiều năm xa cách

Ông Nguyễn Đức Điều (70 tuổi, anh rể của bà Lô, người trực tiếp ra Nghệ An đón bà Lô về quê), cho biết, bà Lô là con thứ 5 trong gia đình có 9 anh chị em. Do hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đã mất từ lâu nên khoảng năm 1992, bà Lô theo anh em ruột vào làm kinh tế mới tại xã Ea Tóh, huyện Krông Năng (Đăk Lăk). Sau đó đến khoảng đầu năm 1995 thì gia đình mất liên lạc hoàn toàn.

Sau nhiều năm tìm kiếm không thành, đến lúc tường chừng như không còn hy vọng thì tối 2/11/2022, gia đình bất ngờ nhận được thông tin bà Lô hiện đang được chăm sóc tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Nghệ An nên cả nhà vui mừng khôn xiết, chỉ mong trời sáng để đi đón bà Lô trở về.

Cũng theo ông Điều, trước khi mất tích, bà Lô chưa lập gia đình nhưng quá trình sinh sống tại Trung Quốc, bà Lô sinh được 4 người con. Hiện chồng bà Lô đã mất, con đầu đã lớn, đi làm việc tại Philippines, đứa con út đã 14 tuổi, vẫn liên lạc với bà Lô thường xuyên. Do bà Lô không có giấy tờ tuỳ thân nên vừa qua được đưa về Việt Nam.

Bà Lô là con thứ 5 trong gia đình có 9 anh chị em

Ông Lê Trung Thực, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Nghệ An cho biết, khoảng 5 ngày trước, Trung tậm có nhận được tin báo từ Công an phường Trường Thi (TP Vinh) về một người phụ nữ từ Trung Quốc trở về nhưng không nhớ địa chỉ.

Sau đó nhân viên của Trung tâm đã đưa hình ảnh và thông tin bà Lô lên mạng xã hội nên người thân của bà Lô ở ở xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã nhận ra và đến đón về quê nhà.

Tình trạng phụ nữ Việt Nam bị lừa bán sang Trung Quốc có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. 

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, trong năm 2015, trong 54 trường hợp đại sứ quán tiếp nhận thì đã giải cứu được 26 trường hợp. Trong số 54 nạn nhân, có 24 người là phụ nữ dân tộc thiểu số phía Bắc như: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang bị lừa bán. 20 phụ nữ là người thuộc các tỉnh ĐBSCL, chỉ một số ít là người các tỉnh khác.

Sang 6 tháng đầu năm 2016, số trường hợp bị lừa bán sang Trung Quốc là 34 trường hợp và đã giải cứu được 18 trường hợp. Các trường hợp bị buôn bán, lừa gạt đa phần là phụ nữ.

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP), 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng đã phát hiện, điều tra 33 vụ với 75 đối tượng phạm tội mua, bán người.
 
Trong đó kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố 17 vụ, đang điều tra 15 vụ, tạm đình chỉ điều tra 01 vụ.

Đã tiếp nhận 39 tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố liên quan đến mua, bán người. Trong đó có 32 tin được tiếp nhận trong 6 tháng đầu năm 2022, còn lại là các tin năm trước chuyển sang để tiếp tục giải quyết.

Số nạn nhân được tiếp nhận, xác minh, giải cứu, hỗ trợ  là 66 nạn nhân ( gồm 26 nam và 40 nữ; số nạn nhân dưới 16 tuổi là 06 người).

Theo cơ quan chức năng, một số thủ đoạn mà tội phạm mua  bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ thường áp dụng như môi giới lao động vì thực tế nhu cầu lao động, kiếm việc làm của người Việt Nam ở vùng sâu, vùng xa cũng rất nhiều. Họ có nhu cầu đi lao động để giúp đỡ gia đình, cải thiện điều kiện kinh tế, cải thiện điều kiện sống.

Các đối tượng nắm được tâm lý này và hứa sẽ giới thiệu sang Trung Quốc có công việc vừa kiếm được nhiều tiền lại không vất vả, và người dân thì dễ mắc lừa.

Ngoài ra có một bộ phận đàn ông Trung Quốc cũng thực sự có mong muốn và tội phạm mua bán người đã lợi dụng vào điều này để thực hiện.

Ngược lại ở Việt Nam cũng có những người mong muốn thông qua kết hôn để có thể ra nước ngoài đổi đời giống như kết hôn với người Hàn Quốc, Đài Loan ... và họ nghĩ là sang Trung Quốc thì cũng có điều kiện tốt, có điều kiện để cải thiện kinh tế....

Trần Hoàn

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !